Món ănMón ngon mỗi ngàyThực đơn

Bột Làm Bánh Căn – Cách làm món ngon nhanh nhất

Bột Làm Bánh Căn có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bột Làm Bánh Căn trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: Cách Làm Bánh Bao Nhân Thịt bằng bột mì đa dụng mềm xốp thơm ngon – Blog thỏ fam

Bạn đang xem video Cách Làm Bánh Bao Nhân Thịt bằng bột mì đa dụng mềm xốp thơm ngon – Blog thỏ fam mới nhất trong danh sách Món ăn được cập nhật từ kênh Blog thỏ fam từ ngày 2021-09-12 với mô tả như dưới đây.

Hi chào các bạn hôm nay Hân chia sẻ công thức làm bánh bao ca rốt nhân thịt và nấm hương
thật đơn giản và ăn lại rất ngon
Công thức bột thật đơn giản
nguyên liệu:
– Bột mì đa dụng: 300g
– Bột bắp : 30g
– Thịt băm: 100g
– sữa tươi: 150ml
– Trứng gà: 2 quả
– Nấm hương: 50g
– Hành tím 3 củ
Gia vị:
– 1 muống rượu vang
– 1/2 muỗng tiêu xay
– 1/2 muỗng muối

hướng dẫn chi tiết ở vi deo.
Chúc các bạn làm thành công và ăn ngon miệng.#bánhbaonhânthịt#blogthỏfam#

Một số thông tin dưới đây về Bột Làm Bánh Căn:

Chuẩn bị

30 phút

  • Chế biến

    45 phút

  • Độ khó

    Dễ

  • Bánh căn Đà Nẵng là một món chiên rất hấp dẫn kết hợp giữa vị giòn tan của bánh với nhân tôm, trứng béo ngậy. Trong bài viết hôm nay, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn ban cách làm bánh căn thơm ngon chuẩn vị đặc sản Đà Nẵng. Cùng vào bếp ngay món ăn này nhé!

    Nguyên liệu làm Bánh căn Đà Nẵng Cho 5 người

    Tôm 200 gr Trứng cút 10 quả Bột gạo 200 gr Bột năng 100 gr Đu đủ 100 gr Tỏi băm 2 muỗng canh Hành lá 3 nhánh Giấm 2 muỗng canh Nước mắm 12 muỗng canh Dầu ăn 100 ml Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ đường/ tiêu)

    Hình nguyên liệu

    Dụng cụ thực hiện

    Khuôn chảo bánh căn (khuôn bánh khọt), , dĩa, dao, đũa, muỗng.

    Cách chế biến Bánh căn Đà Nẵng

    • Trộn bột

      Bạn trộn 200gr bột gạo với 100gr bột năng vào một cái tô đựng. Cho thêm vào tô bột 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu.

      Kế đến đổ khoảng 450ml nước lọc vào tô, dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột tan ra hết.

      Cuối cùng để bột nghỉ khoảng 1 tiếng.

      Mách bạn: Bạn có thể cho thêm vào tô bột một ít hành lá cắt nhỏ tùy theo sở thích nhé.

    • Sơ chế và ướp tôm

      Tôm mua về để khử đi mùi tanh, sau khi lột bỏ đi phần đầu, vỏ, chân và chỉ tôm thì đem ngâm tôm trong nước muối loãng từ 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo.

      Ướp tôm với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đầu hành lá băm (hoặc thay bằng hành tím băm). Trộn đều và ướp trong vòng 30 phút cho tôm thấm gia vị.

      Cách rút chỉ lưng tôm nhanh

      • Cách 1: Dùng mũi dao rạch 1 đường dọc sống lưng tôm rồi lấy chỉ tôm ra ngoài.
      • Cách 2: Đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2, nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua và kéo để rút chỉ tôm ra ngoài.
      • Cách 3: Lật ngửa tôm lên, dùng 1 tay giữ phần thân tôm, tay còn lại bóc 2 bên của đầu tôm rồi giữ chặt phần nối đầu và thân tôm, từ từ tách đầu tôm ra khỏi thân tôm. Lúc này chỉ tôm dính với phần phân ở đầu tôm nên sẽ được kéo ra theo.
    • Làm đồ chua ăn kèm

      Để làm phần đồ chua ăn kèm, đầu tiên đu đủ bạn gọt vỏ, bào sơi.

      Kế đến cho khoảng 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh đường vào tô đựng, khuấy đều cho đường tan ra. Sau đó bạn cho đu đủ đã bào sợi vào, trộn đều và ngâm khoảng 1 tiếng.

      Mách bạn: Bạn có thể ngâm trước đu đủ với đường để đu đủ giòn hơn nhé.

    • Làm nước chấm

      Bạn cho lần lượt vào chén 10 muỗng canh nước mắm, 10 muỗng canh đường, 20 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm, khuấy đều cho các nguyên liệu tan ra.

    • Đổ bánh căn

      Sử dụng chảo có các khuôn tròn nhỏ chuyên dùng cho các món bánh căn bánh khọt, bắc chảo lên bếp, đổ dầu ngập các ô trong chảo, đun nóng ở lửa nhỏ.

      Khi thấy dầu bắt đầu sôi, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột bánh vào các ô, tránh để tràn bột ra ngoài các ô nhé.

      Tiếp theo cho đập vỡ trứng cút cho vào các ô bột, gắp theo khoảng 1 – 2 con tôm vào cùng. Đậy nắp lại và tiếp tục chiên ở lửa nhỏ trong vòng 2 phút.

      Sau đó mở nắp ra và chiên thêm khoảng 2 phút đến khi thấy bánh vàng đều, tôm và trứng cút đã chín hết thì bạn gắp từng cái bánh dĩa (cót lót giấy thấm dầu) để cho ráo dầu.

    • Thành phẩm

      Bánh căn nóng hồi, thơm lừng. Lớp vỏ giòn tan rôm rốp trong miệng, phần nhân với tôm tươi, ngọt thịt được nêm nếm đậm vị, trứng cút béo bùi. Đặc biệt chấm kèm bánh căn với nước mắm chua chua ngọt ngọt cùng đu đủ giòn, chua nhẹ làm cho món ăn không bị ngấy. Hãy cùng vào bếp để thử ngay món ăn này cho cuối tuần thêm thú vị nhé!

    Bánh căn Đà Nẵng hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích của cả gia đình, hãy thực hiện ngay để chiêu đãi mọi người nhé. Điện máy XANH chúc bạn thành công!

    *Tham khảo công thức và hình ảnh từ kênh YouTube Viet Nam Cuisine

    Biên tập bởi Nguyễn Đào Minh Cát Đằng • Đăng 03/05/2021

    Bạn có làm được hướng dẫn này không?

    Bạn vui lòng chờ trong giây lát…

    Đang xử lý… Vui lòng chờ trong giây lát.

    Chi tiết thông tin cho Cách làm bánh căn Đà Nẵng giòn ngon béo ngậy chuẩn vị đơn giản…

    Chuẩn bị

    20 phút

  • Chế biến

    45 phút

  • Độ khó

    Trung bình

  • Bánh căn Đà Lạt là một món ăn hấp dẫn kết hợp giữa vi giòn béo của bánh với nước chấm đặc trưng. Trong bài viết hôm nay, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh căn thơm ngon chuẩn vị món ngon đặc sản Đà Lạt. Cùng vào bếp ngay nào!

    Nguyên liệu làm Bánh căn Cho 4 người

    Gạo 1 kg Cơm khô 1 bát Thịt nạt dăm 500 g Củ sắn 1 củ Trứng cút 20 quả

    Dụng cụ thực hiện:

    bếp, chảo, khuôn đổ bánh căn, ,…

    Cách chế biến Bánh căn

    • Xay bột gạo

      Ngâm gạo với nước qua đêm. Sau khi ngâm xong, bạn cho gạo cùng cơm khô và 2 bát nước lọc vào máy xay và xay nhuyễn thành bột.

    • Làm xíu mại

      – Thit nạc mua về rửa sạch, sau đó xay nhuyễn.

      – Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.

      – Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

      – Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.

      – Cho thịt vào tô, thêm hành lá, hành tây, củ sắn cùng đường, hạt nêm, nước mắm và tiêu xay theo khẩu vị rồi trộn đều. Ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.

      – Sau khi ướp, nặn thịt thành viên và cho vào xửng hấp.

    • Làm nước chấm

      – Bắc chảo lên bếp, đun nóng và phi thơm hành, tỏi băm.

      – Cho mắm nêm vào chảo, khi mắm sôi, thêm 1/2 bát nước lọc vào nấu cùng.

      – Cuối cùng bạn cho thêm ớt, đường tùy theo khẩu vị.

    • Làm mỡ hành

      – Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

      – Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng. Sau đó, bạn cho hành vào, đảo đều tay rồi tắt bếp, cho mỡ hành ra chén.

    • Đổ bánh căn

      – Đun nóng khuôn bánh. Sau đó, cho múc bột vào khuôn. Bạn cho bột vào khoảng 2/3 khuôn rồi đậy nắp.

      – Khi mặt bánh se lại, bạn cho trứng cút lên bề mặt, sau đó đậy nắp và chờ bánh chín.

      – Khi bánh chín, gắp bánh ra và tiếp tục đổ bánh cho đến khi hết bột.

      Bạn xếp bánh căn lên đĩa. Cho xíu mại vào nước chấm rồi thêm một ít mỡ hành vào. Sau đó, thưởng thức bánh căn với nước chấm. Bạn cũng có thể ăn kèm với rau sống và chả nếu thích.

    Mẹo thực hiện món ăn thành công:

    – Khi pha bột bánh, bạn có thể cho thêm môt ít dầu ăn hoặc nước cốt dừa để bánh có vi ngậy và thơm hơn.

    – Bạn có thể thay mắm nêm bằng nước mắm thường tùy theo khẩu vị.

    Trên đây, Điện máy XANH đã hướng dẫn bạn cách làm bánh căn Đà Lạt. Chúc bạn thực hiện thành công!

    Biên tập bởi Lâm Tường Vy • Đăng 21/02/2020

    Bạn có làm được hướng dẫn này không?

    Cám ơn bạn đã phản hồi

    Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

    Gửi

    Thảo luận về Cách làm bánh căn thơm ngon chuẩn vị Đà Lạt

    Bạn vui lòng chờ trong giây lát…

    Đang xử lý… Vui lòng chờ trong giây lát.

    Chi tiết thông tin cho Cách làm bánh căn thơm ngon chuẩn vị Đà Lạt…

    Bánh Căn Nha Trang Quán Nào Ngon Cách Làm Tại Nhà Cho Các Chị Em

    Nguyên liệu làm bánh căn trứng cút

    Phần bánh căn

    • Bột gạo: 300 gram
    • Trứng cút: 20 trứng
    • Cơm khô: nửa chén
    • Nước cốt dừa: 200ml
    • Hẹ tươi

    Phần nước chấm

    • Tôm tươi: 100 gram
    • Cà chua chín: 2 quả
    • Hành tỏi băm
    • Muối, đường, nước mắm, dầu ăn

    Hướng dẫn cách làm bánh căn trứng cút tại nhà

    Sơ chế nguyên liệu

    Hẹ lá rửa sạch thái nhỏ, cho vào chảo dầu xào thơm, xào thật nhanh để hẹ giữ nguyên màu xanh đẹp mắt.

    Rửa cà chua thật sạch, gọt vỏ. Tiếp theo, bóc vỏ, bỏ chỉ tôm tươi rồi cho tôm và cà chua vào máy xay, xay nhuyễn.

    Cách làm bột bánh căn

    Xay cơm khô thật nhuyễn bằng máy xay sinh tố, đổ ra bát, trộn đều cùng với bột gạo.

    Từ từ thêm nước ấm và nước cốt dừa vào hỗn hợp bột, khuấy lên thật đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất, sánh mịn.

    Cách đổ bánh căn

    Đặt khuôn bánh lên bếp, đợi khuôn nóng rồi phết một lớp dầu ăn vào khuôn. Khi thấy khuôn bánh thật nóng, đổ bột vào, đậy kín nắp lại.

    Đợi một lúc rồi đập trứng cút vào bánh, đậy nắp lại, đợi vài phút cho trứng chín. Sau đó khéo léo dùng mũi dao tách bánh ra khỏi khuôn, thêm hẹ phi lên trên. Tiếp tục lặp lại thao tác đổ bánh đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.

    Công đoạn đổ bánh căn (Ảnh: Internet)

    Làm nước chấm

    Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi băm rồi đổ hỗn hợp tôm và cà chua vào xào thơm. Khi thấy hỗn hợp đã được, nêm nếm gia vị cho hợp với khẩu vị của mình rồi tắt bếp, múc ra bát.

    Yêu cầu thành phẩm

    Bánh căn trứng cút khiến bao thực khách mê mẩn bởi mùi thơm quyến rũ, bánh giòn bên ngoài còn mềm ở bên trong. Trứng cút béo bùi hòa quyện cùng lá hẹ, chấm nước xốt cà chua và tôm đậm đà, tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một ngon không thể chối từ.

    Ngoài trứng cút bạn có thể làm bánh căn tôm, mực, thịt bò tùy vào khẩu vị
    (Ảnh: Internet)

    Bí quyết làm bánh căn trứng cút ngon đúng chuẩn

    • Bánh căn phải được đổ bằng khuôn tròn làm từ đất nung, đáy bầu dục đặt trên bếp than hồng làm nóng đều. Sức nóng của than phải vừa đủ để bánh có được lớp vỏ giòn bắt mắt.
    • Bí quyết đổ bánh căn chín nhanh, vàng đều: Khuấy bột thật đều tay rồi đổ vào từng khuôn nhỏ nhưng chỉ đổ đầy 1/3 khuôn và phải đậy nắp để bánh chín đều, hấp dẫn.
    • Bánh căn trứng cút có thể thưởng thức với cả ba loại nước chấm: nước kho cá nục, mắm tôm và nước mắm cà chua tôm. Tùy vào khẩu vị bạn có thể lựa chọn nước chấm thích hợp để món bánh căn thêm đậm đà.

    Bánh căn là món ăn thân thương của người Việt ta và cũng là món ngon không thể thiếu trong nền ẩm thức dân tộc. Hương vị bánh tuy mộc mạc, bình dị nhưng rất đậm đà, tinh tế khiến thực khách nào thưởng thức rồi cũng không thể quên. Bí quyết làm bánh căn trứng cút đã có rồi, bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để thử xem món bánh nổi tiếng này có làm khó tài khéo léo của mình không nhé. Chúc các bạn thành công!

    Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!


    Tác giả: Trần Văn Vinh

    Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh – một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại “Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết”. Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh. 
    Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé.
    Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

    Theo dõi những bài viết của Trần Văn Vinh qua các kênh:

    Chi tiết thông tin cho Cách Làm Bánh Căn Trứng Cút Cho Bữa Sáng Thêm Dinh Dưỡng…

    1. Cách làm bánh căn chuẩn vị Đà Nẵng

    Chuẩn bị nguyên liệu

    • 2 lạng tôm thịt
    • 10 trứng cút
    • 2 lạng bột gạo
    • 1 lạng bột năng
    • 1 lạng đu đủ
    • 2 muỗng tỏi băm
    • 3 nhánh hàng lá
    • 3 muỗng giấm
    • 12 muỗng nước mắm
    • 1 muỗng bột nghệ
    • 100ml dầu ăn
    • Gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu
    Nguyên liệu chính làm bánh căn Đà Nẵng

    Cách chế biến

    Bước 1: Làm hỗn hợp bột làm bánh

    • Trộn đều hỗn hợp gồm 200g bột gạo, 100g bột năng, 1 muỗng bột nghệ, hành lá, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu.
    • Cho tiếp 450ml nước lọc khuấy đều cho hỗn hợp tan hết.
    • Để bột nghỉ 1 tiếng.
    Các bước trộn bột làm bánh căn Đà Nẵng

    Bước 2: Sơ chế và ướp tôm

    • Tôm mua về rửa sạch, lột bỏ đầu tôm rồi ngâm nước muối để khử mùi tanh.
    • Ướp tôm với 1 muỗng đường, 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng nước mắm, đầu hành băm trộn đều ướp trong 30 phút.
    Sơ chế và ướp tôm

    Bước 3: Làm đồ chua

    • Đu đủ lột vỏ, rửa sạch, bỏ hạt, bào sợi.
    • Ướp đu đủ với 2 muỗng canh giấm trong 1 tiếng.
    Làm đồ chua đu đủ

    Bước 4: Làm nước mắm

    • Cho 10 muỗng nước mắm, 10 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh, 20 muống nước lọc, 1 muỗng tỏi băm, nửa muỗng ớt băm khuấy đều.
    Các bước làm nước mắm

    Bước 5: Chiên bánh căn

    • Làm nóng chảo có các khuôn nhỏ chuyên dùng để làm bánh căn, bánh khọt.
    • Cho dầu ngập chảo, đợi dầu sôi thì cho bột vào từng ô
    • Đập trứng cút vào các ô, cho thêm tôm vào đậy nắp lại chiên khoảng 2 – 3 phút.
    • Mở nắp ra chiên tiếp 2 phút sao cho bánh vàng đều.
    • Gắp từng bánh ra dĩa lót giấy thấm dầu, để ráo dầu.
    Các bước chiên bánh căn

    Thành phẩm

    Bánh căn giòn rụm, tôm, trứng béo ngậy ăn cùng nước mắm chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác vô cùng. Ăn kèm với đồ chua, rau sống, đồ chua và bánh tráng đảm bảo bạn sẽ ngất ngây trước độ ngon của nó.

    Bánh căn giòn rụm, tôm, trứng cút béo ngậy ăn kèm với đồ chua

    Chi tiết thông tin cho TOP 3 cách làm bánh căn giòn ngon, bùi béo siêu hấp dẫn…

    “Phố núi” Đà Lạt cứ làm du khách nhớ nhớ thương thương bởi không chỉ tiết trời mát mẻ mà còn là nét ẩm thực đặc sắc, trong đó có bánh căn. Nhớ quá mà không đi được thì trổ tài tại nhà với cách làm bánh căn Đà Lạt chuẩn vị, làm một lần là “ăn” ngay này.

    Bánh căn dù có dung dị, dân dã đến đâu nhưng vẫn toát lên được sự tinh tế, hoàn mỹ khiến bao con tim thổn thức. Được biết bánh căn có “lai lịch” từ người Chăm, chọn những điều tự nhiên nhất làm gốc, các nguyên liệu chế biến nên chúng luôn tuân theo “nguyên tắc khoa học, âm dương tương xứng, hàn nhiệt hài hòa” nên không chỉ hấp dẫn mà còn bổ lành. Và chúng càng “nổi tiếng” hơn khi được trở thành đặc sản của “phố núi” Đà Lạt. Lỡ có thèm quá, muốn ăn ngay thì hãy cùng vào bếp với Bách hóa XANH nhé.

    Nguyên liệu

    Xem thêm:

    • Nửa chén cơm nguội

    • 3 – 4 quả trứng gà (đánh tan)

    • 500g thịt bằm

    • Hành tím, tỏi băm, đầu hành lá, hành lá băm

    • Dụng cụ: Khuôn làm bánh căn (nếu có thì nên dùng khuôn được làm từ đất nung nhé).

    Cách làm bánh căn Đà Lạt

    Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

    Sơ chế nguyên liệu

    Đầu tiên, đem gạo đi vo thật sạch, rồi ngâm trong nước ít nhất 1 ngày 1 đêm (tầm 24 tiếng). Xong thì bỏ gạo cùng 1,5 chén nước, cơm nguội và ½ thìa cà phê muối vào máy xay sinh tố, xay đến khi được hỗn hợp nhuyễn mịn.

    Đồng thời, bắc nồi lên bếp để làm nước chấm. Hòa tan các nguyên liệu lại với nhau gồm: 1 chén nước, ¼ chén đường, ½ thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê hạt nêm. Nấu đến khi sôi thì tắt bếp, cho thêm 1 thìa canh nước mắm vào khi thấy nước chấm nguội.

    Bước 2: Làm xíu mại

    Lấy thịt bằm ướp cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh tỏi, 1 thìa canh hành tím, ½ thìa cà phê tiêu và 2 thìa canh nước mắm. Ta sẽ ướp ít nhất khoảng 30 phút, rồi mới đem đi vo thành từng viên tròn vừa ăn và hấp cho chín.

    Sau đó, bắc nồi cùng một ít dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì thả vài đầu hành lá cùng lượng tỏi và hành tím còn lại vào, phi vàng thơm. Sau đó, cho xíu mại vào nồi, rồi thêm 1 chén nước, ½ thìa cà phê hạt nêm và ½ thìa cà phê muối vào. Nấu đến khi sôi thì rải lớp ớt bột vô, khuấy đều.

    Bước 3: Đổ bánh

    Trước hết, quét lên khuôn một lớp dầu ăn, đổ hỗn hợp bột vào khi thấy khuôn đã nóng, rồi đậy nắp lại. Đồng thời, bắc chảo cùng một ít dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì thả vài đầu hành và hành lá băm vào, phi đến khi ngửi thấy mùi thơm là tắt bếp. Hành này ta sẽ cho vào chén nước chấm ăn cùng bánh căn nè.

    Cuối cùng, múc tầm 1 thìa cà phê trứng (nếu bạn thích thì nhiều hơn nha) lên bánh khi thấy bánh vừa chín. Xong đậy nắp lại, tiếp tục nướng đến khi bánh chín hoàn toàn thì lấy ra. Vậy là hoàn thành rồi đó.

    Thành phẩm

    Bánh căn Đà Lạt làm xong có mùi thơm lan tỏa khắp nơi, khi ăn, ta sẽ cảm nhận được lớp bánh giòn tan bên ngoài, mềm mịn phía trong, không quá nhão cũng chẳng quá đặc. Ăn kèm cùng chén nước chấm hành xíu mại đậm vị, béo thơm kết hợp cùng rau xanh tươi mát. Tất cả đã cùng hòa quyện với nhau tạo thành món ngon có thể hạ gục bất kỳ ai.

    Món bánh căn Đà Lạt chuẩn vị đã biết bao lần chinh phục thực khách tứ phương khiến họ cứ mãi nhớ về “phố núi” này. Và nếu bạn cũng như họ, nhớ món bánh căn tinh tế này thì hãy vào bếp trổ tài ngay bạn nhé.

    >> Cách làm bánh cống Sóc Trăng giòn rụm, ngon như ngoài hàng

    >> Cách làm bánh tráng lụi Tây Nguyên thơm ngon khó cưỡng

    >> Bí quyết pha bột bánh xèo miền Tây giòn lâu thiệt lâu

    Hãy đến ngay siêu thị Bách hóa XANH gần nhất để mua những nguyên liệu thơm ngon để nấu ăn nhé!

    Mua gạo ngon tại Bách hóa XANH để làm bánh căn nhé:

    Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

    Chi tiết thông tin cho Cách làm bánh căn Đà Lạt chuẩn vị, làm một lần là ‘ăn’ ngay…

    1. Tổng hợp các cách làm bánh căn tại nhà đơn giản nhất

    Cách làm bánh căn đúng chuẩn yêu cầu bạn phải biết cách pha với lượng bột vừa đủ sao cho không quá nhão, cũng không quá đặc. Lớp vỏ mới nướng xong phải đảm bảo có độ giòn nhẹ, mà vẫn giữ được hương vị mềm mịn bên trong. Ngoài khâu trộn bột bánh, chúng tôi còn sẽ bày cho bạn cách chế biến nhiều loại nhân khác nhau thông qua những gợi mở cụ thể sau đây.

    1.1. Hướng dẫn cách làm bánh căn ăn với xíu mại kiểu Đà Lạt

    1.1.1. Nguyên liệu chính

    • 1 chén gạo
    • 1/2 chén cơm nguội
    • 2,5 chén nước lọc
    • 1 muỗng cà phê muối
    • 1/4 chén đường
    • 500 gram thịt băm, 1,5 muỗng canh hành tím băm
    • 1,5 muỗng canh tỏi băm
    • 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê hạt nêm
    • 3 muỗng canh nước mắm
    • Vài nhánh hành lá, 1 chén nhỏ ớt bột (Để đảm bảo nguyên liệu ngon và sạch, bạn có thể học cách làm ớt bột siêu mịn tại nhà)

    1.1.2. Cách chế biến món bánh căn ăn với xíu mại kiểu Đà Lạt

    1.1.2.1. Làm bột bánh căn và thịt xíu mại
    • Vo gạo với nước sạch và ngâm gạo trong 1 chén nước ít nhất 24 giờ. Kế đến, bạn cho gạo vào máy xay sinh tố cùng 1 chén cơm nguội, 1,5 chén nước với 1/2 muỗng cà phê muối.
    • Ướp thịt băm với 1 muỗng canh hành tím, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm. Sau đó, bạn vo thịt thành nhiều viên tròn cỡ vừa và đem hấp chín.
    Khâu xay nhuyễn hỗn hợp bột bánh và hấp chín những viên thịt đã ướp gia vị. Ảnh Internet.
    1.1.2.2. Cách làm nước chấm và đổ bánh căn
    • Phi thơm 1/2 muỗng canh hành tím băm, 1/2 muỗng canh tỏi băm với vài nhánh đầu hành lá trong 1 cái nồi. Thêm 1 chén nước vào với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, rồi bạn thả các viên thịt xíu mại vừa hấp vào. Rưới kèm ớt bột và đun sôi.
    • Ở 1 nồi khác, bạn cho vào 1/4 chén đường, 1 chén nước, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm hòa tan trên bếp. Để hỗn hợp nguội hẳn rồi bạn nêm vào 1 muỗng canh nước mắm là bạn hoàn tất phần nước chấm.
    Công đoạn đun sôi hỗn hợp xíu mại và làm hỗn hợp nước mắm. Ảnh Internet.
    • Thoa khuôn đổ bánh với chút dầu ăn cho đỡ dính, đun nóng lên thì bạn cho bột vào. Nghiêng chảo để bột cháy đều khuôn và đậy nắp lại. Bạn nhanh tay bắc 1 cái chảo bên cạnh, phi thơm vài gốc đầu hành với thân hành lá băm trong 2 muỗng canh dầu ăn và tắt bếp. Bánh vừa chín, bạn phết 1 lớp trứng mỏng lên bề mặt bánh để làm nhân. Trứng chín, bạn có thể nhấc bánh ra khỏi khuôn.
    Thao tác đổ nhân vào bánh và làm mỡ hành. Ảnh Internet.
    • Bày bánh ra dĩa, múc 1 giá nước chấm đã đun kèm 1 giá xíu mại, thêm mỡ hành và tiêu lên dùng kèm với bánh căn.
    Thành phẩm bánh căn ăn kèm với xíu mại hoàn hảo. Ảnh Internet.

    1.2. Bật mí cách làm bánh căn bằng bột gạo pha với nước cốt dừa

    1.2.1. Nguyên liệu cần dùng

    • 300 gram bột gạo, 1 lon nước cốt dừa
    • 1/2 chén cơm nguội
    • 1/2 chén dầu ăn, 100 gram hẹ
    • 100 gram tôm tươi, 2 trái cà chua
    • 1 muỗng cà phê hành tím băm
    • 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường
    • 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tỏi băm

    1.2.2. Các bước làm bánh căn bằng bột gạo pha với nước cốt dừa

    • Rửa sạch hẹ, cắt nhỏ. Bóc vỏ tôm tươi, rửa thật sạch. Rửa sạch cà chua, lột bỏ vỏ. Cho cơm vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, cho ra chén. Thêm tôm tươi vừa lột cùng cà chua vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn mịn.
    • Trộn đều cơm với 300 gram bột gạo trong 1 cái tô. Hòa tan nước cốt dừa trong 1 tô khác với 1 chén nước ấm. Khuấy đều lên cho cốt dừa quyện đều với nước.
    Cách xay tôm cùng cà chua và hòa với hỗn hợp bột gạo nước cốt dừa làm bánh căn. Ảnh Internet.
    • Trộn đều hỗn hợp cơm, bột gạo với hỗn hợp nước cốt dừa lại với nhau. Khuấy từ từ, đều tay để hỗn hợp được hòa quyện hoàn toàn. Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trong chảo, cho hẹ vào, đảo đều 30 giây, cho ra chén.
    • Phi thơm tỏi băm, hành tím băm với 2 muỗng canh dầu ăn, cho tôm tươi, cà chua vào, đảo đều. Nêm gia vị 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng cà phê ớt băm, đảo đều tất cả trong khoảng 1 phút.
    • Làm nóng khuôn bánh căn với lửa to, phết đều dầu ăn vào khuôn. Múc hỗn hợp bột gạo, cơm vào khuôn bánh, tráng một lớp mỏng cho bánh chín. Kiểm tra thấy bánh chín, lấy ra, thêm hẹ lên trên bánh.
    Hoàn thiện khâu trộn bột bánh và nước chấm để chuyển qua công đoạn đổ bột vào khuôn. Ảnh Internet.
    • Cho bánh căn ra đĩa, ăn kèm với nước mắm tôm với cà chua.
    Món bánh căn có pha nước cốt dừa thơm dịu. Ảnh Internet.

    1.3. Bật mí cách làm bánh căn trứng cút và tôm mực kiểu miền Trung

    1.3.1. Nguyên liệu chuẩn bị

    • 100 gram tôm tươi
    • 100 gram mực
    • 1 muỗng cà phê tỏi trộn ớt băm
    • 2 muỗng canh đường, 1 quả chanh
    • 2 muỗng cà phê nước mắm
    • 350 gram bột gạo, 20 gram cơm nguội
    • 1 gram muối, 7 quả trứng cút

    1.3.2. Các bước làm bánh căn trứng cút và tôm mực kiểu miền Trung

    • Đun sôi 300 ml nước rồi cho 50 gram tôm đã rửa sạch vào luộc lấy nước tôm để pha nước chấm. Đổ nước luộc tôm ra chén, rồi bạn nêm vào đó 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tỏi trộn ớt băm, 2 muỗng canh nước mắm. Vậy là bạn đã làm xong phần nước chấm.
    • Đem 50 gram tôm tươi đã luộc rang lại màu vỏ ửng đỏ hơn, mực bạn cắt miếng nhỏ rồi cho vào  với chút rượu.  Nghiền nhuyễn 20 gram cơm nguội với trộn 175 gram bột gạo với 400 gram nước vào 1 cái chén. Trộn 175 gram bột gạo nữa vào 1 tô lớn với 400 gram nước, thêm 1 gram muối và hỗn hợp cơm nguội xay vào cùng.
    Cách pha nước mắm chấm và làm nhân tôm mực, trộn bột bánh căn. Ảnh Internet.
    • Làm nóng khuôn đổ bánh trên bếp rồi bạn chia đều bột ra khuôn, đậy nắp lại đợi khoảng 30 giây. Sau đó, bạn mở nắp ra, cho nhân tôm mực lên bề mặt bánh thì đậy nắp lần nữa đun trong khoảng 2 phút.
    • Ở đợt đổ bánh kế tiếp, bạn có thể thay đổi nhân bằng cách đánh tan mấy quả trứng cút cho vào giữa mặt bánh.
    Bước đổ bánh căn với nhân tôm mực và nhân trứng cút. Ảnh Internet.
    • Bánh chín thì bày ra dĩa, thưởng thức kèm với rau sống, nước chấm.
    Món bánh căn cuốn với rau sống dùng kèm nước chấm ngon ngây ngất. Ảnh Internet.

    1.4. Tuyệt chiêu làm bánh căn nhân trứng và thịt bò

    1.4.1. Nguyên liệu chủ yếu

    • 1 kí gạo
    • 50 gram đậu xanh cà vỏ
    • 10 quả trứng gà, 30 quả trứng cút
    • 1/2 kí thịt bò, 300 gram hành lá
    • 1 muỗng canh mỡ, 1 quả cà chua
    • 1/5 trái thơm, 2 trái ớt sừng

    1.4.2. Hướng dẫn cách làm bánh căn nhân trứng và thịt bò

    • Gạo và đậu xanh ngâm qua đêm. Sau đó xay mịn.Bằm nhỏ tỏi ớt để pha mắm. Nấu cà chua với thơm và đường phèn, rồi cho cà chua và thơm vào máy xay sinh tố xay nhỏ nhưng không để quá mịn.
    • Kế đến, bạn cho thêm nước dừa tươi cùng với mắm và ít muối thêm cốt chanh vào  hỗn hợp vừa xay với tỏi, ớt băm, bạn sẽ có được phân nước chấm bánh căn.
    Công đoạn làm hỗn hợp nước chấm ăn kèm bánh căn. Ảnh Internet.
    • Cắt nhỏ hành lá, tiếp đến, bạn làm nóng chảo cho dầu ăn vào rồi cho hành lá vào ít muối xào nhanh tay tắt bếp, đoạn này tầm một phút là được. Bước này khi nào bánh căn đã chuẩn bị xong để đổ thì bạn mới làm, không nên làm sớm hành sẽ không giữ được độ xanh tươi.
    • Nhóm sẵn lửa than để đặt khuôn bánh căn lên bếp, đợi khuôn thật nóng rồi mới cho bột vào, như vậy bánh sẽ nở xốp hơn. Sau đó, bạn cho nhân trứng gà hoặc trứng cút, thịt bò vào xen kẽ các khuôn.
    Khâu làm mỡ hành và đổ bánh vào khuôn. Ảnh Internet.
    • Đun cho bánh chín trong khoảng 2-3 phút thì lấy bánh xếp ra dĩa, rắc thêm mỡ hành lên và dùng kèm nước chấm.
    Cách làm bánh căn trứng và thịt bò cuốn hút. Ảnh Internet.

    2. Điểm danh những nơi bán bánh căn Đà Lạt ngon ở Sài Gòn

    Bạn không có không gian thoáng đãng để bày một bếp nướng bánh căn chuyên dụng tại nhà? Bạn chẳng đủ thời gian nấu ăn vì còn mải bận rộn xử lí nhiều công việc chốn văn phòng? Dưới đây là những địa điểm ăn uống Sài Gòn chất lượng, giá thành hợp lý mà bạn có thể cân nhắc ghé qua thưởng thức.

    2.1. Bánh căn Phan Rang Cô Ba

    Đây là một trong những quán bánh căn bình dân nhưng chất lượng hương vị và phục vụ đều tốt. Thực khách có thể lựa chọn bánh căn trứng, thịt và ăn kèm với cả bánh bèo, hay bún mắm nêm . Bánh căn, bánh xèo nơi này đặc biệt ở chỗ có nước chấm mắm nêm, mắm đậu, mắm cà hay chén nước cá kho vô cùng hấp dẫn.

    Địa chỉ: Số 10 Khu A Lô 3C Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.

    Góc đổ bánh căn Phan Rang quán Cô Ba. Ảnh Internet.

    2.2. Đến Dalat Foods ăn bánh căn

    Dalat Foods – một trong những quán bán bánh căn lẫn bánh tráng mang đậm hương vị của Đà Lạt. Quán có thực đơn đa dạng như bánh căn trứng cút, bánh căn trứng gà, bánh tráng nướng,…Bánh căn có nước mắm chua ngọt cay dịu, trong chén có mỡ hành thơm, giòn rụm thêm xíu mại và ăn kèm với xoài chua thái mỏng, không hề khiến bạn có cảm giác bị ngán dầu mỡ. Các thức uống đi kèm như sữa chua dâu tằm, trà quất xí muội ở đây cũng đem tới sự trải nghiệm trọn vẹn cho bạn.

    Địa chỉ: 214/19/19 Nguyễn Văn Nguyễn, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.

    Phần bánh căn ăn với xíu mại ở Dalat Foods. Ảnh Internet.

    2.3. Quán Cô Sương chợ Đầm

    Quán mở cửa vào các ngày trong tuần từ 10h đến 21h30, riêng chủ nhật mở cửa từ 8h30. Quán được nhiều người biết đến bởi những chiếc bánh có màu vàng tươi của trứng, sắc đỏ au của tôm, mực siêu bự, một chút hành lá điểm vào dễ thu hút ánh nhín của thực khách. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn thêm các cách nấu bún chả cá sứa, hay món bánh canh dai mềm. Và bạn cũng đừng quên tráng miệng bằng món bánh flan tuyệt ngon trước khi rời quán nhé!

    Địa chỉ: 14L Đường số 1 – KDC Miếu Nổi, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

    2.4. Bánh căn ở Góc Đà Lạt

    Không gian quán này tuy hơi nhỏ nhưng khá sạch sẽ. Bánh căn, bánh tráng khá đầy đặn và nhiều nhân, ngoài bánh căn truyền thống với tôm mực thì bánh ở đây có gà xé phay và ngô. Bánh tráng nướng thập cẩm có bò khô, xúc xích, phô mai béo ngậy và lớp trứng gà mỡ hành quyện vào nhân. Ngoài ra, quán còn có bánh mì xíu mại, phô mai que , chuối Thái Lan thơm ngon miễn chê.

    Địa chỉ: 386/43B Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh.

    Mâm bánh căn tại quán Góc Đà Lạt. Ảnh Internet.

    2.5. Quán bánh căn 2 Tòn

    Quán mang đặc trưng của bánh căn Phan Rang, không gian không quá rộng nhưng gọn gàng. Đồ ăn được phục vụ khá nhanh, nhân viên thân thiện và nhiệt tình. Bánh căn ở đây có nhân trứng và tôm mực, miếng bánh hơi nhỏ nhưng lại có đa dạng loại nước chấm ăn cùng rất đậm đà.

    Địa chỉ: 570 Lê Quang ĐIjnnh, Phường 1, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

    Phần bánh xèo và bánh căn của quán 2 Tòn. Ảnh Internet.

    Đối với các thực khách sành ăn, việc ngồi chờ đợi những chiếc bánh căn “ra lò” là điều vô cùng thích thú. Bởi trong thời gian đó, bạn có thể tha hồ ngồi ngắm nhìn từng thao tác điêu luyện của nghê nhân làm bánh. Nhìn những khuôn bánh tròn đều cứ chốc lát đã cho những thành phẩm thơm phức lại cảm thấy yêu thêm cái nét giản dị trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Còn khi tự thực hiện tại nhà, bạn sẽ có dịp hoàn thiện bản thân mình hơn mỗi khi gặp phải những khó khăn từ công đoạn cân chỉnh nguyên liệu đến nấu chín. Ngoài những cách làm bánh căn vừa nêu trên, bạn hãy truy cập Webnauan.vn thường xuyên để trao dồi thêm vô vàn cách làm các món ăn vặt độc đáo khác nhé!

    Bảo Tiên tổng hợp

    Chi tiết thông tin cho Cách làm bánh căn ngon giòn đơn giản tại nhà, ăn hoài không ngán…

    1. Cách làm bánh căn Đà Nẵng thơm ngon chuẩn vị

    Bánh căn Đà Nẵng, hay mọi người vẫn gọi là bánh căn miền Trung, là một món ăn vặt cực kỳ phổ biến. Điều tạo nên sự khác biệt cho món bánh dân dã này, đó chính là vỏ bánh giòn tan, nóng nổi. Ở bên trong có đủ nhân trứng cút, tôm, mứt rất khác so với bánh căn ở Nha Trang hoặc Đà Lạt. Món này ngon nhất vẫn là đem ăn kèm với các loại rau thơm với nước chấm đủ đủ ngâm chua ngọt, càng ăn càng ghiền.

    Bánh căn Đà Nẵng có đặc trưng là vỏ giòn, ăn với nước mắm chua ngọt. Ảnh: internet

    1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

    • 1 kg gạo thơm
    • 20 quả trứng cút
    • 200 gram tôm tươi
    • 1 ít lá hẹ hoặc hành
    • Tỏi, chanh, ớt
    • 1 chén cơm nguội hoặc cơm phơi khô
    • Rau sống: Xà lách, húng quế, xoài chua
    • Gia vị các loại
    • Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm cả dụng cụ đổ bánh căn
    Những nguyên liệu cơ bản cho món bánh căn Đà Nẵng. Ảnh: Internet

    1.2. Cách làm bánh căn chuẩn vị Đà Nẵng

    1.2.1. Sơ chế nguyên liệu

    • Gạo cùng với cơm khô, đem ngâm với nước lạnh để qua đêm để gạo được mềm. Sau đó, đem đi xay nhuyễn để tạo thành bột nước. Để món bánh căn đạt vị thơm ngon, nhớ pha bột với nước theo đúng tỉ lệ.
    Bột gạo làm bánh căn Đà Nẵng là bột lỏng. Ảnh: internet
    • Trong quá trình xay, bạn có thể cho thêm ít dầu ăn hoặc là nước cốt dừa để tạo độ ngậy. Nếu nhà không có sẵn dụng cụ xay, chỉ cần mang ra chợ người ta sẽ xay ra cho bạn. Ngoài ra, nếu không có thời gian, bạn cũng có thể mua bột gạo hay bột bánh khọt bánh căn pha sẵn ở siêu thị, sau đó mang về pha chế theo hướng dẫn. Tuy nhiên, với cách làm bánh căn Đà Nẵng muốn ngon phải tự xay bột, như vậy bánh mới thơm ngon hơn.
    Bạn có thể làm dầu hẹ hoặc dầu hành đều được. Ảnh: Internet
    • Hẹ đem rửa sạch, thái nhỏ, đun nóng dầu rồi cho hẹ vào xào nhanh rồi tắt bếp. Rau sống đem ngâm với nước muối, rửa sạch rồi để ráo.

    1.2.2. Đổ bánh

    Cho lò nướng lên bếp, đợi lòng chảo nóng rồi phết lên đó một lớp dầu, cốt để cho khuôn không bị dính bột, khi chiên có lớp vỏ vàng giòn. Sau đó. Nhẹ nhàng đổ một lớp bột xay, khoảng 2/3 khuôn là được, nhớ không đổ quá mỏng hoặc quá dày. Đặc biệt, trong quá trình nướng, bạn chú ý canh lửa cho vừa, để bột được chín đều và vỏ bên ngoài chuyển vàng giòn như yêu cầu.

    Bánh căn Đà Nẵng có vỏ rất giòn. Ảnh: Internet

    1.2.3. Cho nhân vào bánh căn

    Sau vài phút, đợi cho bánh bắt đầu định hình, bạn mở nắp ra rồi đập trứng cút và một ít tôm vào. Đậy vung lại và tiếp tục đợi thêm vài phút nữa. Mở bánh ra, bánh dậy mùi thơm và vỏ ngoài cùng đã giòn và se lại nghĩa là mọi thứ đã chín tới. Bạn gỡ bánh ra khỏi khuôn, sau đó phết dầu hẹ lên mặt bánh rồi xếp ra đĩa.

    Với chỗ bột còn lại, bạn cứ thực hiện tương tự cho đến khi hết mọi thứ. Bạn có thể cho vào một cái thùng nhựa để giữ được độ giòn của bánh căn.

    1.2.4. Làm nước chấm chua ngọt ăn kèm

    Với cách làm bánh căn Đà Nẵng, nước chấm kèm với bánh căn cực đơn giản nhưng rất bắt vị. Bạn chỉ cần làm một chén mắm tỏi ớt, hòa cùng ít nước sôi để nguội rồi vắt thêm một ít chanh vào để tạo vị chua nhẹ. Để giúp chống ngán cho món ăn, bạn có thể cho thêm một ít đu đủ ngâm vào chén nước chấm sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

    Ngon nhất là ăn bánh căn với nước mắm chua ngọt. Ảnh: Internet

    Với cách làm bánh căn Đà Nẵng, đặc sản của miền Trung, nếu muốn cầu kỳ hơn bạn có thể chế thêm nước nấu cá ngừ, một ít xoài xanh thái sợi. Chính vị mắm sẽ làm món ăn của chúng ta thêm đậm đà và dậy vị hơn.

    1.3. Dọn bánh căn thưởng thức ngay cho nóng

    Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, bạn chỉ cần dọn bánh căn ra đĩa, sắp xếp cho đẹp mắt. Bên cạnh là chén nước mắm ngâm đu đủ chua ngọt cùng với đĩa rau sống cho thêm phần hấp dẫn. Khi ăn, chỉ cần đặt một ít rau sống lên một miếng bánh căn, chấm kèm với nước chấm rồi thưởng thức một lượt. Vị thơm của bánh, vị tươi mát của rau cùng nước mắm đủ vị hòa tan trong miệng tạo nên cảm giác thật khó tả.

    2. Cách làm bánh căn Đà Lạt ăn là ghiền

    Với những bạn đã đi du lịch Đà Lạt chắc chắn sẽ biết bánh căn là món ăn rất nổi tiếng, có bán rất nhiều ở khu vực chợ đêm. Nếu mê món bánh căn “thương hiệu” Đà Lạt mà chờ mãi vẫn chưa có dịp lên lại, chi bằng hãy tự học cách làm bánh căn để thưởng thức ngay tại nhà cho đỡ ghiền.

    Đĩa bánh căn chuẩn Đà Lạt. Ảnh: Internet

    2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

    • 1 kg gạo thơm
    • 1 bát cơm khô
    • 500 gram thịt nạc
    • 1 củ sắn
    • 20 quả trứng cút
    • Hành, tỏi
    • Hành tây
    • Hành lá
    • Các loại gia vị thông dụng
    • Khuôn đổ bánh
    Các nguyên liệu làm bánh căn Đà Lạt. Ảnh: Internet

    2.2. Cách làm bánh căn Đà Lạt với những bước đơn giản

    2.2.1. Xay bột gạo

    Cho gạo ngâm với nước để qua đêm, sau đó đem trộn cùng với cơm khô và nước lọc cho vào máy xay để xay nhuyễn thành bột nước sền sệt. Bạn lưu ý, trước đó nên đổ phần nước ngâm đi rồi mới trộn với cơm khô. Yêu cầu thành phẩm của bột đổ bánh căn là phải có độ đặc một chút, nếu lỏng thì không chuẩn.

    Bột gạo làm bánh căn Đà Lạt có độ sền sệt. Ảnh: Internet

    2.2.2. Làm xíu mại ăn kèm bánh căn

    Với thịt nạc mua về, đem rửa sạch rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn. Sắn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi đem thái hạt lựu. Hành tây cũng bóc vỏ, thái hạt lựu. Tỏi, hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

    Chuẩn bị một cái tô, sau đó bạn cho thịt nạc băm, hành lá, hành tây, sắn cùng với các gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu xay rồi trộn đều lên. Bạn nhớ canh tỉ lệ để xíu mại hợp khẩu vị với mọi người trong gia đình, đừng quá nhạt hoặc quá mặn.

    Xíu mại ăn kèm là đặc trưng của món bánh căn Đà Lạt. Ảnh: Internet

    Sau khi đã tạo thành hỗn hợp, bạn đeo bao tay rồi vo thành từng viên tròn đẹp mắt. Sau đó, bạn đặt vào trong xửng hấp rồi bật bếp hấp cho đến khi chín.

    2.2.3. Làm nước chấm

    Đây là một bước đơn giản nhưng cũng quyết định đến vị ngon của bánh căn Đà Lạt. Các bạn thực hiện theo những hướng dẫn như sau:

    • Cho một cái chảo lên bếp, đun nóng rồi cho dầu vào, đợi dầu nóng rồi cho cả tỏi lẫn hành tím vào phi lên cho thơm.
    • Từ từ đổ mắm nêm vào, đợi khi mắm sôi rồi thêm 1/2 bát nước con, tiếp tục đun sôi. Đợi vài phút, nêm thêm một ít ớt và đường vào sao cho hợp khẩu vị.

    2.2.4. Làm mỡ hành

    Cũng giống với cách làm bánh căn Đà Nẵng, món bánh căn nổi tiếng ở Đà Lạt cũng sử dụng mỡ hành. Bạn chỉ cần đun nóng dầu, sau đó cho hết chỗ hành đã thái nhỏ rồi, đảo đều tay rồi tắt bếp, cho mỡ hành ra chén. Bạn lưu ý, với món này các bạn nhớ chỉ nên đảo nhẹ cho hành xìu xuống, sau đó tắt bếp ngay, tránh để lâu sẽ làm mất màu xanh của hành lá.

    2.2.5. Đổ bánh căn

    Đun nóng khuôn đổ bánh, khi bánh đã nóng bạn chỉ cần múc bột đổ vào, cũng tầm 2/3 khuôn là đẹp. Đậy nắp khuôn lại, đợi cho bánh chín.

    Bắt đầu đổ bánh căn. Ảnh: Internet

    Khi bánh đã bắt đầu se lạnh, cho trứng cút lên trên bề mặt của từng chiếc bánh căn. Sau đó, tiếp tục đậy nắp lại rồi chờ cho bánh chín. Bạn lưu ý, nên canh lửa để bánh vẫn còn giữ được độ mềm xốp của bánh. Tùy vào sở thích là ăn trứng lòng đào hay trứng chín mà bạn nên canh thời gian để lấy bánh ra khỏi khuôn.

    Cứ thực hiện liên tục cho đến khi hết chỗ bột và các nguyên liệu

    2.3. Thưởng thức bánh ăn

    Xếp chỗ bánh ra đĩa, ăn kèm với hỗn hợp nước chấm gồm mắm nêm, mỡ hành và xíu mại. Với với làm bánh căn Đà Lạt chuẩn bị nhất là khi ăn chung với chả, rau sống.

    Dọn bánh căn ra ăn cùng xíu mại và mỡ hành. Ảnh: Internet

    Dù là cách làm bánh căn Đà Nẵng hay bánh căn Đà Lạt đều có một sự hấp dẫn riêng. Nếu ai thích món bánh căn mềm thơm thì chọn bánh căn Đà Lạt, còn nếu thích vỏ giòn tan thì bánh căn miền Trung vẫn là ngon nhất. Hy vọng, qua công thức mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn chia sẻ, bạn có thể tự tay làm ra một đĩa bánh căn thơm lựng để đãi cả gia đình những lúc trời trở lạnh hay mưa về nhé.

    Nguyễn Diên

    Chi tiết thông tin cho Cách làm bánh căn với 2 công thức dễ thực hiện, cho bánh ngon khỏi chê…

    Cách làm bánh căn Nha Trang Tại Nhà:

    cách làm bánh căn tại nhà

    Về nguồn gốc thời gian thì bánh căn không ai biết nó xuất hiện từ bao giờ, tuy nhiên lịch sử và nguồn gốc xuất phát thì là tỉnh Ninh Thuận, đây được coi là một trong những món truyền thống của người Chăm.

     Để món bánh căn này thêm phần thơm ngon và hấp dẫn, thì người dân ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã gia giảm thêm một số nguyên liệu để tăng thêm độ hoa mỹ cũng như đặc sắc của món ăn này. Hiện nay thì Bánh Căn được coi là món ăn đặc sản dành cho du khách khi đi tham quan du lịch tại thành phố biển Nha Trang.

    Và công thức để làm ra món bánh căn ngon tại nhà theo đúng khẩu vị của người dân ở Nha Trang thì Bạn cần phải chuẩn bị những bước sau.

    Khuôn làm Bánh Căn:

    khuôn làm bánh căn

    Đây là một khâu cực kỳ quan trọng, bởi có rất nhiều người thường dùng khuôn kim loại thường dùng để đổ bánh khọt như các tỉnh Miền Nam, tuy nhiên cách làm bánh căn Nha Trang thì lại khác, người ta sẽ dụng khuôn lò bánh bằng đất.

     Đây là loại khuôn được làm bằng đất sét, khi bánh được đúc xong thì sẽ tạo ra một lớp vỏ mỏng, có độ giòn và giữ nguyên hương vị của bột gạo, hay ăn những biếng bánh sẽ không có vị ngán của dầu như bánh khọt.

    Nếu Bạn muốn làm bánh căn tại nhà thì có thể lựa chọn những lò bánh bằng đất từ 6 – 8 chén như vậy sẽ phù hợp và tiết kiệm kinh phí hơn là những lò mua để mở hàng bán.

    Vá lật bánh căn: giống như vá lật cá nhưng bề mặt vá lật bánh căn nhỏ hơn, khi bánh chín trên khuôn đúc cần phải có vá lật để lấy bánh ra khỏi khuôn. Cộng thêm muỗng múc bột và Vĩ gác bánh.

    Cách Làm Bánh Căn Bằng Bột Tự Pha:

    say bột bánh căn

    Để tạo cho miếng bánh có một lớp vỏ mỏng, ăn có độ giòn thì công đoạn làm bột bánh sẽ có những bí quyết sau đây:

    • Chọn Gạo Làm Bánh ( Bước 1):

    Bạn không nên chọn gạo để say bột từ những giống lúa lại hay lúa mới, mà nên chọn những giống lúa truyền thống ( giống cũ) để say thì như vậy sẽ tạo cho miếng bánh khi đổ vào khuôn sẽ ít dính khuôn và bánh sẽ giòn hơn.

    • Ngâm Gạo ( Bước 2):

    Gạo sau khi đã mua về, Bạn nên ngâm trong nước tầm 3 – 4 tiếng rồi đem ra say để bột lắng xuống tầm 20 phút thì chắc bỏ phần nước trong ở phía trên ra. Mẹo nhỏ riêng trong phần này đó là trong quá trình say chúng ta nên pha chung với cơm khô ( Cơm phơi khô ra ngoài nắng )

    • Pha Bột ( Bước 3):

    Bột sau khi say xong, bạn sẽ pha với nước, khấy đều để tạo ra một hỗn hợp chất lỏng sệt sệt, giống như chúng ta ăn bột ngũ cốc hằng ngày.

    Chi tiết thông tin cho Bánh Căn Nha Trang Quán Nào Ngon Cách Làm Tại Nhà Cho Các Chị Em…

    Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Bột Làm Bánh Căn

    Bánh bao nhân thịt, bánh bao làm bằng bột mì đa dung, Cách làm bánh bao ngon, banh bao nhan thịt, cach lam banh bao nhân thịt

    Ngoài những thông tin về chủ đề Bột Làm Bánh Căn này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thực đơn khác tại đây nhé.

    Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Bột Làm Bánh Căn trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

    Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Kiến thức để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

    Bài liên quan:  Cách Làm Thịt Ếch - Cách làm món ngon nhanh nhất

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button