Kỹ Năng Quản Lý Bếp – Cách làm món ngon nhanh nhất
Kỹ Năng Quản Lý Bếp có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Kỹ Năng Quản Lý Bếp trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Kỹ năng quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp (Phần 3)
Bạn đang xem video Kỹ năng quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp (Phần 3) mới nhất trong danh sách Món ăn được cập nhật từ kênh FBNC Vietnam từ ngày 2014-05-15 với mô tả như dưới đây.
Phí Anh Tuấn: Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM – HCA
Vũ Tuấn Anh: GĐ Viện Quản lý Việt Nam VIM.
1. Chuyên môn hóa nhiệm vụ cho từng bộ phận trong khu vực bếp
Phân bổ nguồn lực hợp lý và chuyên môn hóa cho từng người, từng bộ phận là cách để tối ưu hóa hoạt động của nhà hàng, không riêng gì ở khu vực bếp. Người quản lý nên cân nhắc trong việc sắp xếp đúng người đúng việc, đáp ứng được những kỹ năng riêng của vị trí sẽ giúp cho nhà bếp hoạt động trơn tru, tối ưu thời gian chế biến cũng như đạt được năng suất cao.
Dù là quy mô lớn hay nhỏ thì hầu như các chủ quán hiện nay đều áp dụng cách quản lý bếp nhà hàng như trên. Ngoài bếp trưởng, bếp phó là người chịu trách nhiệm chung cho tất cả các hoạt động trong bếp, chủ quán nên thuê những nhân viên có kinh nghiệm phụ trách từng công đoạn khác nhau. Chẳng hạn như người chuyên làm nước sốt, người chỉ tập trung vào chế biến món cá, món thịt, rau củ hay khi khách gọi các món nướng, quay sẽ có một bộ phận chuyên trách riêng… Tùy vào quy mô mà mỗi nơi có thể tách gộp một số bộ phận để đạt được hiệu quả cao nhất. Khi tạo ra sự chuyên môn hóa, người nào làm việc nấy thì hiển nhiên họ sẽ thuần thục, làm việc trôi chảy và chất lượng món ăn họ chế biến cũng sẽ ngon hơn so với những người phải lo cùng lúc quá nhiều nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo chất lượng đồng đều của các món ăn. Bên cạnh đó, việc chuyên môn hóa nhiệm vụ cũng giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc theo dõi tiến độ, nắm được công đoạn nào đang gặp vấn đề cần cải thiện cũng như đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên bếp.
Ngoài ra, với người đã làm thuần thục công việc đó sẽ tránh được tình trạng lãng phí nguyên vật liệu do chế biến sai phải bỏ đi làm lại hay bị dư thừa nguyên liệu so với nhu cầu của nhà hàng. Hơn nữa, khi làm công việc đúng sở trường thì nhân viên đó cũng sẽ biết cách tiết kiệm nguyên vật liệu trong lúc chế biến, từ đó giúp giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Chi tiết thông tin cho 6 lưu ý khi quản lý bếp nhà hàng để tăng hiệu suất làm việc của bếp – iPOS…
1. Phân bổ nguồn lực hợp lý
Một trong những kỹ năng quản lý bếp quan trọng là bạn cần phải biết phân bổ nguồn lực hợp lý. Bạn có bao giờ tự hỏi, nguồn lực khu vực bếp đã được phân bổ hợp lý hay chưa? Hãy tập trung suy nghĩ bởi đây là một trong các yếu tố cốt lõi giúp nhà hàng vận hành trơn tru, sản phẩm chất lượng. Tùy vào số lượng nhân viên phụ bếp, nên phân chia họ phụ trách từng công đoạn chế biến theo kinh nghiệm và điểm mạnh của mỗi người.
Hãy để bếp trưởng và bếp phó quản lý hoạt động chung, thay vì dành quá nhiều thời gian vào sơ chế món ăn, họ có thể nghiên cứu ra các món mới, đào tạo nhân viên hoặc giám sát kỹ lưỡng, tránh sử dụng thừa nguyên liệu gây lãng phí.
Khi đã xây dựng được sự chuyên môn hóa, tất thảy các món ăn sẽ được đồng bộ về chất lượng, cải thiện chất lượng do tay nghề nhân viên ngày một tăng. Đây là cách quản lý bếp nhà hàng được nhiều ông chủ áp dụng, đặc biệt phù hợp khi bạn là người không quá am hiểu về ẩm thực.
Phân bổ nhân sự hợp lý để quản lý bếp hiệu quả
2. Kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu, hàng tồn kho
Khu vực kho và bếp chế biến là nơi khởi nguồn hoạt động kinh doanh của nhà hàng nhưng cũng sẽ là nơi dập tắt tất cả nếu không được kiểm soát hợp lý. Nhiều nhà hàng có lưu lượng thu mua, tiêu thụ nguyên vật liệu rất lớn nhưng vẫn áp dụng các phương pháp tổng hợp cũ qua excel hoặc sổ sách. Đây là nguồn cơn gây ra thất thoát, tạo cơ hội cho nhân viên gian lận trót lọt.
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, cách quản lý bếp nhà hàng cũng cần thay đổi để kiểm soát tốt hàng tồn. Với phần mềm quản lý nhà hàng, con số này được cập nhật liên tục sau mỗi hóa đơn hoàn tất, rút gọn khâu ghi chép thủ công, hạn chế sự can thiệp của con người vào kết quả kinh doanh.
Đọc thêm: Hướng dẫn quản lý nguyên vật liệu trong nhà hàng, quán cafe bằng phần mềm Sapo FnB
Chi tiết thông tin cho Cách quản lý bếp nhà hàng giúp tăng hiệu suất công việc…
Chuyên môn hóa nhiệm vụ của từng bộ phận trong khu bếp
Phân bổ nguồn lực hợp lý là cách để tối ưu hóa hoạt động của nhà hàng, không riêng gì ở bếp. Người quản lý nên cân nhắc trong việc sắp xếp đúng người đúng việc, đáp ứng được những kỹ năng riêng của từng bộ phận sẽ giúp cho nhà bếp hoạt động với năng suất cao.
Mỗi nhân viên trong bếp nhà hàng chịu trách nhiệm riêng cho từng công đoạn chế biến như sơ chế thực phẩm, pha nước sốt…
Dù là quy mô lớn hay nhỏ thì hầu như các chủ quán hiện này đều áp dụng cách quản lý nhà hàng như trên. Ngoài bếp trưởng, bếp phó là người chịu trách nhiệm chung cho tất cả các hoạt động trong bếp, chủ quán nên thuê những nhân viên có kinh nghiệm phụ trách từng công đoạn khác nhau. Chẳng hạn như người chuyên làm nước sốt, người chỉ tập trung vào chế biến món cá, món thịt, rau củ hay khi khách gọi các món nướng, quay sẽ có một bộ phận chuyên trách riêng…. Tùy vào quy mô mà mỗi nơi có thể tách gộp một số bộ phận để đạt được hiệu quả cao nhất. Khi tạo ra sự chuyên môn hóa, người nào làm việc nấy hiển nhiên họ sẽ thuần thục, làm việc trôi chảy và chất lượng món ăn họ chế biến cũng sẽ ngon hơn so với những người phải lo cùng lúc quá nhiều nhiệm vụ.
Hoặc chỉ chế biến một vài nguyên vật liệu nhất định: hải sản, thịt, rau củ…
Ngoài ra, với người đã làm thuần thục công việc đó sẽ tránh được tình trạng lãng phí nguyên vật liệu do chế biến sai phải bỏ đi làm lại hay bị dư thừa nguyên liệu so với nhu cầu của nhà hàng. Đồng thời, khi làm ra một số lượng lớn một món ăn sẽ giúp cho nhà hàng giảm đáng kể chi phí mua nguyên vật liệu so với chỉ chế biến ra một số lượng nhỏ.
Kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu, hàng tồn kho
Theo định kì mỗi tháng, quý, năm hoặc thời gian linh động, người quản lý bếp nhà hàng cần tiến hành kiểm tra hàng tồn kho và kiểm kê tất cả nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ ở trong quán.
Trước đây, hoạt động này phải tiến hành thủ công trên những file Excel đã ngốn khá nhiều thời gian của quản lý hay những người phụ trách. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, những nghiệp vụ này cũng được rút gọn và hỗ trợ nhanh chóng trên hệ thống phần mềm quản lý kho hàng.
Việc quản lý nguyên vật liệu trên phần mềm quản lý kho hàng sẽ tránh được tình trạng hao phí do dư thừa hay do sự gian lận của nhân viên
Không chỉ là phần mềm bán hàng hay máy in phiếu tính tiền, nhiều giải pháp công nghệ hiện nay sẽ tự động đưa ra những báo cáo tồn kho. Hàng ngày khi nhân viên bán hàng, phần mềm sẽ ghi nhận những món ăn đã bán và trừ vào kho theo mức định lượng ban đầu đã được quy định. Lúc này, người quản lý chỉ cần truy cập vào hệ thống, đồng thời đối chiếu với số liệu tồn trên thực tế sẽ nắm được tình hình kho hàng. Chính sự kiểm soát chặt chẽ và chính xác đó sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự thất thoát nguyên liệu không lý do, hao hụt chi phí. Bên cạnh đó còn hạn chế được tình trạng các bộ phận liên kết với nhau để gian lận các hóa đơn của khách hàng nhằm tư lợi cá nhân và quản lý bếp nhà hàng hiệu quả hơn.
Đầu tư các thiết bị bếp hiện đại, chất lượng là cách quản lý bếp nhà hàng thông minh
Đối với nhiều chủ nhà hàng, khi đầu tư kinh doanh họ chọn cho mình những thiết bị rẻ, chất lượng thấp nhằm tiết kiệm chi phí ban đầu. Tuy nhiên lựa chọn này đang “âm thầm” tiêu hao nhiều tiền của họ hơn. Sử dụng những thiết bị kém chất lượng chắc chắn sẽ không đạt được hiệu suất như các thiết bị khác. Chẳng hạn như mua một loại máy xay với chi phí thấp thường sẽ không thể xay ra thịt, cá, rau củ… đủ nhỏ, mịn đúng theo như tiêu chuẩn mà phải làm đi làm lại khá nhiều lần. Việc này có vẻ như không có gì đáng kể nhưng thực ra nhân viên khu bếp phải tốn nhiều thời gian hơn cho công đoạn chuẩn bị dẫn đến tốc độ ra món bị chậm. Hơn nữa, máy hoạt động nhiều, vượt công suất sẽ làm giảm tuổi thọ, nhanh hư hỏng, lại tốn chi phí để bảo trì.
Đầu tư các thiết bị bếp hiện đại, chất lượng là cách quản lý bếp nhà hàng thông minh
“Tính già hóa non”. Tưởng rằng việc đầu tư những thiết bị rẻ hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhưng đằng sau đó là hàng loạt những hậu quả đáng ngại. Việc vận hành, quản lý bếp nhà hàng trở nên khó khăn, năng suất làm việc bị sụt giảm, chưa kể đến những chi phí ẩn đằng sau.
Do đó một số câu hỏi như:
- Nhà bếp cần dùng đến những thiết bị, vật dụng nào?
- Công suất của chúng là bao nhiêu, có phù hợp với thực trạng nhà hàng không?
- Chúng có chiếm nhiều diện tích không và có thể bố trí được ở đâu?
- Hay chúng có dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp không?
- ….
sẽ là những tiêu chuẩn để giúp chủ nhà hàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với thực trạng khu bếp và có lợi về kinh tế hơn khi tính lâu dài.
Khi kết hợp được cả 3 yếu tố: nhân viên giỏi, máy móc, thiết bị tốt và kiểm soát kho chặt chẽ không chỉ giúp bếp mà tất cả các bộ phận đều được vận hành chuyên nghiệp hơn. Dĩ nhiên, sự hài lòng của khách hàng theo đó cũng tăng lên và họ cũng sẽ không ngại trở thành khách hàng trung thành trong nhà hàng của bạn.
Tổng hợp
Lắp camera giám sát
Camera có tác dụng nhất định trong việc quản lý thời gian và hiệu quả làm việc của nhân viên bếp, đồng thời cũng hạn chế tình trạng ăn vụng đồ ăn hay túm năm tụm ba buôn chuyện, đùn đẩy công việc,… Tuy không giải quyết được triệt để tình trạng này nhưng camera cũng góp phần làm “chùn tay” một số nhân viên có ý định vi phạm.
Nhận phản ánh của khách hàng qua số hotline
Khách hàng có thể giúp ích trong việc phản ánh chất lượng món ăn bị cắt xén, không nhận được hóa đơn khi thanh toán,… bằng việc gọi đến số hotline của nhà hàng. Người quản lý sẽ là người cầm số hotline và phải xác minh xem nội dung phản ánh của khách hàng có đúng không hay chỉ là sự hiểu lầm tức thời. Nếu đúng thì có thể tặng khách hàng phiếu giảm giá hoặc suất ăn miễn phí cho những đóng góp này.
Xem thêm: 5 Kỹ năng mà quản lý nhà hàng nhất định phải có!
Kiểm soát việc nhập hàng từ nhà cung cấp
Việc đột xuất kiểm tra số lượng, chất lượng cũng như so sánh giá cả thị trường sẽ giúp hạn chế sự gian lận hoặc tìm ra bằng chứng của sự cấu kết giữa bếp và nhà cung cấp thực phẩm. Công việc này rất quan trọng và cần thực hiện nghiêm túc, nếu phát hiện sai phạm cần phải lập biên bản và áp dụng chế tài kịp thời đối với các bên liên quan.
Định lượng nguyên vật liệu khi chế biến
Tương ứng với mỗi món ăn sẽ là số lượng các thành phần làm nên món đó. Ví dụ: theo tiêu chuẩn của nhà hàng, một đĩa rau muống xào thịt bò sẽ gồm 300g rau muống và 100g thịt bò. Nếu nhân viên bếp quá tay, cho 150g thịt bò thì hết lãi, còn nếu bớt xuống 50g (phần thừa mang đi bán) thì khách hàng sẽ cảm giác bị chặt chém, ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng. Việc tuân thủ định lượng nguyên vật liệu sẽ giúp đảm bảo chất lượng đồ ăn, hạn chế thất thoát, mất cắp của nhân viên bếp.
Chi tiết thông tin cho QUẢN LÝ NHÂN VIÊN BẾP THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG THẤT THOÁT CHO NHÀ HÀNG?…
Kỹ năng Bếp trưởng cần có đầu tiên: Quản lý Chi phí
Bếp trưởng khách sạn không chỉ là nấu ăn, nhiệm vụ của họ còn là cân đối thực đơn, chi phí. Đầu bếp trưởng cũng là những người nắm bắt được tình hình kho hàng, tình trạng nguyên vật liệu và quyết định mua hay không.
Bếp trưởng sẽ phải cân đối cần làm gì để tối ưu chi phí, nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được sự vận hành của bộ phận bếp.
Để làm được điều này một cách tốt nhất, các bếp trưởng cần có một kỹ năng quản lý và cân đối chi phí một cách chuẩn xác nhất. Đặc biệt trong tình hình kinh doanh khó khăn hậu Covid và lạm phát mạnh mẽ như hiện tại
>>> Tìm hiểu thêm: Muốn theo nghề đầu bếp không được mắc bệnh gì?
Kỹ năng bếp trưởng khách sạn cần có thứ 2:Tuyển dụng, đào tạo, quản lý và điều hành nhân sự
Là người làm nghề lâu năm, bếp trưởng là người có thể hiểu được một căn bếp cần những người như thế nào. Vậy nên họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyển dụng nhân sự về cho khu bếp khách sạn.
Bên cạnh việc tuyển dụng, các đầu bếp còn phải có một lộ trình bài bản để đào tạo những nhân sự mới. Bếp trưởng cần phải đảm bảo họ có thể biết việc và làm tốt được vị trí của mình.
Việc quản lý và điều hành nhân sự cũng rất quan trọng. Một khu bếp không thể hoạt động trơn tru nếu bếp trưởng không có “Uy” và quản lý được những nhân viên dưới quyền của mình.
Việc đình trệ đó có thể kéo theo rất nhiều hệ luỵ và hậu quả khôn lường, người hứng chịu nhiều nhất đó chính là những khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp với người khác
Giao tiếp luôn là chìa khoá của việc dẫn đến thành công của bất cứ việc gì.
Yêu cầu công việc khiến cho bếp trưởng luôn phải giao tiếp, chỉ huy hướng dẫn những nhân viên và các bộ phận liên quan. Nếu không thể truyền tải được những gì bạn muốn nói thì công việc sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hiểu lầm hoặc trì trệ giữa các bộ phận khác nhau.
Là môi trường đa văn hoá như tại các khách sạn lớn, những bếp trưởng còn phải biết thêm một ngôn ngữ mới (tối thiểu), thường sẽ là tiếng anh. Trong những khu bếp Âu, có rất nhiều nguyên liệu không có trong tiếng Việt, vậy nên biết thêm một thứ tiếng là sẽ khiến cho công việc thuận lợi hơn rất nhiều.
Chuyên môn tốt
Trước khi bước lên vị trí bếp trưởng, những đầu bếp đều phải trải qua một quá trình rèn luyện tối thiểu là 5 năm. Vậy nên, chuyên môn luôn là vấn đề hàng đầu cần được xem xét. các đầu bếp, họ có cái tôi rất cao, bạn không thể quản lý được cấp dưới nếu trình độ của bạn kém hơn họ.
Những kỹ năng nấu nướng, trang trí,.. là điều mà các Bếp trưởng luôn luôn phải trau dồi để làm phong phú thêm chuyên môn của bản thân. Luôn cập nhật các xu hướng mới trong ẩm thực là cách tốt nhất để bạn làm tăng giá trị của bản thân.
Gu thẩm mỹ tinh tế, có sự trau chuốt, sáng tạo
Là một người đứng đầu căn bếp, hơn nữa, bếp trưởng được coi như một người làm nghệ thuật khi trực tiếp chế biến ra các món ăn. Để có thể duy trì được sự đặc sắc và đặc trưng giữa hàng loạt các ứng viên, gu thẩm mỹ là điều mà các Bếp trưởng luôn phải trau dồi. Không ai sinh ra với một đôi mắt tinh tường, toàn bộ đều trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài.
Việc có một thẩm mỹ tinh tế, bản sắc riêng sẽ giúp bạn dễ dàng học được những xu hướng ẩm thực cao cấp hiện đại. Ngoài ra, việc có được sự trau chuốt sáng tạo đi kèm sẽ khiến những món ăn của bạn hoàn mỹ hơn rất nhiều.
Trên đây là 5 kỹ năng mà một đầu Bếp trưởng tại Nhà hàng Khách sạn cần phải có để có thể đi xa hơn được trong sự nghiệp làm bếp. Qua bài viết này, ezCloud hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc hơn về nghề làm Bếp và vị trí Bếp trưởng.
Chi tiết thông tin cho 5 kỹ năng mà Bếp trưởng Khách sạn cần phải có…
Một ngày làm việc của Quản Lý Bếp Bánh
Tương tự như nghề Bếp, nghề Bánh cũng vất vả và gian khổ không kém, công việc của Quản Lý Bếp Bánh thường bắt đầu từ rất sớm, bởi Quản Lý Bếp Bánh chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu đầu vào và liên hệ với nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bắt đầu từ ngày hôm trước, Quản Lý Bếp Bánh phải lên thực đơn cho những món bánh tráng miệng và chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Với những món tráng miệng chính đòi hỏi kỹ thuật cao, Quản Lý Bếp Bánh chính là người trực tiếp thực hiện, hoặc phối hợp cùng các Đầu Bếp khác thực hiện.
Quản Lý Bếp Bánh là mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ theo nghề làm bánh
Quản Lý Bếp Bánh còn chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động trong khu vực bếp Bánh. Với những nhân viên mới, Quản Lý Bếp Bánh đóng vai trò là người hướng dẫn, đào tạo những nhân viên này làm quen với môi trường mới.
Trước khi kết thúc một ngày làm việc, Quản Lý Bếp Bánh phải kiểm tra lượng hàng hóa tồn kho, điều phối hoạt động dọn dẹp khu bếp. Sau cùng, Quản Lý Bếp Bánh sẽ tiếp tục chuẩn bị thực đơn cho ngày tiếp theo. Quản Lý Bếp Bánh còn chịu trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động hàng ngày của khu bếp với chuyên gia làm bánh trước khi rời khỏi nơi làm việc.
Những kỹ năng cần có ở Quản Lý Bếp Bánh
Là người chịu trách nhiệm quản lý khu bếp, đòi hỏi Quản Lý Bếp Bánh phải có kỹ năng quản lý, lãnh đạo, tổ chức, điều phối và phân bổ công việc hợp lý đảm bảo hiệu quả làm vệc.
Sáng tạo là tố chất không thể thiếu ở bất kỳ công việc nào, chính vì thế Quản Lý Bếp Bánh cần có sự sáng tạo trong việc thiết kế thực đơn, nghiên cứu các công thức mới, lên ý tưởng cho việc trưng bày, trang trí và kết hợp các loại nguyên liệu với nhau.
Siêng năng, chăm chỉ và ham học hỏi là tố chất cần có của người làm nghề bánh
Cảm nhận vị giác tinh tế chính là tố chất cần có ở bất kỳ người đầu bếp nào, phân biệt chính xác mùi vị và nguyên liệu chính là yếu tố tạo nên những thành phẩm có hương vị tuyệt vời, hấp dẫn khách hàng.
Cơ hội thăng tiến rộng mở
Mức lương trung bình của vị trí Quản Lý Bếp Bánh khoảng 10 triệu đồng/ tháng, nếu làm việc trong môi trường nhà hàng khách sạn chuẩn sao mức lương này có thể cao hơn. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm làm việc thực tế và khả năng chuyên môn, Quản Lý Bếp Bánh có thể nhanh chóng vươn đến vị trí Chuyên gia làm bánh làm việc trong môi trường 5 sao.
Ở vị trí Quản Lý Bếp Bánh sẽ dễ dàng tiếp cận với môi trường làm việc tại nước ngoài, giúp bạn học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm giá trị và cơ hội có được mức thu nhập hấp dẫn.
Nghề làm bánh mới chỉ phát triển tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, chính vì thế đội ngũ nhân lực của ngành còn khá mỏng và thiếu, đây chính là cơ hội cho những ứng viên được đào tạo bài bản tiếp cận cơ hội việc làm giá trị.
Bạn tự tin với kiến thức và kỹ năng của bạn thân, mong muốn tìm kiếm một việc làm phù hợp trong ngành Bánh, hãy truy cập ngay website Chefjob.vn với hàng trăm thông tin tuyển dụng các vị trí công việc trong nghề Bánh cùng mức lương hấp dẫn.
Chi tiết thông tin cho Công việc của quản lý bếp bánh (Pasty Chef) – Chefjob.vn…
Kỹ năng chuyên môn
Mặc dù bếp trưởng điều hành không cần phải tham gia vào công việc nấu nướng, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ liên quan tới nấu ăn như là chốt lại menu, đặt nguyên liệu, v.v. Bởi vậy, kỹ năng chuyên môn về ẩm thực là một điều cần thiết để bếp trưởng điều hành thực hiện tốt công việc của mình. Kỹ năng nấu nướng của họ cần đạt một trình độ cao nhất định để khiến cho những quyết định của mình thuyết phục hơn đối với nhân viên.
Với sự cạnh tranh khốc liệt ở ngành dịch vụ như ngày nay, mỗi bếp trưởng điều hành cần phải nâng cao kỹ năng chuyên môn để quản lý tốt hơn. Nấu ăn vốn là một hoạt động mà chúng ta làm mỗi ngày. Vì vậy, các xu hướng ẩm thực và công thức nấu được sáng tạo liên tục. Bí quyết để tạo nên thành công cho nhà hàng chính là nắm bắt được những xu hướng này cũng như khẩu vị của khách hàng.
Kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, giao tiếp
Kỹ năng phân việc
Khi nói tới kỹ năng quản lý, cần nói tới khả năng quản lý những nhiệm vụ trong bếp của bếp trưởng điều hành. Không ai có thể tự mình đảm đương hết tất cả mọi việc, nên kỹ năng phân bổ công việc cho nhân viên là hết sức quan trọng.
Là người đứng đầu bếp, bếp trưởng điều hành cần nắm rõ năng lực mạnh, yếu của nhân viên để phân cho họ những việc phù hợp. Họ cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới và giúp những nhân viên hiện tại phát triển chuyên môn. Thêm vào đấy, vì môi trường phòng bếp rất áp lực nên bếp trưởng điều hành cần chú trọng làm việc nhóm. Họ phải làm việc chặt chẽ với các nhân viên khác trong bếp để đảm bảo mọi thứ vận hành trôi chảy.
Trao đổi với mọi người trong nhóm
Bí quyết của làm việc nhóm hiệu quả nằm ở kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo. Thực chất bếp trưởng điều hành không cần phải là 1 người hướng ngoại hay hoạt ngôn. Tuy nhiên, họ cần có khả năng đưa ra những thông điệp rõ ràng để nhân viên làm theo.
Bên cạnh đó, bếp trưởng điều hành cần biết quan sát và lắng nghe tốt. Một bếp trưởng điều hành đã từng tâm sự rằng nhờ vào việc lắng nghe lời phàn nàn của 1 nhân viên về nước sốt của 1 món ăn mà ông ấy đã có thể nghĩ ra ý tưởng mới để hoàn thiện menu.
Quản lý ngân quỹ
Bên cạnh đấy, kỹ năng quản lý ngân quỹ cũng rất quan trọng. Cụ thể, bếp trưởng điều hành có trách nhiệm phải quản lý ngân quỹ và chi tiêu để đảm bảo món ăn bán chạy và nhà hàng thu được lợi nhuận. Có rất nhiều kỹ năng nhỏ được bao hàm ở đây.
Trước hết, bếp trưởng điều hành cần phải quản lý chi phí nguyên liệu. Đây là loại chi phí chiếm nhiều nhất trong ngành dịch vụ. Chúng ta không cần phải mua những nguyên liệu quá đắt tiền. Thực tế thì những nguyên liệu cơ bản như là khoai tây là những thứ được dùng nhiều nhất trong phòng bếp. Để giảm thiểu lãng phí và kiểm soát ngân quỹ, bếp trưởng điều hành cần nắm rõ cần chuẩn bị nguyên liệu gì cho nhà hàng.
Bếp trưởng điều hành cũng chịu trách nhiệm lên menu. Họ phải đảm bảo mỗi 1 món ăn được định giá hợp lý. Bên cạnh đó, họ cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo món ăn tới khách hàng được nấu một cách an toàn, và từ đấy củng cố uy tín nhà hàng. Ngày nay, mọi thứ lan nhanh dễ dàng trên mạng xã hội. Chỉ 1 cọng tóc nhỏ được phát hiện trong đồ ăn của khách hàng cũng đủ để hủy hoại uy tín của nhà hàng.
Tiến hành các kế hoạch mới
Một phần nhiệm vụ của bếp trưởng điều hành chính là nghĩ ra những kế hoạch mới để phát triển nhân viên và nhà hàng. Điều này phản ánh tầm nhìn của người lãnh đạo đối với sự phát triển của tổ chức. Để đảm bảo là mọi thứ diễn ra trôi chảy, bếp trưởng điều hành cần phải nâng cao kỹ năng thực hiện và giám sát các kế hoạch mới.
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ của mỗi một bếp trưởng điều hành. Điều này gồm đào tạo nhân viên cách ứng xử với khách, phản hồi các yêu cầu hay đơn khiếu nại, kiểm soát lượt quay vòng của khách hàng, v.v. Ngành dịch vụ ngày nay chủ yếu xoay quanh việc làm sao để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Vì vậy, mỗi một bếp trưởng điều hành cần phải rất mạnh trong mảng này.
Chi tiết thông tin cho Top 4 kỹ năng thiết yếu của Bếp trưởng điều hành…