10 Ba La Mật – Cách làm món ngon nhanh nhất
10 Ba La Mật có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về 10 Ba La Mật trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: 10 Ba La Mật “Những HIỂU LẦM Trong PHẬT GIÁO” – HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp
Bạn đang xem video 10 Ba La Mật “Những HIỂU LẦM Trong PHẬT GIÁO” – HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp mới nhất trong danh sách Món ăn được cập nhật từ kênh Phật Pháp Vấn Đáp từ ngày 2021-03-17 với mô tả như dưới đây.
10 Ba La Mật “Những HIỂU LẦM Trong PHẬT GIÁO” – HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp
Kênh Youtube: Phật Pháp Vấn Đáp
Kênh cập nhật những bài giảng, những pháp thoại, thuyết pháp hay nhất ý nghĩa nhất của Thầy Viên Minh (HT Viên Minh)
Qua kênh youtube này: Quý phật tử và Đạo Hữu gần xa có thể nghe , học theo Pháp mà Thầy đã Tu Luyện trong suốt cuộc đời tu Học của mình
Những Pháp Học, Pháp Hành rất thực tế, đời thường và dễ hiểu sẽ giúp quý Phật Tử, Đạo Hữu đi rất nhanh đến con đường an lạc giải thoát khổ đau sinh tử luân hồi.
————-
Quý Phật Tử hoan hỷ đăng ký kênh Miễn Phí để được xem video mới sớm nhất nhé.
Link đăng ký: https://bom.to/pOz4cE
Trích Nguồn:
Facebook: Tổ Đình Bửu Long: https://www.facebook.com/todinhbuulongfanpage/
Ngọa Tùng Lâm: https://www.facebook.com/Ngo%E1%BA%A1-T%C3%B9ng-Am-107253594192123/
Kênh Nguồn: https://www.youtube.com/user/nokowoo
————-
“Hiện hữu tùy duyên khởi
Trùng Trùng pháp tướng sinh
Tánh thấy thường soi sáng
Nên được gọi Viên Minh”
————
Cảm ơn Quý Phật Tử đã xem video.
———–
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Nguồn gốc của mười pháp Ba la mật
Là một vị Bồ Tát, trong mỗi kiếp tái sanh, vị ấy thực hành 10 pháp ba la mật (Pàramì), đây là điều kiện tiên khởi dành cho một vị Bồ Tát. Ảnh minh họa
Bồ Tát là một vị Phật đang thành, và như vậy Bồ Tát là một chúng sanh đang thực hành, trải qua một giai đoạn không thể tính kể được của chu kỳ thế gian, để đạt đến mức độ cao tột của sự thành tựu về đạo đức, tri thức và tâm linh. Là một vị Bồ Tát, trong mỗi kiếp tái sanh, vị ấy thực hành 10 pháp ba la mật (Pàramì), đây là điều kiện tiên khởi dành cho một vị Bồ Tát.
Chúng ta không nên nghĩ rằng lý tưởng Bồ Tát này chỉ dành cho những con người phi thường; điều gì người khác làm được, chúng ta cũng có thể làm được nếu chúng ta nỗ lực và nhiệt tâm cần thiết. Chúng ta cần cố gắng làm việc một cách vô tư vì lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của tha nhân. Như vậy, chúng ta đã có mục đích trong cuộc đời này – có lý tưởng cao quý để phục vụ và hoàn thiện mình.
Ý nghĩa của mười pháp Ba la mật
Mười pháp Ba la mật theo tuần tự:
1- Dānapāramī: Pháp hạnh bố thí Ba la mật,
2- Sīlapāramī: Pháp hạnh giữ giới Ba la mật,
3- Nekkhammapāramī: Pháp hạnh xuất gia Ba la mật,
4- Paññāpāramī: Pháp hạnh trí tuệ Ba la mật,
5- Vīriyapāramī: Pháp hạnh tinh tấn Ba la mật,
6- Khantipāramī: Pháp hạnh nhẫn nại Ba la mật,
7- Saccapāramī: Pháp hạnh chân thật Ba la mật,
8- Adhiṭṭhānapāramī: Pháp hạnh phát nguyện Ba la mật,
9- Mettāpāramī: Pháp hạnh tâm từ Ba la mật,
10- Upekkhāpāramī: Pháp hạnh tâm xả Ba la mật.
Chúng ta cần cố gắng làm việc một cách vô tư vì lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của tha nhân. Ảnh minh họa
1. Pháp hạnh bố thí Ba la mật:
Bố thí là Ba la mật đầu tiên. Thực hành bố thí tạo cơ hội cho Bồ Tát được công đức hay phước báu gấp đôi đó là, một mặt nó diệt trừ những tư tưởng bất thiện của lòng ích kỷ, và mặt khác nó làm phát triển những tư tưởng thuần khiết của lòng vị tha.
Mục đích của bố thí là để diệt trừ tham ái ngủ ngầm trong tâm chúng ta; ngoài ra nó còn có những phước báu của bố thí đi kèm như tâm hoan hỷ phục vụ, đem lại hạnh phúc, niềm an ủi và xoa dịu khổ đau.
Vị Bồ Tát luôn mở rộng lòng thương không phân biệt trong lúc thực hành bố thí, đồng thời cũng không quên dùng óc suy xét sáng suốt của mình trong lúc bố thí.
2) Pháp hạnh giữ giới Ba la mật:
Chư Đức Bồ Tát có pháp hạnh bố thí Ba-la-mật làm nền tảng hỗ trợ thực hành pháp hạnh giữ giới Ba-la-mật được thuận lợi.
Pháp hạnh giữ giới Ba-la-mật đó là tác ý tâm sở (cetanācesika) đồng sinh với đại thiện tâm giữ gìn thân tránh xa thân hành ác, để thành tựu thân hành thiện; giữ gìn khẩu tránh xa khẩu hành ác, để thành tựu khẩu hành thiện; giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi hành ác, để thân và khẩu được trong sạch thanh tịnh.
Ba la mật thứ hai là trì giới, thanh lọc hành vi cư xử của bản thân. Nếu Bồ Tát đang sống cuộc đời của bậc xuất gia, Ngài sẽ cố gắng hết sức để giữ gìn những giới hạnh liên quan đến đời sống xuất gia; tuy nhiên, nếu sống cuộc đời của một gia chủ, Ngài sẽ nghiêm trì ngũ giới của người tại gia đến mức tối đa, cho dù những quyền lợi của Ngài có bị đe doạ.
Bồ Tát sẽ tránh không sát sanh, trộm cắp, nói dối, hoặc nói ly gián, Ngài cũng tránh xa sự tà dâm, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm và uống các chất say. Nói chung một vị Bồ Tát luôn luôn cố gắng giữ gìn những nguyên tắc sơ đẳng nhất (tức ngũ giới) với hết khả năng của mình, vì nếu phạm vào một giới nào trong đó có nghĩa là đã tạo thêm những phiền não và chướng ngại mới trên bước đường giác ngộ giải thoát.
3) Pháp hạnh xuất gia Ba la mật:
Chi tiết thông tin cho Nguồn gốc và ý nghĩa của mười pháp Ba la mật…
PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT ÂM TỪ DANH TỪ PĀḶI: PĀRAMĪ
Pāramī: Pháp-hạnh ba-la-mật nghĩa là gì? Danh từ pāramī có nhiều nghĩa.
Trong bộ Jinālaṅkāraṭīkā định nghĩa rằng:
“Pāramiyo’ ti pāraṃ Nibbānaṃ ayanti gacchanti etāhī’ti. Nibbānasādhako hi dānacetanādayo dhammā pāramī’ti vuccanti.”
Pāramī: Ba-la-mật là những pháp dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. Thật vậy, tác-ý trong pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật, pháp-hạnh xuất-gia ba-la-mật,v.v… dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, gọi là paramī: pháp-hạnh ba-la-mật.
Pāramī: Pháp-hạnh ba-la-mật có 10 pháp:
1- Dānapāramī: Pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật.
2- Sīlapāramī: Pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật.
3- Nekkhammapāramī: Pháp-hạnh xuất-gia ba-la-mật.
4- Paññāpāramī: Pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật.
5- Vīriyapāramī: Pháp-hạnh tinh-tấn ba-la-mật.
6- Khantipāramī: Pháp-hạnh nhẫn-nại ba-la-mật.
7- Saccapāramī: Pháp-hạnh chân-thật ba-la-mật.
8- Adhiṭṭhānapāramī: Pháp-hạnh phát-nguyện ba-la-mật.
9- Mettāpāramī: Pháp-hạnh tâm-từ ba-la-mật.
10- Upekkhāpāramī: Pháp-hạnh tâm-xả ba-la-mật.
THẾ NÀO GỌI LÀ PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT?
Trong bộ Chú-giải Pāḷi Cariyāpiṭakaṭṭhakathā giải thích rằng:
“Taṇhāmānadiṭṭhīhi anupahatā karaṇūpāyakosalla- pariggahitā dānādayo guṇā pāramiyo.”(1)
Các pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật, pháp-hạnh xuất-gia ba-la-mật, v.v… không bị nương nhờ bởi tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến, đồng thời hợp với tâm-bi và trí-tuệ có cứu cánh Niết-bàn cao thượng, gọi là pháp-hạnh ba-la-mật.
Phần Giải Thích
* Nếu người nào làm phước-thiện bố-thí, giữ-giới, xuất- gia, v.v… bị tham-ái (taṇhā) nương nhờ cầu mong sẽ trở thành người giàu sang phú quý, có chức trọng quyền cao, trở thành ngôi vị Đức-vua Chuyển-luân Thánh- vương, ngôi vị Đức-vua-trời Sakka, v.v… thì phước- thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v. .. không trở thành pháp-hạnh ba-la-mật, mà chỉ là đại-thiện-nghiệp mà thôi.
* Nếu người nào làm phước-thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… bị ngã-mạn (māna) nương nhờ tự cho mình là người bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… hơn người, hoặc bằng người, hoặc kém hơn người, thì phước-thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… ấy không trở thành pháp-hạnh ba-la-mật, mà chỉ là đại-thiện-nghiệp mà thôi.
* Nếu người nào làm phước-thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… bị tà-kiến (diṭṭhi) nương nhờ thấy sai chấp lầm cho là ta bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… thì phước-thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… ấy không trở thành pháp-hạnh ba-la-mật, mà chỉ là đại-thiện- nghiệp mà thôi.
* Nếu người nào làm phước-thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… với đại-thiện-tâm bị tham-ái (taṇhā), ngã-mạn (māna), tà-kiến (diṭṭhi) nương nhờ thì phước- thiện bố-thí, giữ-giới, xuất-gia, v.v… ấy không trở thành pháp-hạnh ba-la-mật, mà chỉ là đại-thiện-nghiệp mà thôi, cho quả an-lạc trong cõi dục-giới, không làm nhân- duyên dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, giải thóat khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Chư Đức-Bồ-tát tạo các pháp-hạnh ba-la-mật như: pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, pháp-hạnh giữ-giới ba-la- mật, pháp-hạnh xuất-gia ba-la-mật, v.v… với đại-thiện- tâm hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, không bị tham-ái (taṇhā), ngã-mạn (māna), tà-kiến (diṭṭhi) nương nhờ, nên đại-thiện-tâm không bị ô nhiễm bởi mọi phiền-não, đồng thời hợp với tâm bi (karuṇā) và trí-tuệ có cứu cánh Niết-bàn cao thượng (upāyakosallañāṇa) nên gọi là pháp-hạnh ba-la-mật, gọi là vivaṭṭanissitakusala: đại- thiện-nghiệp nương nhờ thóat khỏi tử sinh luân-hồi.
Ví dụ như Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Akitti là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, tạo pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật với tác- ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện tâm phát-nguyện rằng:
“Tena dānena na lābhasakkārasilokaṃ na cakka-vattisampattiṃ na Sakkasampattiṃ na brahma-sampattiṃ na sāvakabodhiṃ na paccekabodhiṃ patthemi, api ca idaṃ me dānaṃ Sabbaññutañaṇassa paccayo hotu.”(2)
Do pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật này, bần đạo không mong cầu được nhiều tài sản, phẩm vật lễ bái cúng dường, sự tán dương ca tụng, cũng không mong cầu ngôi vị Đức-vua Chuyển-luân Thánh-vương, cũng không mong cầu ngôi vị Đức-vua-trời Sakka, cũng không mong cầu ngôi vị Đức Phạm-thiên, cũng không mong cầu ngôi vị Thánh thanh-văn-giác, cũng không mong cầu ngôi vị Đức-Phật Độc-Giác, mà sự thật, pháp-hạnh bố-thí ba- la-mật này của bần đạo chỉ mong làm duyên lành để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai mà thôi.
Mahākaruṇā: tâm đại-bi: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác có tâm đại-bi thương xót chúng-sinh đang đắm chìm trong biển khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, nên Đức-Bồ-tát phát-nguyện muốn trở thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác, để cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ tử sinh luân-hồi.
Upāyakosallañāṇa: Trí-tuệ có cứu cánh Niết-bàn cao thượng: Chư Đức-Bồ-tát đều có chung mục đích cứu cánh Niết-bàn cao thượng, song mỗi Đức-Bồ-tát tạo các pháp-hạnh ba-la-mật khác nhau, cuối cùng đạt đến mục đích cứu cánh Niết-bàn như sau:
* Đối với Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác (Sammā- sambodhisatta) cần phải tạo đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la- mật bậc thượng.
Đến kiếp chót sinh làm người trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác đi xuất gia trở thành bậc xuất gia thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền- não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên- tật (vāsanā) trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trên toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác độc nhất vô nhị.
Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có khả năng thuyết pháp tế độ chúng-sinh cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
* Đối với chư Đức-Bồ-tát Độc-Giác (Paccekabodhi- satta) cần phải tạo đầy đủ trọn vẹn 20 pháp-hạnh ba-la- mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba- la-mật bậc trung.
Đến kiếp chót sinh làm người trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát Độc-Giác đi xuất gia trở thành bậc xuất gia thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán gọi là Đức-Phật Độc-Giác. Có nhiều Đức-Phật Độc-Giác trong cùng thời gian.
Đức-Phật Độc-Giác không có khả năng thuyết pháp tế độ chúng-sinh cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y Ngài được, bởi vì Đức-Phật Độc-Giác không thể chế định ra ngôn ngữ thuyết-pháp tế độ chúng-sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
* Đối với chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác (Sāvaka- bodhisatta) cần phải tạo đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, rồi thực-hành theo lời giáo huấn của Đức- Phật, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:
– Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
– Chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
– Chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh- quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
– Chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Mỗi vị Bồ-tát thanh-văn-giác có khả năng trở thành bậc Thánh-nhân nào là do nhờ năng lực của các pháp- hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp- chủ của mỗi vị Bồ-tát thanh-văn-giác ấy.
Chi tiết thông tin cho Pāramī: Pháp hạnh ba la mật nghĩa là gì?…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến 10 Ba La Mật
10 Ba La Mật, PHẬT GIÁO, HT Viên Minh Giảng, thầy viên minh, ht vien minh, hoa thuong vien minh, ht viên minh giảng rất hay, hòa thượng viên minh, thích viên minh, thien su vien minh, thich vien minh, pháp đàm vấn đáp, thay vien minh, hướng dẫn thiền, thiền sư viên minh, ht viên minh, viên minh, vien minh, sư viên minh, phật pháp vấn đáp, viên minh giảng, phat phap, ba la mật, phật pháp