Cốc Nguyệt San Tampon – Cách làm món ngon nhanh nhất
Cốc Nguyệt San Tampon có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Cốc Nguyệt San Tampon trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Băng vệ sinh
Băng vệ sinh (BVS) là một trong những dạng thức vệ sinh dành cho phụ nữ lâu đời nhất và vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Ưu điểm của băng vệ sinh rất rõ ràng, đa dạng về chủng loại, chất liệu – mặt bông cho da nhạy cảm, mặt lưới khô thoáng thấm hút tốt, chiều dài, cấu tạo. Giải thích cho sự phổ biến của BVS, Bác sĩ phụ khoa Nguyễn T. Hằng nhận định, “ở Việt Nam, BVS rẻ nhất, dễ mua nhất, công ty sản xuất được trong nước, nên phù hợp với phần đông phụ nữ Việt. Không như các nước phương Tây phát triển đề cao tính tiện lời tuyệt đối khi vận động thể chất và khả năng giải phóng vùng kín, khi khảo sát người tiêu dùng Việt Nam thì nhiều người cho rằng BVS tiện dụng nhất. Việc tới kì kinh là bất chợt, nên người ta thường dùng BVS vì có thể dễ tìm thấy ở bất cứ tạp hoá nào. Hơn nữa tâm lí phụ nữ Việt Nam nói chung thường không muốn thay đổi.”
Một ưu điểm khác so với tampon là BVS có thể sử dụng giữa các kỳ kinh nguyệt, với dạng thức hàng ngày.
Nhược điểm của BVS truyền thống cũng không phải ít:
Không thân thiện với môi trường: trung bình một năm 01 phụ nữ sẽ thải ra môi trường gần 350 miếng BVS (gần 35 gói BVS) và đòi hỏi lượng cây để sản xuất giấy, bông cho một lượng tương tự, so với việc mua 01 cốc nguyệt san sử dụng nguyên năm.
Không thuận tiện cho các hoạt động thể chất: đặc biệt là các bộ môn thể thao dưới nước.
Dễ gây ngứa, kích ứng, viêm nhiễm, mùi: khi máu tiếp xúc với không khí sẽ tạo mùi, độ ẩm trên bề mặt BVS và việc không thay rửa thường xuyên sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, chưa kể chất liệu hay mùi hương của BVS có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng hay ngứa ngáy.
Không thể bảo vệ tuyệt đối những ngày nhiều hoặc khi đi ngủ: dù rằng có BVS ban đêm dài hơn hay những BVS dành cho những ngày nhiều với khả năng thấm hút nhiều hơn nhưng vẫn không thể đảm bảo bạn không bị trào hay dây ra ngoài. Nhiều người thường khắc phục điều này bằng việc dùng kết hợp tampon hoặc cốc nguyệt san trong kỳ kinh nguyệt.
Cốc nguyệt san (menstrual cup)
Cốc nguyệt san đã xuất hiện từ những năm 1930s, cùng với tampon nhưng mức độ phổ biến không bằng. Đến năm 2014, một dự án của Kickstarter huy động được hơn 325,000 USD cho một phiên bản mới có thể xếp gập lại được, kèm hộp đựng của cốc nguyệt san, thu hút thêm sự quan tâm của cư dân mạng. Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết cốc nguyệt san là gì, định nghĩa đơn giản thì đây là một loại cốc có chất liệu mềm linh hoạt, được thiết kế đặt trong âm đạo để “hứng” kinh nguyệt, thay vì thấm hút như tampon hay BVS.
Có 2 loại cốc nguyệt san: loại dùng một lần (bên phải) và loại tái sử dụng (bên trái) thường có hình dạng giống quả chuông, làm bằng chất liệu latex (cao su) hoặc silicone, có thể làm sạch sau mỗi lần dùng và tái sử dụng. Đối với những người nhạy cảm với thành phần cao su hay dễ viêm nhiễm thì nên mua loại 100% silicone.
Ưu điểm của cốc nguyệt san khá nhiều, bao gồm:
Chi phí thấp hơn và ít chất thải, nhiều loại cốc được thiết kế để sử dụng hàng năm nếu bảo quản đúng cách, sẽ là một bài toán kinh tế và thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, BS Hằng cũng cảnh báo Với chất liệu như vậy, dù có thể sử dụng được 10 năm, nhưng trong 10 năm ấy chất liệu cốc có thể bị môi trường tác động hoặc do sử dụng không hoàn toàn đúng cách, gây biến chất mà mắt người không thể nhìn thấy.
Ít tạo mùi hôi do máu hoàn toàn được hứng bên trong âm đạo và không tiếp xúc với không khí, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.
Đảm bảo độ cân bằng pH cho vùng âm đạo và các vi khuẩn có lợi. Không như tampon, thấm hút không chỉ máu mà tất cả dung dịch vùng âm đạo, có thể ảnh hưởng đến cân bằng pH và môi trường tự nhiên vùng âm đạo.
An toàn hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Một nghiên cứu cho thấy trung bình, phụ nữ dùng cốc nguyệt san phải vệ sinh và thay cốc ít hơn 2.8 lần so với tần suất sử dụng tampon hay BVS. Và tỉ lệ bị tràn, dây ra ngoài cũng thấp hơn 0.5 lần. Điều này tương ứng với việc bạn có thêm nhiều thời gian giữa các lần thay/kiểm tra vệ sinh. Nếu tampon cần thay cứ mỗi 4-8 giờ thì cốc nguyệt san có thể sử dụng lên đến 12 giờ, tất nhiên còn tùy thuộc vào từng người và thời điểm khác nhau. Trên kinh nghiệm thực tế, với những ngày đầu tôi phải vệ sinh cốc sau 2-3h, những ngày sau đó, sau 6 tiếng sử dụng cốc mới chỉ đầy một nửa.
Phù hợp với các hoạt động thể chất, cực kỳ thoải mái dễ chịu: nếu không nói là sau 3 tiếng sử dụng, tôi đã hoàn toàn quên khuấy mình đang ở giữa gì kinh nguyệt. Vùng kín rất thoáng, nhẹ nhàng, không hề có cảm giác đau, ngứa, khô rát.
Thoải mái pipi, boo boo mà không lo bị rớt ra ngòai.
Rất ít khả năng viêm nhiễm: không như tampon với rủi ro làm khô rát vùng âm đạo do khả năng siêu thấm hút, gây viêm tiết niệu, thậm chí còn có nguy cơ hội chứng sốc nhiễm độc dù hiếm gặp (TSS), cốc nguyệt san không làm khô âm đạo, chất liệu silicone cũng được cho rằng an toàn, không lây lan vi khuẩn. Cốc nguyệt san không chứa hóa chất, chất tẩy rửa hay sợi, vải có thể dẫn đến kích ứng vùng trong âm đạo.
Đó là về lý thuyết, trên thực tế bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, khoa sản phụ khoa bệnh viện FV vẫn cảnh báo một số nguy cơ cần đề phòng vì tuy chất liệu làm cốc nguyệt san có thể đủ tốt, kháng khuẩn nhưng “việc sử dụng tay đặt vào, lấy ra liên tục, tiếp xúc trực tiếp với vùng âm đạo mới là nguy cơ cao làm cho viêm nhiễm, chưa kể việc bảo quản, vệ sinh cốc nguyệt san có thật sự đúng cách hay không”. Vì vậy nếu muốn sử dụng cốc nguyệt san, người dùng phải tuyệt đối rửa sạch tay trước khi thực hiện thao tác và đọc kỹ hướng dẫn vệ sinh, bảo quản cốc.
Tuy nhiên, không phải là cốc nguyệt san không có những nhược điểm của mình:
Vẫn có khả năng gây ngứa ngáy, khó chịu, dù rằng bạn càng dùng quen thì sẽ càng bớt vấn đề. Điều quan trọng là bạn cần nhớ rửa sạch tay trước khi nhét/lấy cốc ra, rửa sạch cốc mỗi lần sử dụng và lấy cốc ra ít nhất 2-3 lần/ngày.
Có khả năng “mất tiền” nếu mua loại không phù hợp: đây chính là kinh nghiệm xương máu lần đầu dùng của tôi, chủ quan không chọn size cẩn thận, cuối cùng mua nhầm loại cốc có size nhỏ hơn và kết quả là kinh nguyệt bị dây ra dù kỹ thuật lấy, nhét đã đúng cách. Vì vậy điều đầu tiên cần làm là đọc kỹ các hướng dẫn chọn mua sản phẩm trước khi bắt đầu.
Lỉnh kỉnh hơn mỗi lần thay/vệ sinh: một trong những nhược điểm của cốc nguyệt san là việc làm sạch và thay cốc có thể khá lỉnh kỉnh, rắc rối. Thử hình dung mỗi lần lấy cốc ra, bạn phải ngồi hoặc ngồi xổm, dùng cơ sàn chậu đẩy cốc xuống thấp rồi dùng tay tìm và túm lấy cuống cốc, đáy cốc rồi kéo zigzag ra ngoài. Hầu hết phụ nữ sau một thời gian sử dụng sẽ tìm ra cách xử lý sao không “nhầy nhụa” và dính dớp, tuy vậy việc làm quen cũng mất thời gian và việc rửa sạch cốc nguyệt san ở nơi công cộng cũng khá là bất tiện.
Khó sử dụng đối với một số người: với những cô gái trẻ hoặc “nhát tay” thì việc sử dụng những lần đầu sẽ hơi bất tiện vì có thể phải chỉnh tới chỉnh lui hoặc việc lấy ra có phần lóng ngóng.
Phải làm sạch và bảo quản sau mỗi lần sử dụng cũng khi sau một kỳ kinh nguyệt.
Rách màng trinh: Ở những người Phương Đông, đây cũng vẫn là vấn đề nên được cân nhắc. Dẫu biết rằng quan niệm ngày nay đã thoáng hơn rất nhiều, không gò ép người con gái phải giữ gìn màng trinh bằng mọi giá trước khi lấy chồng, nhưng nếu bạn không sẵn sàng và vẫn muốn theo nếp truyền thống thì hoàn toàn dễ hiểu.
Bạn không nên dùng cốc nguyệt san trong những trường hợp sau
Ngoài những lưu ý trên, trong những trường hợp cụ thể sau, bạn không nên dùng cốc nguyệt san
– Đang đặt vòng tránh thai
– Vừa sinh con, phá thai, sảy thai hoặc thực hiện phẫu thuật và được bác sĩ chỉ định không sử dụng
– Không muốn bị rách màng trinh
– Không thích phải tiếp xúc với máu, dù không nhiều. Hay không đủ “dũng khí” để sử dụng một sản phẩm đã từng dính máu
– Không thích phải thử nghiệm những thứ mới, lạ, mà đã hài lòng với sản phẩm hiện có (BVS hoặc tampon)
– Xem chuyện kinh nguyệt là vặt vãnh, không cần đầu tư quá nhiều ngay một lúc
Tampon
Tampon là dạng thức kết hợp giữa BVS và cốc nguyệt san, được đưa vào bên trong âm đạo, nhưng để thấm hút kinh nguyệt và được lấy ra bằng sợ dây lòng thong ở cuối tampon.
Xét về ưu điểm thì giống như cốc nguyệt san, Tampon tiện lợi, phù hợp với những người hay vận động, đặc biệt là thể thao dưới nước, giá thành có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên tampon có khá nhiều nhược điểm, như: Thiên về hút thấm hơn, nếu ra máu nhiều thì phải thay thường xuyên, vì tampon để lâu trong âm đạo sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ gây bệnh. Khác với BVS thường – chỉ tiếp xúc ở bề mặt da, tampon tiếp xúc trực tiếp tới vùng bên trong âm đạo, nếu không may người sử dụng dị ứng với thành phần nguyên liệu, thì phản ứng sẽ nặng hơn, điều trị sẽ khó khăn hơn.
Ngoài ra, nếu không sử dụng khéo sẽ gây rách màng trinh. Không sử dụng khéo sẽ làm đứt dây kéo tampon, khiến tampon bị kẹt bên trong, phải nhờ tới sự giúp đỡ của y bác sĩ.
Nếu người dùng không ra nhiều máu thì hút khô dịch nhờn âm đạo gây khô bên trong âm đạo, dẫn đến bị viêm tiết niệu.
Nói tóm lại đối với việc lựa chọn sản phẩm nào cho “bé gái” mỗi kỳ kinh nguyệt, các bạn nên cân nhắc theo sở thích và nhu cầu của cá nhân. Riêng đối với công cụ hàng ngày, các bác sĩ sản, phụ khoa đều khuyên dùng BVS daily, thay vì 2 sản phẩm còn lại.
Chính thức mở bán Beauty Box PHIÊN BẢN GIỚI HẠN Emmié by Happy Skin x Lincup trị giá 1,558,000VNĐ GIÁ CHỈ CÒN 845.000VNĐ — 46% OFF chỉ từ 20/6 đến 1/7 !
Nhanh tay đặt mua ngay tại: bit.ly/2Ksinxk
Chi tiết thông tin cho Băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san, bác sĩ phụ khoa nói gì?…
1. So sánh chất liệu làm ra băng vệ sinh,cốc nguyệt san, tampon?
Băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon có nguồn gốc từ các chất liệu sau đây:
- Băng vệ sinh và tampon thường được làm từ tơ nhân tạo, bông hay các loại vật liệu thấm hút khác, tuy nhiên có chất liệu an toàn nhưng cũng có chất liệu cũng khá nguy hiểm.
- Cốc nguyệt san đa phần được làm từ silicon y tế, cao su hoặc nhựa dẻo có tính đàn hồi tốt nên có độ an toàn khá cao.
Bạn đang phân vân khi đến chu kỳ nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon?
Chị em phụ nữ khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân hoặc sức khỏe của mẹ và bé khi đang mang bầu, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.
2. Dùng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hay tampon cái nào an toàn hơn?
Băng vệ sinh, cốc nguyệt san hay tampon đều sẽ an toàn khi sử dụng nếu chị em sử dụng đúng cách, thay thường xuyên và vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tuy nhiên, mỗi loại tùy vào mục đích sử dụng sẽ có sự an toàn riêng như sau :
- Đối với băng vệ sinh khi sử dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với vùng kín nhạy cảm nên bạn nên tìm được loại có chất liệu tốt, phù hợp với cơ địa mỗi người.
- Đối với tampon khi sử dụng sẽ đưa trực tiếp vào bên trong âm đạo nên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, hội chứng sốc độc.
- Đối với cốc nguyệt san được làm từ chất liệu silicone y tế sẽ làm giảm nguy cơ kích ứng, an toàn cho vùng nhạy cảm, hạn chế được các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!
Chi tiết thông tin cho Nên sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hay tampon?…
“Mùa dâu” tháng nào cũng tới, chị em quá quen với băng vệ sinh, đang lần mò qua tampon và cốc nguyệt san, chắc chẳng khỏi băn khoăn ngỡ ngàng. Từ mạng xã hội facebook, xem thử chia sẻ của cô bạn này để lấy kinh nghiệm sử dụng nhé!
Dùng băng vệ sinh thì chẳng lạ cũng chẳng khó gì, nó cứ giống như “mang bỉm cho trẻ” vậy. Nhưng dùng tampon và cốc nguyệt san thì khác hẳn nhé, vì nó đặt trong môi trường âm đạo, kẻ thấm, kẻ hứng “nước dâu” trực tiếp từ bên trong kia mà.
Giữa rừng tranh luận xem dùng loại nào tốt, sao không xem thử kinh nghiệm dùng cả 3 loại của 1 bạn gái trẻ chia sẻ trong một diễn đàn làm đẹp trên Facebook để đưa ra kết luận thực tế cho mình nhỉ!
Băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san
1Cốc nguyệt san – “OK… nó thích nhất trong 3 loại”
Được đánh giá là “an toàn cao”, đặc biệt tạo cảm giác thông thoáng dễ chịu, tự tin vận động, bạn gái ủng hộ hết mình việc sử dụng cốc nguyệt san cho ngày đèn đỏ, đặc biệt vào những ngày nhiều.
Giảm mụn do bức bí, không lo ngứa ngáy, tha hồ chạy nhảy, kể cả bơi biển khi dùng cốc nguyệt san khiến bạn gái cực phấn khích.
2Băng vệ sinh – “Gia công” thêm cho an toàn, dùng tiện cho những ngày ít
Chuộng dùng sản phẩm của Diana, bạn gái cho rằng mặc dù băng vệ sinh mang tiếng là không thân thiện với môi trường, nhưng nó lại dễ dùng và thuận tiện, nhất là những ngày ít, dùng cốc nguyệt san sẽ tốn công tiệt trùng, cọ rửa.
Cô bạn này có cách dùng khá thú vị, kết hợp cả băng vệ sinh và cốc nguyệt san trong những ngày nhiều, lý do rất đơn giản là lỡ chệch cốc (dù rất ít xảy ra), gây rò rỉ thì đã có băng vệ sinh “đỡ đạn”, không lo sự cố và vấy bẩn quần áo, chăn nệm.
Nhất là, băng vệ sinh rất đa dạng, có thể chọn dùng băng vệ sinh mỏng hay siêu mỏng cho những ngày ít, ít hẳn thì dùng băng vệ sinh hàng ngày, còn ban đêm thì đã có các sản phẩm băng vệ sinh dùng ban đêm thoải mái nằm mọi tư thế, khá yên tâm và tiện lợi.
3Tampon – Phương án dự phòng an toàn, tiện lợi
Mặc dù rất yêu thích sử dụng cốc nguyệt san, và ưu tiên dùng nó, nhưng làm sao tránh khỏi “dâu” đến bất ngờ, trong khi cốc nguyệt san cần tiệt trùng trước khi dùng lại.
Phương án mà nhiều bạn lựa chọn lựa là thủ sẵn băng vệ sinh trong giỏ xách, còn với bạn gái trong câu chuyện lại chọn dùng Sofy Tampon (băng vệ sinh dạng que của Diana, nhãn hiệu nhập khẩu từ Nhật Bản).
Nó vừa nhỏ gọn, cũng khá dễ dùng, thấm hút cực tốt mà cũng rất “kín đáo”, tuy nhiên không an toàn cho vùng kín và dễ chịu không bằng khi dùng cốc nguyệt san.
Nếu là bạn, bạn nghĩ mình sẽ dùng thế nào cho 3 loại sản phẩm “thân yêu” này, hẳn có đồng thuận với phương án “tiện sao thì dùng đấy” như cô gái trong chủ đề không nhỉ!
Bạn sẽ quan tâm:
Tham khảo một số loại băng vệ sinh có bán tại Bách hoá XANH:
Chi tiết thông tin cho Chia sẻ của bạn gái dùng băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san…
Cốc nguyệt san là gì?
Mặc dù với nhiều người, cốc nguyệt san vẫn là một vật gì đó khá xa lạ nhưng thực tế nó đã xuất hiện dưới nhiều hình thức từ những năm 1800 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1867. Ngày nay, ngày càng nhiều phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san. Chúng đã được chứng minh là an toàn và còn thân thiện với môi trường hơn so với miếng đệm và băng vệ sinh.
Cốc nguyệt san là một chiếc cốc hình phễu nhỏ, co giãn linh hoạt, được làm bằng cao su hoặc silicone mà bạn đưa vào âm đạo để hứng và thu thập chất dịch kinh nguyệt. Tùy thuộc vào dòng chảy của bạn, thời gian cho một lần sử dụng cốc lên đến 12 giờ.
Cách sử dụng cốc nguyệt san
Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng cốc nguyệt san, hãy tham khảo với bác sĩ phụ khoa. Mặc dù cốc nguyệt san là thứ mà bạn có thể mua bất kỳ nhãn hiệu nào trực tuyến hoặc ở hầu hết các cửa hàng nhưng trước tiên bạn sẽ phải tìm ra kích cỡ bạn cần. Hầu hết các thương hiệu cốc nguyệt san đều bán phiên bản nhỏ và lớn.
Để tìm ra kích thước cốc kinh nguyệt phù hợp với bạn, bạn và bác sĩ của bạn nên cân nhắc:
- Tuổi của bạn
- Chiều dài cổ tử cung của bạn
- Dòng chảy kinh nguyệt của bạn nhiều hay ít
- Độ cứng và tính linh hoạt của cốc
- Sức chứa của cốc
- Sức mạnh của cơ xương chậu của bạn
- Sinh con qua đường âm đạo (sinh thường)
Cốc nguyệt san kích cỡ nhỏ hơn thường được khuyên dùng cho phụ nữ dưới 30 tuổi chưa sinh con qua đường âm đạo. Kích thước lớn hơn thường được khuyến khích cho phụ nữ trên 30 tuổi, đã sinh con qua đường âm đạo hoặc có kinh nhiều hơn.
Làm thế nào để sử dụng cốc kinh nguyệt
Khi bạn sử dụng cốc nguyệt san lần đầu tiên, nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trước khi cho cốc vào, hãy bôi trơn vành bằng nước hoặc chất bôi trơn gốc nước (gel bôi trơn). Cốc nguyệt san được bôi trơn sẽ dễ dàng đưa vào hơn.
Nếu bạn đã từng sử dụng tampon, bạn sẽ thấy việc nhét cốc nguyệt san vào tương đối dễ dàng. Chỉ cần làm theo các bước sau để sử dụng cốc:
- Rửa tay thật sạch.
- Bôi nước hoặc chất bôi trơn gốc nước vào vành cốc.
- Gấp chặt cốc kinh nguyệt làm đôi, cầm bằng một tay với vành hướng lên trên.
- Đưa cốc hướng vành lên vào âm đạo của bạn giống như bạn làm với tampon. Nó sẽ nằm dưới cổ tử cung của bạn vài inch.
- Khi cốc đã vào trong âm đạo, hãy xoay nó. Nó sẽ mở ra để tạo ra một vòng đệm kín khí ngăn rò rỉ.
Bạn sẽ không thấy vướng nếu đã lắp cốc đúng cách. Bạn cũng có thể di chuyển, nhảy, ngồi, đứng và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác mà cốc của bạn không bị rơi ra ngoài. Nếu bạn gặp khó khăn khi đặt cốc, hãy tư vấn với chuyên gia.
Chi tiết thông tin cho Có nên sử dụng cốc nguyệt san thay thế cho băng vệ sinh?…
Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh? Công dụng của cốc nguyệt san là gì?
Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh không? Trước khi trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng điểm qua những ưu điểm và công dụng của cốc nguyệt san, bao gồm:
- Giảm chi phí và hạn chế rác thải: Cốc đựng kinh nguyệt có thể tái sử dụng trong nhiều năm giúp tiết kiệm chi phí so với sản phẩm băng vệ sinh, tampon làm từ giấy, bông hoặc hạt siêu thấm. Nếu không muốn tái sử dụng nhiều lần, bạn vẫn có thể mua loại sử dụng một lần. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc thông tin sản phẩm cẩn thận trước khi mua loại sử dụng nhiều lần.
- Có thể để trong cơ thể đến 12 giờ: Băng vệ sinh cần phải được thay cái mới sau mỗi 2 – 4 giờ tùy thuộc vào lượng máu kinh nhiều hay ít nhưng cốc kinh nguyệt thì lâu hơn. Bạn có thể để cốc qua đêm rất an toàn mà không cần phải dùng thêm băng vệ sinh, không sợ tràn ra ngoài do cử động trong lúc ngủ.
- Dung tích chứa nhiều hơn: Một chiếc cốc kinh nguyệt có thể chứa gấp đôi lượng máu kinh so với băng vệ sinh siêu thấm hoặc tampon, giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày máu kinh ra nhiều.
- Giữ vệ sinh khi quan hệ tình dục: Với loại cốc làm bằng silicone hay nhựa y tế, bạn cần phải lấy ra khỏi âm đạo trước khi quan hệ. Thế nhưng, bạn không phải làm điều đó khi sử dụng loại cốc dùng một lần có tên là đĩa nguyệt san. Nó sẽ giúp bạn tận hưởng khoái cảm mà không lo vấy bẩn. Đĩa nguyệt san trông giống như một màng ngăn, có hình mái vòm thay vì hình phễu thông thường.
- Hạn chế mùi hôi: Máu kinh sẽ có mùi khi tiếp xúc với không khí trong khi cốc đựng kinh nguyệt giúp bạn tránh được tình trạng trên.
- An toàn: Các chuyên gia cho rằng cốc đựng kinh nguyệt an toàn hơn so với băng vệ sinh, tampon vì nó giúp phụ nữ tránh các nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc, nhiễm khuẩn, phát ban, phồng rộp.
- Cân bằng pH âm đạo và giữ lại vi khuẩn có lợi: Băng vệ sinh, tampon hấp thụ tất cả các dịch âm đạo của bạn cùng với máu kinh nên có thể làm ảnh hưởng đến độ pH và các vi khuẩn tốt trong âm đạo.
- Không tốn thời gian mua sắm: Việc sử dụng cốc giúp bạn không mất nhiều thời gian đi mua mỗi tháng như dùng băng vệ sinh hay tampon.
- Thoải mái hơn so với dùng băng vệ sinh hay tampon: Nếu được đặt đúng cách, bạn không cảm thấy sự hiện diện của cốc đựng kinh nguyệt trong âm đạo. Cốc không gây hiện tượng rát, ẩm ướt như khi bạn dùng băng vệ sinh hay tampon.
Với những ưu điểm và tác dụng của cốc nguyệt san vừa nêu chắc hẳn bạn đã phần nào có câu trả lời cho thắc mắc có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh không. Tuy nhiên, để quyết định của mình được chính xác hơn, bạn có thể cân nhắc tiếp những nhược điểm của cốc đựng kinh nguyệt được đề cập dưới đây.
Chi tiết thông tin cho Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh không?…
1. Những điều cần biết về tampon
Tampon là một sản phẩm vệ sinh ngày có hình que, có nhiều kích thước khác nhau, được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp giúp thấm hút dịch kinh trong ngày dâu rụng.
1.1. Tampon xuất hiện từ khi nào?
Tampon được phát minh ra bởi tiến sĩ Earle Haas – người Hoa Kỳ, lấy ý tưởng từ một người bạn tại California, khi sử dụng một miếng bọt biển nhằm hấp thụ dòng chảy của chu kỳ kinh nguyệt.
Năm 1933, phát minh này của Hass được cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ. Sau khi bán cho Gertrude Tendrich, tampon – thiết kế của Tiến sĩ Haas, được sản xuất và lần đầu được bán ở Mỹ vào năm 1936.
1.2. Ưu điểm của tampon
- Giá thành rẻ: Do đó, nếu muốn chuyển từ dùng BVS sang dùng tampon sẽ không mấy khó khăn với các bạn gái.
- Hạn chế mùi hôi, ẩm ướt khó chịu: Nhờ thiết kế nằm hoàn toàn bên trong “cô bé” nên tampon không phải tiếp xúc với không khí. Đây là điều mà sản phẩm vệ sinh truyền thống không làm được.
- Tiện dụng: Kích thước tampon khá nhỏ nên có thể dễ dàng mang theo trong các chuyến đi. Bạn gái tha hồ hoạt động mạnh mà không lo bị lệch hay rơi rớt.
1.3. Nhược điểm của tampon
- Do có khả năng thấm hút mạnh nên tampon sẽ hút toàn bộ dịch nhờn bên trong “cô bé”. Nến nếu sử dụng trong thời gian dài, bạn sẽ có cảm giác khô âm đạo, rất khó chịu.
- Khi âm đạo quá khô sẽ ảnh hưởng đến độ pH. Mất cân bằng pH chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ, gián tiếp gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Khi sử dụng tampon quá 4 tiếng, cơ thể bạn có thể xuất hiện tình trạng sốc độc tố, gây ra tình trạng chóng mặt, đau đầu,… Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng này nhé.
1.4. Những lưu ý khi sử dụng tampon lần đầu
Nếu bạn lần đầu tiên sử dụng tampon thì cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Đầu tiên, bạn gái nên quan tâm đến kích thước của tampon. Mỗi nhà sản xuất sẽ đưa ra số đo cụ thể cho mức độ thấm hút và có kí hiệu riêng. Tampon thấm hút càng nhiều thì càng nở to ra. Do đó hãy căn cứ vào lượng dịch kinh mỗi chu kỳ của bạn để chọn được một sản phẩm phù hợp. Nếu bạn sử dụng lần đầu, hãy chọn size mini để thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên với size này bạn gái sẽ phải thay tampon liên tục để tránh tràn dịch kinh.
- Nên chọn tampon có độ thấm hút thích hợp với cơ thể của mình, để tránh tình trạng khô rát.
- Hãy vệ sinh tay và “cô bé” thật sạch sẽ trước khi bắt đầu sử dụng tampon. Nếu không bạn đã vô tình đưa vi khuẩn vào âm đạo của mình, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, nấm ngứa,… và đừng quên lau tay thật khô rồi mới mở túi đựng tampon.
- Lần đầu sử dụng tampon thường khá khó khăn, bạn nên đưa vào khi có “rớt dâu” với lượng trung bình vì lúc đó thành âm đạo ẩm ướt nên dễ đưa vào hơn.
- Đừng quên lấy ra và thay cái mới sau tối đa 4 tiếng đồng hồ nhé. Tránh tình trạng quên tampon trong “cô bé” quá lâu, có thể gây viêm nhiễm hoặc sốc độc tố.
Chi tiết thông tin cho Tampon và cốc nguyệt san: Sự lựa chọn nào cho ngày ấy của bạn?…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Cốc Nguyệt San Tampon
www.happyskin.vn › Khỏe và đẹp, suckhoedoisong.vn › Đời sống, nhathuoclongchau.com.vn › Góc sức khỏe › Khỏe đẹp › Chăm sóc cơ thể, vinmec.com › tin-tuc › co-nen-dung-coc-nguyet-san-thay-bang-ve-sinh, ivie.vn › nen-su-dung-bang-ve-sinh-coc-nguyet-san-hay-tampon–0, www.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › xem-thu-chia-se-cua-ban-gai…, doctoranywhere.vn › blogs › cam-nang › co-nen-su-dung-coc-nguyet-san-…, hellobacsi.com › Sức khỏe phụ nữ › Các vấn đề phụ khoa khác, ovalady.com › Cẩm nang về Cốc nguyệt san, www.pharmacity.vn › Sống Khỏe › Gia Đình & Giới Tính, Tác hại của cốc nguyệt san, Dụng cốc nguyệt san có bị rộng không, Ai không đúng được cốc nguyệt san, Cách sử dụng cốc nguyệt san Lincup, Cốc nguyệt san dùng để làm gì, Cốc nguyệt san Pharmacity, Làm sao biết cốc nguyệt san đây, Có nên dụng cốc nguyệt san