Món ănMón ngon mỗi ngàyThực đơn

Ăn Gì Để Sinh Con Sạch Sẽ – Cách làm món ngon nhanh nhất

Ăn Gì Để Sinh Con Sạch Sẽ có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ăn Gì Để Sinh Con Sạch Sẽ trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Ăn Gì Để Sinh Con Sạch Sẽ:

Nội dung chính

1.
Những mẹo dân gian khi mang thai:

Mẹo
sinh con sạch và dễ sinh:

– Từ tháng thứ 5 mẹ bầu uống nước mía thường xuyên
khi sinh con sạch, bụ bẫm. Nếu ăn nhiều mía vào tháng cuối thai kỳ giúp con
tăng cân nhanh, khi sinh không bị da rắn.

– Uống nước dừa, ăn men cơm rượu nếp giúp dễ sinh,
sinh con sạch. Nước dừa có thể uống từ tháng thứ 3 để mẹ bầu có nhiều nước ối,
con sinh ra cũng trắng trẻo, da dẻ đẹp hồng hào.

Tuần
thai thứ 32-33:

– Mẹ ăn dạ dày heo hấp tiêu để con sinh ra không bị
tướt khi mọc răng, đường ruột tốt. Cách này được nhiều mẹ áp dụng và rất hiệu
quả đấy ạ. Mẹ áp dụng làm theo công thức bên dưới.

– Cách làm dạ dày hấp tiêu:

Chuẩn bị 1 dạ dày loại nhỏ, hạt tiêu sọ 1 lạng (hoặc
chùm tiêu xanh rất thơm và vị cay nồng vừa phải)

Làm sạch dạ dày, nhồi tiêu và khâu tạm bằng chỉ cho
tiêu khỏi bung ra ngoài, bỏ lên nồi hấp cách thủy khoảng 30p.

– Khi ăn chỉ ăn phần dạ dày, ăn hết nguyên cái vào
đúng tuần thứ 32 và cách 1 tuần sau (tuần 33) ăn thêm 1 lần nữa là được. Đảm bảo
với mẹ con sinh ra khỏe mạnh, không cần dùng đến men tiêu hóa hay thuốc thang,
kháng sinh gì cả.

Những
món mẹ bầu không nên ăn:

– Các loại củ, quả đã bị mọc mầm chứa nhiều độc tố
có hại cho thai nhi.

– Rau củ gây động thai: rau răm, đu đủ xanh, táo
mèo, gừng, ớt, rau  ngót….

– Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc.

– Ăn nhiều ốc con sinh ra nhiều nhớt dãi.

– Măng tươi, măng khô: độc máu

Những
món bổ dưỡng, tốt cho con mẹ bầu nên ăn:

– Trứng gà, trứng ngỗng: con sinh ra da trắng, môi hồng,
thông minh.

– Cá chép: cháo cá chép giúp an thai, bổ dưỡng,
thông minh, sáng mắt.

– Đầu thai kỳ: Uống nhiều nước cam, ăn cải bó xôi, đậu
bắp giúp con phát triển toàn diện, thông minh hơn.

– Sữa đậu nành: tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé,
giúp bé có làn da mịn màng.

– Nước ấm pha mật ong mỗi sáng bổ sung dưỡng chất
cho thai nhi, giúp mẹ đỡ bị táo bón.

5
mẹo dân gian giúp mẹ nặn má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng:

Mẹ nào cũng thích con sinh ra có núm đồng tiền duyên
dáng, đáng yêu. Vì thế, các mẹ thường truyền miệng nhau những mẹo này cũng
không mất công để con được xinh xắn, đáng yêu các mẹ nhé!

– Nựng má trẻ con có lúm đồng tiền: Khi mang thai, mẹ
bầu véo nhẹ hoặc xoa hai tay vào lúm đồng tiền của bé nào có lúm đồng tiền rồi
dùng 2 tay ấy xoa vào bụng mình, con trai xoa 7 cái, gái xoa 9 cái. Khi làm
không được để người khác nhìn thấy nhé.

– Xin trẻ đang có má lúm:  Cách này có thể làm công khai là mẹ đến và
xin đứa bé có núm: “Cho cô lúm đồng tiền này nha”. Nếu bé gật đầu đồng ý là được,
bé sinh ra sẽ có má lúm y như vậy.

– Ăn lựu: Các mẹ chỉ cần ăn nhiều lựu trong thời
gian mang thai, bé xinh ra sẽ có lúm đồng tiền xinh yêu.

– Hái trộm lựu: Thay vì ăn thì lén lút hái trái lựu ở
nhà nào đó, con sinh ra sẽ có má lúm như ý.

– Treo 2 trái lựu trước nhà: Các mẹ rỉ tai nhau mua
2 trái lựu về, cột trái lựu cho cân xứng trước cửa nhà, chỉ làm âm thầm khi
không có ai thấy.

Chi tiết thông tin cho Các mẹo dân gian mang thai, sinh con, nuôi con từ A – Z…

Lợi ích của việc sinh thường

Chúng ta vẫn thường hay được nghe nói sinh thường tốt hơn sinh mổ và hầu hết mẹ bầu đều được khuyên nên đẻ thường, trừ những trường hợp không thể. Tuy nhiên, vì sao sinh thường lại tốt hơn thì không hẳn ai cũng biết. Sinh thường đem lại nhiều lợi ích dưới đây:

  • Giúp hồi phục sau sinh nhanh hơn.
  • Giảm nguy cơ tử vong cho sản phụ.
  • Giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng như chảy máu nặng, tổn thương bang quang, tạo cục máu đông ở chân…
  • Mau có sữa về cho con bú.
  • An toàn cho bé, giúp giảm nguy cơ con mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
  • Giảm nguy cơ phải sinh mổ cho lần sinh sau.
  • Chi phí sinh thấp.

Trong khi đó, phương pháp sinh mổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nhiễm trùng vết mổ, mất nhiều thời gian để hồi phục sau sinh, chi phí lớn, thường phải sinh mổ trong lần mang thai sa (trừ trường hợp hai lần mang thai cách nhau quá dài)…

Chính vì những lợi ích trên, mẹ bầu thường cố gắng để có thể sinh thường vừa giúp mẹ khỏe, con khỏe mà lại tiết kiệm cũng như hạn chế biến chứng.

Những yếu tố giúp mẹ bầu dễ sinh thường

Nếu có được những điều dưới đây, khả năng mẹ có thể sinh thường là rất cao:

  • Đã từng sinh thường trước đó.
  • Thai kỳ khỏe mạnh, không gặp bất thường.
  • Cân nặng lý tưởng, không quá thừa cân.
  • Kích thước thai nhi vừa đủ, không quá to.
  • Mẹ bầu không mắc các bệnh lý như hen suyễn, bệnh tim…
  • Tình trạng sức khỏe ổn định: bao gồm huyết áp, đường máu…
  • Mẹ có vóc dáng cân đối thì khả năng sinh thường được càng cao.
  • Thường xuyên có các hoạt động thể chất trong suốt thai kỳ.

Chi tiết thông tin cho Ăn gì dễ sinh thường – Vấn đề không ít mẹ bầu quan tâm…

Ngoài mẹo ăn gì dễ đẻ, các bài tập cũng giúp tăng cơ hội sinh thường

Tháng cuối mẹ bầu nên làm gì để dễ sinh? Tập thể dục không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra tự nhiên. Trước khi tập bất kỳ bài tập nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bạn và bé không gặp phải bất cứ nguy cơ nào.

Dưới đây là một số bài tập giúp gia tăng khả năng sinh thường mà bạn có thể tham khảo:

1. Tập thở đúng

Hít thở đúng cách có thể giúp toàn bộ quá trình sinh nở tự nhiên trở nên dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên tham gia các lớp học tiền sản hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa để có thể tập thở đúng cách, tránh tác động xấu đến thai kỳ.

2. Các hình thức vận động nhẹ nhàng

Đi bộ và bơi lội là các hình thức vận động nhẹ nhàng mà các bác sĩ sản khoa thường khuyến khích mẹ bầu thực hiện.

Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể đi bộ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút. Việc đi bộ trong thai kỳ không chỉ giúp giảm nguy cơ táo bón, huyết áp cao mà còn giúp ổn định tâm trạng.

Trong khi đó, bơi lội khi mang thai là biện pháp giúp mẹ bầu giữ dáng và chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh nở. Bơi lội giúp mẹ bầu tăng cường sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng chấn thương cơ bắp, điều chỉnh nhịp tim… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bênh cạnh đó, bạn có thể tập một số bài như: kegel, squat, yoga cho bà bầu… Theo kinh nghiệm sinh thường dễ dàng của nhiều bà bầu, thực hành các bài tập này thường xuyên trong suốt thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu năng động mà còn tăng sức bền, sự dẻo dai để vượt cạn tốt hơn.

Lợi ích mà bạn và bé nhận được khi sinh thường

Có không ít mẹ bầu làm nhiều cách khác nhau để được sinh mổ nhằm tránh đau đớn và giảm sự lo lắng, sợ hãi khi chuyển dạ sinh con. Nhưng thực tế, việc sinh theo phương pháp mổ bắt con có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ (nhiễm trùng vết mổ, thủng tử cung)… mất nhiều thời gian để phục hồi sau sinh và có thể gặp các biến chứng về sau.

Dưới đây là những lợi ích mà bạn và bé sẽ nhận được khi sinh thường:

  • Giảm nguy cơ tử vong cho mẹ, phục hồi nhanh sau sinh.
  • Giảm nguy cơ gặp các biến chứng như: tổn thương bàng quang, niệu đạo, chảy máu nặng, tạo cục máu đông (huyết khối) ở chân. Tình trạng cục máu đông hình thành có thể rất nguy hiểm nếu một phần của các cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi…
  • Mau có sữa về cho con bú nên bé thường được bú mẹ ngay sau khi sinh.
  • An toàn hơn cho bé, giảm các vấn đề về đường hô hấp.
  • Giảm nguy cơ mổ lấy thai cho mẹ trong lần mang thai sau.
  • Chi phí đi sinh thấp, thời gian ở lại bệnh viện sau sinh ngắn.

Những yếu tố góp phần tăng khả năng sinh thường cho mẹ bầu

Có một số yếu tố giúp các bác sĩ xác định khả năng bạn có thể sinh thường được hay không. Các yếu tố bao gồm:

  • Bạn đã từng sinh thường.
  • Bạn không có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào như hen suyễn, bệnh tim… Đây là những tình trạng sức khỏe có thể trở nặng thêm khi mang thai và chuyển dạ.
  • Cân nặng của bạn nằm ở mức lý tưởng. Nguyên do là mẹ bầu thừa cân có thể gia tăng nguy cơ thai nhi có kích thước lớn và giảm khả năng sinh thường.
  • Thai kỳ của bạn diễn ra suôn sẻ, không gặp phải bất kỳ biến chứng thai kỳ nào.
  • Bạn có hoạt động thể chất đều đặn trong suốt thai kỳ.
  • Vóc dáng cân đối: Những mẹ bầu có vóc dáng cân đối, cơ hội sinh thường càng cao.
  • Tình trạng sức khỏe bao gồm: huyết áp, lượng đường trong máu và huyết sắc tố, nằm trong tầm kiểm soát.

Trên đây là những yếu tố sức khỏe chung khi mang thai ảnh hưởng đến cơ hội sinh thường của bạn. Bạn cũng có thể làm theo một số mẹo giúp tăng cơ hội sinh thường, chẳng hạn như ăn các thực phẩm được cho là có công dụng giúp gia tăng khả năng sinh thường.

Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ bầu đã cập nhật thêm được nhiều điều bổ ích xoay quanh vấn đề ăn gì để dễ sinh thường. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn nhẹ nhàng.

Chi tiết thông tin cho Ăn gì để dễ sinh thường? Tìm hiểu bí quyết giúp mẹ “vượt cạn” thuận lợi…

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh?

Mẹo dân gian truyền miệng rất nhiều món ăn, thức uống mẹ có thể dung nạp để sinh con thuận tự nhiên dễ dàng. Thậm chí không phải đợi đến tháng cuối thai kỳ mà mẹ có thể bắt đầu từ tháng thư s5.

1. Uống nước rau húng quế 3 tháng cuối

Một công thức thần dược cho các mẹ chuyển dạ nhanh chóng vào 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh đó là nước rau húng quế. Bạn dùng một nắm rau húng quế, xay lấy 1 cốc nước khoảng 300ml sau đó thêm vào chút đường phèn cho dễ uống.

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh?

2. Uống nước dừa, ăn men cơm rượu từ tháng thứ 5

Từ tháng thứ 5 trở đi, uống nước dừa thường xuyên, ăn men cơm rượu sẽ giúp sinh nhanh. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách mẹo ăn mía hay uống nước mía thường. Theo lời truyền miệng cách này giúp sinh con sạch, bụ bẫm.

>> Có thể bạn quan tâm: So Sánh Ưu – Khuyết Điểm Giữa SINH THƯỜNG và SINH MỔ

3. Ăn chè mè đen từ tháng thứ 8

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh? Mẹ có thể nấu mè đen với bột sắn dây hoặc ăn kèm với chéo quẩy chiên cũng rât ngon. Nếu được, mẹ nên vào mỗi buổi sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35. Mỗi lần ăn 1 chén

4. Uống nước lá tía tô 1 tuần trước ngày dự sinh

Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đâu chuyển da sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, chỉ cần “rặn đúng” một vài lần là mẹ gặp bé yêu.

3 tháng đầu cần kiêng ăn dứa nhưng tháng cuối thì mẹ thoải mái nhé

5. Uống nước thơm (dứa) – thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?

Khi bước sang thai kỳ tuần thứ 39, chặng đường cuối của 40 tuần thai, các bác sĩ thường khuyên bà bầu uống nước ép dứa, ăn các món chế biến từ dứa… Cách này sẽ giúp mẹ bầu chuyển dạ nhẹ nhàng hơn.

Chi tiết thông tin cho Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường? MarryBaby…

Dưỡng chất nào giúp con thông minh?

Giai đoạn trong bụng mẹ được coi là giai đoạn “vàng” giúp nuôi dưỡng trí thông minh của một đứa trẻ. Trong đó, dinh dưỡng thai kì là yếu tố quan trọng cung cấp những dưỡng chất chủ yếu để phát triển não bộ thai nhi.

DHA giúp con sinh ra thông minh vượt trội

DHA hay Docosa Hexaenoic Acid là một acid béo không no thuộc nhóm Omega 3- một acid béo có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bé phát triển trí não và hoàn thiện chức năng thị giác. Tuy nhiên cơ thể mẹ không tự tổng hợp được DHA vì vậy muốn bổ sung DHA cho thai nhi các mẹ cần bổ sung từ các thực phẩm bên ngoài.

Bổ sung DHA cho bà bầu giúp con thông minh

DHA đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, nó tham gia vào cấu tạo các tế bào mắt, thần kinh, trong đó DHA chiếm 65% tế bào võng mạc mắt và chiếm khoảng 20% chất xám trong bộ não. Chính vì vậy, bổ sung DHA đầy đủ giúp hình thành và phát triển thị giác, tư duy và trí não cho thai nhi rất tốt. Bên cạnh đó DHA còn hạn chế tình trạng sinh non ở mẹ bầu, giúp bảo vệ tế bào não của cả mẹ và bé, giảm nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, tâm thần phân liệt.

DHA  cho bà bầu bổ sung thông qua chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày, sử dụng các loại thực phẩm từ thiên nhiên chứa nhiều DHA hoặc bổ sung bằng các viên uống DHA.

Bổ sung iod cho trẻ thông minh

Trong cơ thể người nói chung và cơ thể người mẹ mang thai nói riêng, iod đóng  một vai trò rất quan trọng. Đối với cơ thể người, iod giúp tuyến giáp sản xuất các hoormon T3, T4 kiểm soát quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể. Đối với các mẹ bầu, hoormon T3, T4 có tác dụng rất quan trọng trong sự phát triển não bộ và tế bào thần kinh của thai nhi.

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh vai trò không thể thiếu của iod và hoormon tuyến giáp  đối với thai nhi từ lúc bắt đầu hình thành trong bụng mẹ cho tới những tháng đầu đời sau khi sinh. Khi mang thai, nhu cầu iod của cơ thể mẹ tăng lên khoảng 50%, vì vậy việc bổ sung iod ngoài chế độ ăn và bổ sung ở lượng cần thiết là điều các mẹ cần chú ý khi mang thai.

Cholin giúp trí não trẻ phát triển

Cholin rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé, giúp tăng cường trí nhớ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của con sau này. Ngoài ra, cholin còn hạn chế bệnh khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn gì cho con thông minh và hạn chế nguy cơ dị tất ở trẻ? Đó là nên ăn các thực phẩm giàu cholin để con sinh ra được thông minh các mẹ nhé.

Bà bầu ăn gì để con thông minh

Sắt nuôi dưỡng trí não của trẻ

Ngoài các thực phẩm giàu DHA, iod, cholin, mẹ bầu hãy bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò, rau xanh,.. Bởi vì thiếu sắt sẽ làm tăng các nguy cơ sinh non, suy nhược cơ thể, băng huyết sau sinh,.. ở mẹ. Đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng dẫn đến sự suy dinh dưỡng ở thai nhi, nhẹ cân, non tháng. Ở trẻ sơ sinh, cân nặng thấp cũng làm giảm chỉ sô IQ của trẻ.

Acid folic giúp hình thành hệ thần kinh của trẻ

Acid folic là một vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong việc hình thành mô não và phát triển ống thần kinh ở thai nhi. Nếu không cung cấp đủ acid folic cho bào thai sẽ gây ra các dị tật ở trẻ như sứt môi, hở hàm ếch, não ứng tủy và thậm chí có thể gây tử vong.

Kẽm xây dựng tế bào não

Kẽm cũng là câu trả lời cho câu hỏi “ăn gì để con thông minh”. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào não và giúp phát triển não bộ ở thai nhi. Việc sử dụng kẽm trong thai kỳ còn giúp ngăn ngừa một số bệnh lý như cảm lạnh, trầm cảm ở mẹ, sinh non, thiếu vitamin A, con sinh ra bị nhẹ cân,..

Chi tiết thông tin cho Bật mí ăn gì để con thông minh, xinh đẹp, trắng trẻo cho mẹ bầu | Avisure mama…

Thực đơn cho bà bầu cần được chuẩn bị kỹ càng qua từng giai đoạn mang thai, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Thực đơn cho bà bầu là một vấn đề khiến nhiều mẹ phải đau đầu, bởi ngoài việc tránh những thực phẩm gây hại thì các mẹ còn băn khoăn ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ.

Các chất bà bầu cần bổ sung vào thực đơn mỗi ngày

Chất đạm (protein)

Chất đạm (protein) là dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu protein là thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm sữa, lúa mì, lúa mạch, đậu bắp…

Thực phẩm giàu protein.

Axit folic

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 rất cần thiết cho sự phát triển của trí não và cột sống thai nhi. Ngoài ra, chất này còn có khả năng phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh và tật nứt đốt cột sống ở thai nhi ngay từ giai đoạn sớm. Một số thực phẩm chứa nhiều axit folic là sữa, rau bina, măng tây, cam, lòng đỏ trứng, quả bơ, khoai tây…

Sắt

Sắt không chỉ cần cho sự phát triển não bộ và sự hình thành tuần hoàn máu của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gia cầm, đậu nành, rau bina, khoai tây,… vào thực đơn mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất sắt.

Chất béo

Tuy chất béo là nguồn năng lượng quan trọng giúp chuyển hóa vitamin A, D, E và K nhưng do chúng cung cấp lượng lớn calo nên mẹ bầu không nên dung nạp quá nhiều vào cơ thể. Những thực phẩm giàu chất béo là pho mát tiệt trùng, thịt nạc, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Canxi

Canxi rất quan trọng đối trong việc hình thành xương và răng của thai nhi. Nếu bà bầu không ăn uống đủ canxi, thai nhi sẽ lấy chính canxi từ cơ thể mẹ để phát triển, khiến người mẹ dễ mắc bệnh loãng xương. Những thực phẩm dồi dào canxi bao gồm sữa, rau lá xanh thẫm, cá mòi, phô mai, sữa chua, pho mát, hải sản…

Thực phẩm giàu canxi.

Omega – 3

Omega-3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, mắt, hệ thống miễn dịch của thai nhi. Các thực phẩm giàu omega-3 gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, trứng, sữa…

Các loại vitamin

Những loại vitamin cần thiết trong thai kỳ là vitamin A, B, C, D, E, K. Chúng có nhiều trong rau xanh, rau củ có màu vàng và đỏ, trái cây,…

Thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà thực đơn cho bà bầu cũng như liều lượng các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng khác nhau. Sau đây là thực đơn chi tiết cho bà bầu theo từng giai đoạn:

1. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, em bé còn rất nhỏ nên mẹ bầu chưa cần chú trọng tới việc tăng cân. Nếu tăng cân chỉ cần tăng thêm 1-2 kg là hợp lý. Mẹ bầu cần cung cấp đủ 200 – 300 calo mỗi ngày và thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu những dưỡng chất dưới đây:

Dưỡng chất Lượng cần bổ sung mỗi ngày
Chất đạm (protein) 20g
Canxi 800mg
Axit folic 400mg

2. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Khi chuyển sang tháng thứ 4, khẩu vị của mẹ bầu cũng tốt hơn và đây cũng là thời kỳ thai phát triển những bộ phận quan trọng trong cơ thể nên mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên đạt mức tăng từ 0,5 – 1kg một tuần. Bà bầu cần cung cấp đủ 340 calo mỗi ngày và thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa không thể thiếu những chất sau:

Dưỡng chất Lượng cần bổ sung mỗi ngày
Chất đạm (protein) 75-100g
Canxi 1000mg
Sắt 27mg
Chất béo 25-35% lượng calo mỗi ngày

3. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ không chỉ là quãng thời gian thai nhi phát triển nhanh nhất mà còn là thời điểm để cơ thể mẹ bầu chuẩn bị “vỡ chum”. Trong 3 tháng cuối này, lượng calo và dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể tương đương tới 6-7kg thể trọng, tức thai phụ cần tăng 6-7kg để có thể có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng thêm khoảng 12kg là hợp lí để đủ dinh dưỡng cho con và năng lượng cho mẹ chăm con sau khi sinh.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối không thể thiếu các chất dinh dưỡng gồm chất đạm (protein), chất béo, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu

Dưới đây là bảng thực đơn cho bà bầu theo từng ngày mà các chị em có thể tham khảo:

Thứ Sáng Phụ Trưa Phụ Tối Khuya
Thứ 2 – Phở gà

– Táo

– Sữa cho bà bầu

– Ngô luộc

– Cơm

– Canh cải xoong

– Sườn kho khoai tây

– Giá hẹ xào thịt

– Quýt

– Chè vừng đen – Cơm

– Canh bí đỏ nấu thịt

– Đậu hũ sốt thịt băm

– Súp lơ, đậu que, mực xào dứa

Sữa
Thứ 3 – Xôi đậu xanh

– Sữa

– Sữa chua

– Nho khô

– Cơm

– Canh gà hạt sen

– Trứng luộc

– Rau muống xào thịt bò

– Dưa hấu

– Bánh mì phô mai – Cơm

– Canh cải nõn tôm

– Cá kho

– Ngó sen xào tôm

– Nước ép bưởi

Sữa
Thứ 4 – Bún riêu

– Dưa lê

– Sữa

– Bánh quy

– Cơm

– Canh sườn bí đao

– Thịt nướng

– Cải bó xôi thịt bò

– Cam

– Tào phớ – Cơm, canh

– Tôm sốt cà

– Đậu bắp xào tôm khô

– Vú sữa

Sữa
Thứ 5 – Bánh cuốn

– Sữa

– Chuối

– Phô mai

– Cơm

– Canh măng chua cá chép

– Thịt kho trứng

– Hẹ xào ngêu

– Xoài

– Nui nấu thịt

– Mứt bí

– Cơm

– Canh cải ngọt nấu thịt

– Mực chiên giòn

– Nấm rơm xào thịt

– Nước ép dứa

Sữa
Thứ 6 – Bún phở

 – Mãng cầu

– Sữa

– Bánh mỳ nướng

– Cơm

– Canh mướp, canh mồng tơi cua đồng

– Sườn xào chua ngọt

– Su su xào thịt

– Táo

– Sữa chua

– Mít sấy

– Cơm

– Canh củ cải thịt băm

– Gà kho gừng

– Súp lơ xào tôm

– Nho

Sữa
Thứ 7 – Cơm tấm

– Nước cam

– Bột ngũ cốc – Bún riêu

– Chè đậu ván

– Sinh tố trái cây – Cơm

– Canh mướp đắng

– Cơm rang thịt ba rọi

– Đậu hũ xào thịt

– Đu đủ

Sữa
Chủ nhật – Súp nấm cua

– Thanh long

– Sữa chua

– Khoai lang sấy

– Gà nấu hạt điều/ bánh mỳ

– Sinh tố dâu tây

– Bánh flan – Cơm

– Canh mướp nấu ngêu

– Trứng hấp thịt, nấm rơm

– Salad trộn thịt bò

– Lê

Sữa

Các thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai

Bên cạnh những dưỡng chất cần thiết, bà bầu cũng cần tránh những loại thực phẩm dưới đây để con khỏe, mẹ vui.

– Tránh uống rượu và hạn chế các loại đồ uống chứa cồn, caffeine.

– Tránh ăn thực phẩm tươi sống hoặc chưa nấu chín như sushi, trứng lòng đào,…

– Không uống sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa như phô mai tươi và phô mai loại mềm.

– Không nên ăn quá 350g mỗi tuần.

– Không ăn các loại rau quả như mướp đắng, rau sam, ngải cứu, rau ngót, chùm ngây, rau răm, rau mọc mầm, dứa, nhãn.

– Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường

Có khoảng 5% phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai. Phần lớn thai phụ mắc bệnh tiểu đường trong 3 tháng cuối và có khoảng 90% người bệnh sẽ biến mất sau sinh.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiểu đường sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, trẻ bị dị tật. Vì vậy, bên cạnh sự theo dõi của bác sĩ, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường cũng cần quan tâm đặc biệt.

Bà bầu bị tiểu đường cần phải thực hiện chế độ ăn uống cân đối hài hòa, có đầy đủ bốn nhóm sữa, hoa quả và rau, thịt, ngũ cốc. Nên ưu tiên cho những thức ăn giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, và kiểm soát lượng glucide chứa trong bữa ăn (gồm cả bữa chính và bữa phụ). 

Gợi ý thực đơn chi tiết cho bà bầu bị tiểu đường:

– Bữa sáng 7 giờ: 1 bát cơm gạo lứt với thịt nạc, trứng và rau quả tươi. Hoặc ăn phở gạo lứt, bún gạo lứt nấu với thịt bò. Uống nước trà gạo lứt đậu đỏ (đậu đỏ bổ sung thêm sắt).

– Bữa phụ sáng 9 giờ: Sữa thảo mộc (thành phần gồm có gạo lứt rang, nếp lứt rang, đỗ đỏ rang, hạt sen lứt, ỷ dĩ, kê, xay nhuyễn không đường).

– Bữa trưa12 giờ: 1-2 bát cơm gạo lứt với thức ăn như thịt, cá, trứng, rau xanh và hoa quả như bưởi, cam, củ đậu, quả lựu…

– Bữa phụ chiều 15 giờ: Bánh gạo lứt vừng đen, cốm gạo lứt rang, hạt óc chó, hạnh nhân, sữa tươi, hoa quả tươi.

– Bữa tối 18 giờ: 1 bát cơm gạo lứt với thức ăn như bình thường. 

– Bữa phụ 9-10 giờ: Uống sữa.

Nguồn tổng hợp

Chi tiết thông tin cho MẸ BẦU MUỐN ĐẺ CON RA SẠCH TINH, DA TRẮNG, MŨI CAO ĐẸP NHƯ THIÊN THẦN THÌ NHỚ ĂN CẬT LỰC 5 MÓN NÀY SUỐT THAI KỲ…

1. Một số lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu trong những ngày gần sinh

Những thay đổi của mẹ bầu trong những tháng cuối của thai kỳ: 

Ở những tháng cuối, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Bụng ngày càng to, vùng lưng và thắt lưng đau rõ rệt và cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Kèm theo đó là một số triệu chứng như tê chân, phù chân, giãn tĩnh mạch và những cơn gò Braxton Hicks sẽ mạnh hơn, đồng thời diễn ra thường xuyên hơn. 

Mẹ bầu nên được nghỉ ngơi và giữ tinh thần vui vẻ khi gần đến ngày sinh

Những lưu ý về thói quen sinh hoạt của mẹ bầu trong những ngày gần sinh:

  • Mẹ bầu nên đi khám thường xuyên hơn và theo đúng lịch khám của bác sĩ. Qua những buổi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về tình trạng sức khỏe hiện tại và hướng dẫn chi tiết để mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình “vượt cạn” sắp tới. 
  • Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày gần sinh. Nên kê chân cao và nằm nghiêng sang bên trái.
  • Mẹ bầu nên đi bộ sau bữa tối để có thể lưu thông máu và sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên đi bộ ngay sau khi ăn. 
  • Cảm xúc của mẹ có thể tác động trực tiếp đến bé, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ trong tương lai. Mẹ bầu cần giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian này.
  • Trong những tháng cuối, nên kiêng quan hệ tình dục để tránh kích thích cơn co bóp tử cung và hạn chế nguy cơ sinh non. 
  • Những ngày gần sinh mẹ bầu nên dành một khoảng thời gian để chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở sắp tới. 
  • Mẹ bầu không nên đi xa trong những ngày gần sinh vì rất có thể bé sẽ chào đời sớm hơn dự kiến. Thay vì thế, chị em nên ở nhà để chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. 

Cần lưu ý bổ sung những thực phẩm phù hợp khi gần đến ngày sinh

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong những ngày gần sinh:

  • Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu.
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn. 
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé. 
  • Không nên lạm dụng thuốc bổ trong giai đoạn này để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. 

2. Gần ngày sinh nên ăn gì?

Với thắc mắc “gần ngày sinh nên ăn gì”, các chuyên gia đưa ra câu trả lời như sau: 

Mẹ bầu nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, chất xơ vẫn luôn được đánh giá rất cao với tác dụng ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi tăng trưởng mạnh sẽ tạo ra những áp lực nhất định làm tăng nguy cơ táo bón thì việc bổ sung chất xơ lại càng cần thiết đối với mẹ bầu. 

Một số thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ bầu nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày là ngô, gạo lứt, khoai lang, bánh mì nguyên chất, súp lơ, giá đỗ, cà rốt và một số loại rau củ, trái cây khác. 

Nên bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng bằng việc tiêu thụ các loại rau màu xanh đậm

Mẹ bầu nên bổ sung thêm những thực phẩm có chứa nhiều canxi

Việc bổ sung canxi sẽ giúp thai nhi phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh và giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng loãng xương. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều canxi mà mẹ bầu nên bổ sung là các loại cá, trứng, sữa, thịt nạc, chuối, các loại hạt, rau lá xanh. 

Bổ sung đầy đủ sắt

Mẹ bầu cũng cần lưu ý đến việc bổ sung sắt trong thai kỳ để tránh tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể làm tăng nguy cơ khó sinh. Đồng thời để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ sắt ở thai nhi và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt sau sinh. 

Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như cá hồi, thịt gà, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, cải bó xôi,…

Cá hồi có chứa nhiều dinh dưỡng và rất phù hợp với mẹ bầu

Bổ sung axit folic

Đây là chất dinh dưỡng cần thiết để giúp phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh và đồng thời còn hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc ADN. Những thực phẩm có chứa nhiều axit folic mà mẹ bầu nên bổ sung là các loại rau màu xanh đậm, quả bơ, măng tây, hạt hướng dương, các loại quả họ cam quýt, bông cải xanh, lòng đỏ trứng,…

Bổ sung những thực phẩm giàu DHA

DHA là một loại axit béo không thể thiếu cho sự phát triển não bộ. Do đó, mẹ bầu cũng cần bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều DHA để giúp em bé sinh ra được thông minh, nhanh nhẹn. 

Những thực phẩm giàu DHA mẹ bầu có thể tham khảo như các loại cá biển, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, các loại hạt, ngũ cốc, sữa tươi, bí ngô,… 

Thực phẩm giàu vitamin A

Tác dụng của vitamin A là giúp tăng cường phát triển những tế bào máu, da, mắt và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua loại thực phẩm này trong chế độ ăn. 

Thịt bò, bí đỏ, cà rốt, cà chua, ớt chuông, cải bó xôi, dưa hấu,… là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A mà mẹ bầu nên bổ sung. 

Thực phẩm có chứa nhiều protein

Một trong những loại thực phẩm mà mẹ bầu cũng không nên bỏ qua trong những ngày gần sinh là thực phẩm chứa nhiều protein. Đây là nhóm thực phẩm cần thiết để giúp mẹ bầu luôn dồi dào năng lượng và giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ hơn. 

Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà mẹ bầu có thể tham khảo như cá hồi, thịt, đậu, chuối, bí đỏ, tôm, sữa,…

Ngoài thắc mắc “gần ngày sinh nên ăn gì”, các mẹ bầu cũng nên chú ý tránh những loại đồ ăn quá mặn, chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, những loại đồ uống có cồn,… để tránh gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Để được tư vấn nhiều hơn về chế độ chăm sóc thai sản và có nhu cầu thăm khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn. 

Chi tiết thông tin cho Gần ngày sinh nên ăn gì và kiêng ăn gì để “vượt cạn” thành công?…

Ngoài những thông tin về chủ đề Ăn Gì Để Sinh Con Sạch Sẽ này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thực đơn khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ăn Gì Để Sinh Con Sạch Sẽ trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Kiến thức để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Bài liên quan:  Thịt Ghẹ Làm Món Gì Ngon - Cách làm món ngon nhanh nhất

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button