Em Bé Cười Trong Bụng Mẹ – Cách làm món ngon nhanh nhất
Em Bé Cười Trong Bụng Mẹ có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Em Bé Cười Trong Bụng Mẹ trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Thai nhi mở mắt khi trong bụng mẹ. Ảnh: Internet
3. Nấc
Không phải tất cả em bé trong bụng mẹ đều nấc, nhưng đây không phải là một dấu hiệu xấu mà chỉ là hiện tượng khá bình thường với những thai nhi từ 24 tuần tuổi trở lên.
Tiếng nấc của con khá nhỏ, thậm chí nhiều mẹ cảm thấy chúng chỉ như nhịp tim thai. Bé có thể nấc 1-2 lần mỗi ngày, hoặc nhiều hơn tùy theo cơ địa của mẹ và bé.
4. Cảm nhận mùi vị
Vào cuối giai đoạn đầu mang thai, em bé đã có thể cảm nhận được tất cả những đồ ăn, thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể. Khi mẹ ăn đồ ăn cay hoặc những thực phẩm có mùi như tỏi, hành tây… thì những mùi vị này sẽ đi qua nhau thai và đến với em bé.
Nếu mẹ muốn đánh thức bé khi đang ngủ, hãy chủ động uống một ly nước cam hoặc một ly nước lạnh.
5. Khóc
Thai nhi trong bụng mẹ. Ảnh: Internet
Công nghệ siêu âm thai đã ghi nhận hình ảnh môi thai nhi run rẩy khi bé khóc trong bụng mẹ. Không chỉ có mỉm cười, thai nhi còn có thể khóc khi nghe thấy những âm thanh quá lớn làm bé giật mình.
6. Thở
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ, bé không chính thức thở nhưng có đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở, thực ra là bé đang tập thở (thở thực hành).
Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi đã chủ động tập thở, tuy nhiên đến những tháng cuối thai kỳ mẹ mới cảm nhận hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào – đi ra khỏi phổi của bé.
7. Đi tiểu
Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3-4 tháng tuổi. Đến khoảng 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml nước tiểu, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml nước tiểu. Các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.
(Nguồn: suckhoegiadinh.com.vn)
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Chi tiết thông tin cho Những điều kỳ diệu thai nhi biết làm ngay từ khi ở trong bụng mẹ…
Thai giáo – “Nặn” con thiên tài, thông minh từ trong bụng mẹ
Em bé đạp nhiều trong bụng mẹ có sao không?
Hãy xem 5 giác quan của thai nhi phát triển kỳ diệu thế nào!
Mẹ ơi làm ngay để con thông minh ngay từ trong bụng!
Bạn sẽ thấy bất ngờ với những gì mà thai nhi làm trong bụng mẹ!
Thưởng thức đồ ăn
Khi bạn ăn, hương vị của món ăn có thể hòa vào nước ối. Mùi tỏi, hồi, gừng và các hương thơm đều có thể thay đổi hương vị của nước ối. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là cách tự nhiên để giúp bé sẵn sàng đón nhận thực phẩm khi bé ra đời. Từ tuần thứ 15, thai nhi đã bắt đầu tỏ ra thích vị ngọt bằng cách nuốt nước ối nếu bé cảm thấy có vị ngọt, và bé ít nuốt nước ối khi cảm thấy có vị cay, đắng.
Nên đọc
Mở mắt
Bé sẽ mở mắt vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ. Bé sẽ không thể nhìn thấy gì nhiều, nhưng bé sẽ bắt đầu phản ứng với ánh sáng trong 3 tháng giữa của thai kỳ – tam cá nguyệt thứ hai.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng, thai nhi di chuyển ra khỏi ánh sáng. Ánh sáng chiếu qua bụng của bạn, và thai nhi có thể cảm nhận thấy, điều này chẳng gây hại gì, mặc dù bé có thể sẽ quay lưng lại với ánh sáng từ rất sớm, ngay từ tuần thứ 15.
Đi tè
Cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, bé sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu. Bé nuốt nước ối, tiêu hóa, lọc qua thận và sau đó tè ra ối. Và quá trình này được lặp đi lặp lại. Qua hình ảnh siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy miệng bé mấp máy nuốt nước ối.
Thở
Dây rốn không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn cung cấp cả oxy cho bé. Nhưng bé vẫn bận rộn tập thở để sẵn sàng sinh ra. Khi được 9 tuần, thai nhi chuyển động và tập thở và dần hoàn thiện kỹ năng sống cần thiết này. Hơi thở đầu tiên của em bé sẽ bắt đầu bởi sự thay đổi đột ngột trong cả nhiệt độ và môi trường – tức là khi bé ra đời.
Mỉm cười
Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, em bé đã biết cười! Qua hình ảnh siêu âm 4D, các bác sỹ phát hiện ra rằng, em bé mỉm cười trong bụng mẹ từ khoảng tuần thứ 26.
Hình ảnh siêu âm 4D cho thấy thai nhi cười trong bụng mẹ
Nấc
Nấc cụt có thể bắt đầu sớm nhất là vào 3 tháng đầu tiên, mặc dù bạn có thể không cảm nhận thấy cho đến mãi những tháng cuối của thai kỳ. Một số phụ nữ có thể không bao giờ cảm nhận thấy tiếng nấc của thai nhi, nhưng một số người khác lại cảm nhận thấy bé nấc hàng ngày trong nửa thứ hai của thai kỳ – khoảng từ tháng từ 5 trở đi.
Khóc
Điều này có thể khiến bạn buồn, nhưng thực tế là em bé của bạn có thể đã từng khóc trong bụng bạn đấy! Qua hình ảnh siêu âm, các nhà khoa học đã có thể xác định được thai nhi khóc trong tử cung, với biểu hiện môi dưới run rẩy. Khóc là công cụ giao tiếp quan trọng của trẻ sơ sinh, đó là một trong những “công việc” mà bé cần phải làm trước khi bước vào thế giới.
Lắng nghe
Trong 10 tuần cuối của thai kỳ, thai nhi đã tích cực lắng nghe tiếng nói của mẹ. Bé có thể chưa hiểu được những gì mẹ đang nói, nhưng bé chú ý tới cách bạn nói. Bởi vậy, ngay sau khi ra đời, em bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ.
An An H+ (Theo bellybelly.com.au)
Chi tiết thông tin cho Thai nhi làm gì trong bụng mẹ: Thai nhi khóc, cười, nấc và đi tè…
Sự phát triển của bé trong tuần thai 35
Cũng như các tuần thai trước, đây là giai đoạn tăng cân rất nhanh của bé. Mỗi ngày, bé có thể tăng đến 30gr. Bụng mẹ chật chội dần và đôi lúc bé tỏ thái độ khó chịu bằng cách đá vào bụng để mẹ thay đổi tư thế.
Lúc này, lớp lông tơ cũng như lớp sáp bao phủ cơ thể bé bắt đầu rụng dần. Bé sẽ nuốt những chất này cũng như các chất bài tiết khác và tạo ra phân su. Đặc biệt giờ đây, dù rất hiếm hoi nhưng bé đã biết mỉm cười trong bụng mẹ.
Nếu tuần này bé chưa nằm ở ngôi thuận thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách “xoay thai từ bên ngoài” để giúp bé về đúng vị trí để việc sinh nở dễ dàng hơn. Nếu bé vẫn không xoay thì khả năng mẹ phải sinh mổ là rất cao.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai 35
Vậy là chẳng còn bao lâu nữa là đến ngày dự sinh! Lúc này, các cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn, việc nằm, ngồi, đi lại đều khá khó khăn. Bàng quang lúc nào cũng ở trang thái căng cứng, lâu lâu xuất hiện cảm giác như điện giật; còn dịch âm hộ ra mỗi ngày một nhiều hơn. Hãy dùng băng vệ sinh hàng ngày để thoải mái hơn.
Nếu đầu bé đã lọt vào vùng chậu, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mà hiện tượng ợ nóng, khó thở giảm dần. Quá trình này được gọi là sa bụng, thường diễn ra vài tuần trước khi sinh. Nhưng lúc này, việc đi lại của mẹ sẽ khó khăn hơn một chút vì áp lực ở vùng bụng dưới sẽ tăng lên.
Trong thời điểm này mẹ nên tránh đi máy bay, du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất kì lúc nào. Khi những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, bé giảm hoạt động và nước ối bị rỉ hoặc chảy máu âm đạo, nhức đầu, đau bụng liên tục, giảm thị lực thì mẹ cần gọi bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện ngay.
Chi tiết thông tin cho TUẦN THAI THỨ 35: BÉ ĐÃ BIẾT MỈM CƯỜI TRONG BỤNG MẸ…
Việc siêu âm thai không chỉ giúp bố mẹ cảm thấy hạnh phúc khi được ngắm nhìn con yêu trên màn hình mà quan trọng hơn cả là để các bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường ở em bé trong bụng.
Video xem thêm: Những điều cần biết khi siêu âm thai.
Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu sẽ trải qua khá nhiều lần siêu âm nhưng quan trọng nhất là ở tuần 12, 22 và 32 của thai kỳ. Việc siêu âm thai không chỉ giúp bố mẹ cảm thấy hạnh phúc khi được ngắm nhìn con yêu trên màn hình mà quan trọng hơn cả là để các bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường ở em bé trong bụng. Chính vì vậy việc siêu âm thai đặc biệt là siêu âm 4D theo lịch yêu cầu của bác sĩ là vô cùng quan trọng để sàng lọc toàn diện cho em bé.
Cách đây không lâu, chị Song (Trung Quốc) cùng mẹ chồng và chồng đã đến bệnh viện để thực hiện việc siêu âm thai. Lúc này thai nhi đã được 22 tuần nên mẹ chồng cô muốn được nhìn thấy cháu. Trong quá trình siêu âm thai, mọi người đều rất thích thú khi thấy em bé liên tục nhảy lên trong bụng mẹ. Chị Song thậm chí còn vô cùng phấn khích khi cho rằng mình đã nhìn thấy thai nhi đang cười với mình. Tuy nhiên, lúc này bác sĩ lại tỏ ra khá căng thẳng. Siêu âm rất kỹ rồi bác sĩ lắc đầu, nhăn mặt nói với cả gia đình rằng em bé đang không ổn.
Gia đình Song rất bất ngờ khi biết em bé trong bụng bị sứt môi. (ảnh minh họa)
Nữ bác sĩ siêu âm thai cho biết không phải em bé trong bụng chị Song đang cười mà sự thật là bé sứt môi. Nghe bác sĩ nói xong, cả gia đình Song đều ngỡ ngàng và không hiểu gì sao em bé lại bị sứt môi. Bác sĩ cho biết phần môi bị sứt của em bé khá nhỏ nên hoàn toàn có thể phẫu thuật được sau khi bé ra đời.
Nguyên nhân gây ra hở hàm ếch ở thai nhi
Nói về nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết này, bác sĩ cho biết không thể khẳng định chính xác nguyên nhân nhưng có thể vì một số lý do sau:
– Yếu tố di truyền, có người cận huyết thống bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
– Mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 như: Nhiễm virus Rubella, cảm cúm…
– Mẹ sử dụng vitamin A liều cao, vitamin A có nguy cơ gây quái thai khi sử dụng liều cao.
– Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ axit folic, vitamin B12 và vitamin B6.
– Mẹ nghiện rượu, thuốc lá
– Bố mẹ mắc bệnh lậu, giang mai không điều trị triệt để
– Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, nhiễm tia phóng xạ, nhiễm hóa chất.
Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
– Yếu tố tâm lý: Mẹ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
– Không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bị suy dinh dưỡng.
– Bố mẹ lớn tuổi, sức khỏe không tốt.
Phụ nữ mang thai nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường. (Ảnh minh họa)
Làm gì để dự phòng nguy cơ hở hàm ếch?
Các nghiên cứu cho thấy axit folic có thể giúp ngăn ngừa tật khe hở môi hàm. Vì thế, trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong khi mang thai, phụ nữ nên dùng từ 0,4 đến 1mg axit folic mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng cách tăng cường ăn các loại thức ăn giàu acid folic như rau xanh, ngũ cốc… hay dùng thêm viên bổ sung. Tuy nhiên cần chú ý không dùng liều quá cao gây tổn thương thần kinh.
Ngoài ra, để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai:
– Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ
– Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: Chất hóa học, tia phóng xạ…
– Giữ tinh thần thoải mái, có thể bằng cách tập thể dục như dưỡng sinh, đi bộ, yoga…
– Luôn cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc trong khi mang thai, bao gồm cả vitamin A.
– Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ trước khi có ý định mang bầu như vắc-xin phòng rubella, cúm…
Theo Thùy Dương ( Sina)
Nguồn:
thoidaiplus.suckhoedoisong.vn
Tin liên quan