Bé Ho Có Đờm Lâu Ngày Không Khỏi – Cách làm món ngon nhanh nhất
Bé Ho Có Đờm Lâu Ngày Không Khỏi có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bé Ho Có Đờm Lâu Ngày Không Khỏi trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách xử lý
Bạn đang xem video Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách xử lý mới nhất trong danh sách Món ăn được cập nhật từ kênh Bệnh viện ĐKQT Vinmec từ ngày 2020-05-07 với mô tả như dưới đây.
#hocodom #benhho #viemphoi
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị ho có đờm, ho kéo dài không khỏi, đây là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh lý đường hô hấp, tuy nhiên nhiều người vẫn còn chủ quan và chỉ thực sự quan tâm khi triệu chứng ho có đờm đặc kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có bạch cầu mủ, chất nhầy, hồng cầu,các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang trán, hốc mũi… Người lớn hoặc trẻ bị ho có đờm có thể là hậu quả của nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, viêm phổi, hen phế quản, thanh khí quản, nhồi máu phổi…
Biểu hiện ho có đờm tùy vào tình trạng mà được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Khi triệu chứng ho có đờm đặc kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mãn tính.
Nguyên nhân khiến cho người lớn hoặc bé ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi bao gồm:
Do mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD): Đây là dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí ở phổi do đường thở bị thu hẹp lại so với bình thường với triệu chứng điển hình: Ho dai dẳng, ho có đờm màu trắng đục, xanh lá, vàng xanh..kèm cảm giác tức ngực, thở gấp…
Bệnh giãn phế quản thể ướt: Giãn phế quản gây triệu chứng ho có đờm đặc lâu ngày vào buổi tối và sáng sớm, đờm bị vón cục màu trắng đục như mủ, có thể ho ra máu, người bệnh có thể cảm thấy sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, tức và đau thắt ngực, sụt cân mất kiểm soát,…
Bệnh lao phổi: Bệnh do chủng vi khuẩn lao gây viêm, nhiễm trùng đường thở lâu ngày và làm tái cấu trúc niêm mạc phổi, phế quản. Các dấu hiệu mắc lao phổi thường xảy ra như ngứa họng ho có đờm dài ngày không khỏi, thậm chí lẫn máu tươi; đau tức ngực, khó thở, sốt, ra mồ hôi trộm, chán ăn….
Các bệnh lý cấp tính: Viêm mũi họng dị ứng (còn gọi là cảm lạnh), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm thanh khí quản. Bệnh cấp tính không gây vấn đề nghiêm trọng cho người lớn khỏe mạnh, nhưng trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì dễ mắc các biến chứng đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…. Từ đó dẫn đến tình trạng bé ho có đờm thở khò khè không dứt.
Khi người lớn hoặc trẻ bị ho có đờm, cách xử trí bao gồm cải thiện chế độ sinh hoạt, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ngứa họng ho có đờm, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, uống nhiều nước, tăng cường ăn hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng như máy xông mũi họng, máy hút dịch và rửa mũi, máy hút đờm…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phương án xử trí phù hợp.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
1. Ho có đờm nguyên nhân do đâu?
Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang trán, hốc mũi… Bởi vậy xuất hiện ho có đờm là hậu quả của nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh khí quản, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản…
Ho có đờm tùy vào tình trạng mà được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Khi triệu chứng ho có đờm kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mãn tính.
Đa số tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên tình trạng trở nên xấu và nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm như:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp, nguy cơ ho có đờm lâu ngày sẽ khiến tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính càng trở nên trầm trọng hơn đặc biệt là vào buổi sáng khiến người bệnh khó thở, tức ngực.
- Bệnh lao phổi: Là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày không khỏi, đôi khi có dấu hiệu ho ra lẫn máu, đau ngực, khó thở. Khi tình trạng trở nên nặng, kéo dài bệnh sẽ biến chứng thành áp xe phổi xuất hiện các ổ mủ tại phổi. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong khó lường.
- Bệnh giãn phế quản thể ướt: Đây là nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày khiến người bệnh phải thường xuyên khạc nhổ.
Bên cạnh đó, ho có đờm cấp tính thường xảy ra ở người lớn tuổi trong các bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan, viêm xoang…
Ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
2. Làm thế nào khi bị ho có đờm lâu ngày không khỏi?
Người bệnh ho có đờm không tự ý mua thuốc về điều trị cũng như tự chữa khi không có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị sai cách khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp.
Cùng với đó, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt phòng ngừa ho có đờm tái phát bằng cách:
- Tăng cường thể dục thể thao, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung rau xanh, vitamin…
Tăng cường thể dục thể thao, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp
Ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của rất nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Khi có biểu hiện ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa hô hấp, nội tổng hợp để xác định chính xác nguyên nhân, chỉ định, định hướng điều trị thích hợp, hiệu quả để nhanh chóng chấm dứt tình trạng ho có đờm kéo dài.
Lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Chi tiết thông tin cho Làm thế nào khi bị ho có đờm lâu ngày không khỏi?…
1. Đánh giá đúng về tình trạng trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi
Theo các chuyên gia, ho là phản xạ tốt của cơ thể, giúp loại bỏ các tác nhân ở đường hô hấp của trẻ như vi khuẩn, bụi bẩn, virus, dị nguyên lạ… giúp cho đường thở thông thoáng, thoải mái hơn. Tuy nhiên, tình trạng ho có đờm dai dẳng, kéo dài lâu ngày khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ, đồng thời còn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
Mẹ có thể dựa vào thời gian ho kéo dài của trẻ để đánh giá tình trạng sức khỏe. Cụ thể:
- Khi trẻ ho có đờm kéo dài dưới 3 tuần: Cộng thêm không có biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, bỏ ăn, khó thở… Lúc này, đa số các triệu chứng ho của trẻ là do cảm cúm và cảm lạnh, mẹ chưa cần quá lo lắng, có thể cho bé sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm ho cho trẻ.
- Tình trạng ho có đờm kéo dài ở trẻ em trên 3 tuần: Lúc này có thể trẻ đã mắc bệnh lý khác về đường hô hấp. Mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân ho, từ đó điều trị giúp bé nhanh hết bệnh.
- Khi trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi trên 8 tuần: Nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài như vậy có thể do bé đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay và có những phương pháp xử lý kịp thời để hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Phần tiếp theo sẽ chỉ ra các nguyên nhân bệnh lý có thể gây ho đờm kéo dài lâu ngày không khỏi của trẻ. Mẹ có thể dựa vào để theo dõi tình trạng của con và đưa ra quyết định phù hợp.
Chi tiết thông tin cho Trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách điều trị…
1. Trẻ ho có đờm, nguyên nhân do đâu?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ những dị vật, bụi bẩn bên trong đường hô hấp ra ngoài trong đó có đờm. Ho có đờm là biểu hiện tống các chất dịch làm tắc nghẽn đường hô hấp có trong đường khí quản có khi cũng có các phế quản, phế nang của phổi giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Nguyên nhân do đâu trẻ ho có đờm:
-
Thời tiết thay đổi đột ngột: Những ngày giao mùa khiến cả trẻ em và người lớn mắc bệnh rất nhiều. Do thời tiết đang nóng đột ngột chuyển sang lạnh, cơ thể chưa kịp thích ứng. Đặc biệt là trẻ em, ho khan ho nhiều có đờm, sổ mũi là các triệu chứng thường xuyên xảy ra.
-
Đường hô hấp bị viêm do virus, vi khuẩn: Khi cơ thể có các yếu tố lạ xâm nhập như virus, vi khuẩn đặc biệt là đường hô hấp. Có cơ chế đặc biệt là tiết ra các dịch nhầy (đờm) để bảo vệ lớp niêm mạc đường hô hấp, tránh làm tổn hại đến đường hô hấp.
-
Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường: Trẻ em sống trong môi trường không được trong sạch, thoáng khí là yếu tố dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
-
Hệ miễn dịch, cấu trúc giải phẫu chưa hoàn thiện: trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố bất lợi làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Cấu trúc giải phẫu chưa hoàn thiện nên bản thân bé không thể tự chống lại những bệnh vặt như người lớn.
Ho có đờm xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột
Ngoài ra, trẻ ho có đờm cũng có thể do:
-
Bị dị ứng thời tiết, phấn hoa.
-
Hít phải khói thuốc lá: khói trong thuốc lá là tác nhân làm cho các niêm mạc đường hô hấp trở nên nhạy cảm và tiết ra dịch nhầy.
-
Đặc biệt khi ngủ về đêm, phản xạ tống chất nhầy ra ngoài không còn được nhiều như lúc tỉnh nên dịch đờm đọng lại gây ho nhiều.
2. Các phương pháp tiêu đờm hiệu quả mẹ cần biết
Hiện nay có rất nhiều cách để làm giảm triệu chứng ho do có đờm ở trẻ. Tuy nhiên, do quá nhiều phương pháp nên các mẹ không biết lựa chọn cách nào cho phù hợp. Dưới đây sẽ là một số phương pháp làm giảm đờm hiệu quả cho bé:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng bình bóp rửa mũi chuyên dụng hoặc ống tiêm cỡ lớn (đã loại bỏ kim tiêm), cho nước muối sinh lý 0,9% vào bình hoặc ống tiêm, để đầu bé nghiêng góc 45 độ rồi đưa vòi của bình bóp hoặc ống tiêm lên một bên mũi của trẻ, từ từ bơm nước muối vào mũi. Tác dụng phương pháp này là để đẩy dịch nhầy ra khỏi cổ họng và mũi, kích thích phản xạ ho hay nhắc mũi để tống hết dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi trẻ ho có đờm.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp dễ dàng
Uống nước ấm
Nước sẽ làm loãng các dịch nhầy có trong cổ họng của trẻ, nhiệt độ ấm thích hợp sẽ tạo cảm giác dễ chịu, làm dịu triệu chứng ho khi ho quá nhiều khiến trẻ cảm thấy mệt.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Nước dừa chưng với rau răm và đường phèn: Rau răm vốn tính ấm có vị cay sử dụng để trị chướng hơi, đầy bụng thì rau răm cũng là liều thuốc dân gian tốt để trị đờm, kết hợp với nước dừa có tính mát, kháng khuẩn làm dịu nhẹ cảm giác ngứa rát khi trẻ ho nhiều, ho dai dẳng không hết:
-
Nguyên liệu: 1 trái dừa, rau răm và đường phèn.
-
Cách thực hiện: Tạo lỗ trên trái dừa, cho một nhắm rau răm và ít đường phèn cho vào trái dừa. Đem hấp cách thủy 15 phút, để nguội cho bé uống dần trong ngày.
-
Nên kiêng trì cho bé uống khoảng 1 tuần, sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.
Rau răm một trong những dược liệu có khả năng trị ho hiệu quả
Đường phèn chưng với quất (tắc): quả quất có vị chua, phần vỏ sẽ hơi đắng thuộc họ cam, chanh nên tinh dầu trong quả quất có tác dụng trị ho, long đờm rất tốt. Trong quất còn chứa vitamin C, canxi, kẽm, magie,… có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Đường phèn ít ngọt hơn đường tinh luyện nên rất tốt cho sức khỏe, có vị ngọt thanh, chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B12, khoáng chất,… Cũng chính vì thế mà đường phèn thường được dùng để chưng kết hợp với tắc và nhiều bài thuốc khác mà không phải là đường tinh luyện.
-
Nguyên liệu: 5 quả quất (tắc) vàng, đường phèn xay, một ít muối và nước lọc.
-
Cách thực hiện: quất rửa sạch bổ làm đôi lọc bỏ hết hạt để không bị đắng và vắt lấy nước, phần vỏ giữ lại thái sợi mỏng. Sau đó cho nước quất, vỏ quất thái sợi, đường phèn, một ít muối và nước vào cái bát. Đem ướp hỗn hợp này khoảng 3 – 4 giờ để tinh dầu trong tắc ra hết và đường ngấm vào. Lấy hỗn hợp này ra bỏ lên cái nồi hấp hoặc chảo đem chưng cách thủy trong 5 – 8 phút. Sau khi nguội thì có thể chia nhỏ cho trẻ uống dần sau mỗi bữa ăn. Bài thuốc dân gian này có vị ngọt chua thanh nên cho trẻ uống rất dễ dàng.
Lá diếp cá trị ho có đờm, ho dai dẳng: rau diếp cá được coi là kháng sinh tự nhiên, có khả năng ức chế các tác nhân gây các bệnh đường hô hấp, dịch chiết có trong lá diếp cá giàu vitamin C, A, B nhiều chất xơ và canxi. Vì thế rau diếp cá không chỉ có khả năng kháng viêm mạnh mẽ mà nó còn chức năng chống oxy hóa, tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể. Từ đó, rau diếp cá có tác dụng chữa bệnh cho trẻ ho có đờm rất tốt.
-
Nguyên liệu: 200g lá diếp cá tươi, 1 – 2 muỗng mật ong.
-
Cách thực hiện: rửa sạch lá diếp cá và loại bỏ những lá bị vàng héo. Sau đó cho lá diếp cá vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ cặn. cho ra cốc, hòa thêm 1 – 2 muỗng mật ong cho bé dễ uống hơn.
Nếu trẻ ho dai dẳng, ho ra đờm lâu ngày và thở khó, thở nghe tiếng rít.
Sử dụng thuốc tây y
Các loại thuốc có tác dụng làm loãng các dịch nhầy (đờm) ở những nơi không thể loại bỏ bằng các phản xạ ho hay hắt hơi. Nếu để lâu ngày, làm cho bé cảm thấy khó thở cản trở đường hô hấp của bé: Guaifenesin, Acetylcysteine, Bromhexin, Ambrosol,… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc cho bé, cha mẹ cần được sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ.
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc ho, siro ho theo hướng dẫn của bác sĩ
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn cũng giúp cho các mẹ có thêm nhiều phương pháp giảm tình trạng trẻ ho có đờm hiệu quả khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé không thuyên giảm và xuất hiện các biểu hiện bất thường khác đi kèm thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Chi tiết thông tin cho Trẻ ho có đờm và các phương pháp tiêu đờm hiệu quả…
Cần làm gì khi bé ho có đờm lâu ngày không khỏi
-
Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh khi con bị ho, bị ốm thường phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà quên rằng việc vệ sinh đường mũi họng cũng là một cách giúp bé nhanh khỏi bệnh mà lại an toàn và cũng khá hiệu quả.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong những trường hợp trẻ chỉ bị ho hoặc sổ mũi nhẹ thì cách này có thể giúp trẻ hết rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc.
-
Đưa trẻ đến khám ở bác sĩ/bệnh viện khi ho có đờm ngày càng nặng
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Cũng không nên tự ý đến tiệm thuốc tây để nhờ dược sĩ kê đơn thuốc vì có thể cũng chưa tìm ra được bệnh dẫn đến sử dụng không đúng loại thuốc.
Trong trường hợp trẻ bị ho đến khó thở, tím tái thì đây là dấu hiệu báo động, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Ngoài ra, về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé thường không rầm rộ. Vì thế, nếu thấy bé bị ho đi kèm với ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, ngủ không ngon thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh để tình trạng này kéo dài.
-
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Khi bị ho có đờm, trẻ thường khó chịu, lười ăn và rất dễ bị ói, các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu, không nên cho bé ăn quá no vào 1 bữa, chia nhỏ bữa ăn.
Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ vì chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm này có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, giúp bé không bị mất sức, suy dinh dưỡng.
-
Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bé ho có đờm lâu ngày không khỏi dễ thực hiện tại nhà
- Nấu cháo gừng hành: gạo 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
- Canh trứng nấu với mật ong: Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
- Bách hợp nấu chè đỗ xanh: Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi của Đông Dược Bình Đông
Hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng được nhiều người quan tâm và áp dụng vì không chỉ dừng ở mục đích điều trị bệnh mà các bài thuốc Đông y còn giúp tái lập sự cân bằng âm dương của cơ thể. Chính vì thế đối với những triệu chứng ho cấp và mạn tính, các bài thuốc Đông y vẫn là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho các bé.
Thiên Môn Bổ Phổi của Đông Dược Bình Đông là sản phẩm kế thừa và phát triển dựa trên bài thuốc Đông y đã được công nhận hiệu quả gần 70 năm nay. Tinh hoa Y học cổ truyền kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại đảm bảo được chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng sản phẩm.
Thiên Môn Bổ Phổi được chiết xuất hoàn toàn từ 100% thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, lựa chọn và kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Đặc biệt, thành phần chính của sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi là tinh chất Thiên Môn Đông – một loại thảo dược được xem như 1 loại thuốc bổ đặc biệt dành riêng cho “Phổi”.
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông không chỉ giảm ho có đờm hiệu quả mà còn nâng cao sức khỏe của Phổi, giúp bé và cả gia đình tránh được những căn bệnh hô hấp khó chịu khi giao mùa.
Chi tiết thông tin cho Cách chữa bé ho có đờm lâu ngày không khỏi…
Nguyên nhân bé bị ho đờm lâu ngày không khỏi
Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ phế quản, phế nang, xoang trán, hốc mũi, họng… tạo thành chất độc xâm nhập đường hô hấp. Nguyên nhân ho có đờm có thể do bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, hen phế quản… Thông thường ho có đờm là bệnh cấp tính, nhưng nếu kéo dài từ 3 tuần trở lên, bệnh được xem là mạn tính.
Mẹo chữa ho cho bé khi bị ho đờm lâu ngày
Chữa ho đờm bằng bài thuốc dân gian
Khi bé ho đờm lâu ngày, bạn có thể áp dụng mẹo chữa ho cho bé bằng những phương pháp sau đây:
Củ cải trắng
Củ cải trắng có tính mát, tiêu đờm hiệu quả. Khi bé bị ho đờm lâu ngày, bạn có thể ép lấy nước củ trắng tươi cho uống. Cơ thể bé sẽ mát hơn, lượng đờm cũng từ từ giảm bớt.
Chuối và đường phèn
Bạn đem chuối hầm với đường phèn. Mỗi ngày cho bé ăn một ít, lượng đờm sẽ giảm. Mẹo chữa ho cho bé này thích hợp với các bé mới bị ho đờm, tình trạng ho không quá nặng.
Tắc chưng đường phèn
Một mẹo chữa ho cho bé nữa là cho bé ăn tắc chưng đường phèn. Cắt quả tắc thành từng lát mỏng, rồi cho đường phèn vào chưng cách thủy, cho bé ăn mỗi ngày, tình trạng ho sẽ thuyên giảm.
Nước gừng tươi
Dùng gừng tươi thái lát, nấu nước pha rồi cho bé uống. 2 – 3 ngày bệnh ho đờm sẽ giảm bớt.
Những lưu ý khi bé bị ho đờm lâu ngày
Khám bệnh tại cơ sở y tế
Khi bé bị ho đờm lâu ngày không khỏi, bạn cần dẫn bé tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh. Tuyệt đối không tự mua thuốc tây bên ngoài cho bé uống để tránh trở nặng hơn hoặc cơ thể sẽ bị kháng thuốc.
Tập luyện thể dục thường xuyên
Ngoài các mẹo chữa ho cho bé ở trên, một điều mẹ cần lưu ý để bé có cơ thể khỏe mạnh chính là tập luyện thể dục thể thao để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, bạn cũng đừng quên nhắc bé giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận. Khi ra đường, cần đeo khẩu trang để che chắn bụi.
Trên đây là một số mẹo chữa ho cho bé bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển nặng bạn cần cho bé khám bác sĩ ngay nhé. Chúc bạn và bé yêu luôn mạnh khỏe!
Chi tiết thông tin cho Cách trị bệnh bé ho đờm lâu ngày không khỏi | Cleanipedia…
Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu?
Trẻ em từ độ tuổi từ 1 – 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, sức đề kháng kém, cơ địa nhạy cảm hơn người trưởng thành nên thường dễ mắc các bệnh lý, nhất là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Ngoài các triệu chứng ho gió, ho khan thì tình trạng ho có đờm lâu ngày cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp và sinh hoạt của bé, bởi luôn cảm giác có vật vướng ở cổ họng gây khó thở, khó nuốt, mệt mỏi.
Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi ở bé thường đi kèm với các biểu hiện đường hô hấp như thở khò khè, sốt, sổ mũi,… Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
Bé ho có đờm lâu ngày kèm sổ mũi
Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và có xu hướng khởi phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa. Tình trạng này kéo dài nếu không được khắc phục có thể khiến cơ thể bé bị suy nhược, hay quấy khóc, ăn kém, khó thở,…
Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng ho có đờm lâu ngày ở bé kèm sổ mũi có thể do mắc phải các bệnh lý sau:
Bệnh viêm phế quản: Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là chứng ho có đờm. Nguyên nhân chủ yếu từ việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài và không gian sống ô nhiễm, ẩm mốc tạo điều kiện cho các virus hợp bào tấn công và gây khởi phát viêm phế quản. Bé bị ho có đờm lâu ngày do viêm phế quản, đờm sẽ có màu vàng, trắng đục hoặc xanh và kèm theo tình trạng sổ mũi.
Viêm khí quản: Bệnh lý khởi phát khi các virus, vi khuẩn tấn công vào cổ họng và có xu hướng lây lan nhanh chóng, dẫn đến khí quản bị sưng đỏ, viêm, bị thu hẹp lại. Các trường hợp bé ho có đờm lâu ngày do viêm khí quản lúc ho sẽ nghe thấy tiếng khô và chát chúa.
Bé ho có đờm lâu ngày kèm theo thở khò khè
Hiện tượng thở khò khè xảy ra ở đường hô hấp khi từ quản ngực đến phế quản bị tắc nghẽn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày ở bé kèm theo triệu chứng thở khò khè có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh viêm phổi: Bệnh khởi phát do các phế nang và mô kẽ ở phổi bị nhiễm trùng. Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, phế nang phổi sẽ tiết ra mủ hoặc dịch làm tắc nghẽn phế quản, cản trở hoạt động lưu thông khí. Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch phổi, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé.
Bệnh hen suyễn: Bệnh xuất hiện do phế quản của bé bị co thắt bất thường có thể do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Khi đó, phản ứng của cơ thể xảy ra hành động ho nhằm giảm bớt tình trạng khó chịu ở vùng họng. Bệnh hen suyễn điển hình với chứng ho lâu ngày không khỏi, dịch ho có màu trắng kèm theo chứng khó thở, thở khò khè.
Ngoài ra, tình trạng bé ho có đờm lâu ngày không khỏi kèm theo hiện tượng thở khò khè cũng có thể là do bị phù phổi, vướng dị vật ở họng, dị tật bẩm sinh hoặc phế quản bị chèn ép.
Bé ho có đờm ra máu
Trường hợp bé ho có đờm ra máu lâu ngày, nhất là xuất hiện vào buổi sáng nguyên nhân thường do đường hô hấp trên tổn thương.
Từ đó, khởi phát các triệu chứng bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm mũi,… Khi đó, niêm mạc họng có hiện tượng sưng đỏ, ứ máu và khi bé ho sẽ khiến các mạch máu bị vỡ theo dịch đờm ra ngoài.
Ngoài ra, triệu chứng ho có đờm ra máu ở bé có thể khởi phát do bị tấn công bởi virus, vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, nấm Aspergillus.
Bé ho có đờm không sốt
Bé ho có đờm lâu ngày nhưng không sốt thường là phản ứng của cơ thể loại dịch nhầy, dị vật ra ngoài. Đa số các trường hợp này không liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp do nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
Trào ngược dạ dày thực quản: Khi bé dung nạp các thực phẩm, thức uống khó tiêu hóa sẽ xuất hiện chứng trào ngược lên dạ dày thực quản, từ đó khởi phát cơn ho sau bữa ăn hoặc khi nằm xuống. Ngoài ra chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng.
Hen phế quản: Các cơn ho do hen phế quản thường xuất hiện liên tục, âm thanh khi ho có tiếng rít và có xu hướng nặng nề hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, bé bị dị ứng thực phẩm, ho gà, nhiễm lạnh cũng sẽ gây ho nhưng không sốt. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện ho lâu ngày ở trẻ ba mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Chi tiết thông tin cho Bé Ho Có Đờm Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Làm Sao Khỏi?…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Bé Ho Có Đờm Lâu Ngày Không Khỏi
bệnh viện, vinmec, khám bệnh, chữa bệnh, điều trị, phẫu thuật, ho có đờm, ho có đờm đặc, trẻ bị ho có đờm, bé ho có đờm, ngứa họng ho có đờm