Lịch Sử Thái Bình – Cách làm món ngon nhanh nhất
Lịch Sử Thái Bình có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Lịch Sử Thái Bình trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: lịch sử đền trần thái bình
Bạn đang xem video lịch sử đền trần thái bình mới nhất trong danh sách Món ăn được cập nhật từ kênh thơ tình vlog từ ngày 2022-10-03 với mô tả như dưới đây.
chào mừng quý vị và các bạn đã đến với kênh của mình . Hôm nay mình xin giới thiệu về lịch sử đền Trần Thái bình quê mình nhá . xin mời các bạn cùng theo chân mình nào.
Mọi thông tin các bạn có thể để lại comment hoặc gửi #email cho mình : tranmanh795@gmail.com
#dt : 0979159662
nếu các bạn thấy hay hãy đăng ký kênh ủng hộ mình nhé . cảm ơn các bạn
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Thái Bình có tọa độ từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ đến 106°39′Đ.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 75 km về phía tây nam. Vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Bình:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam
- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định
- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.
Các điểm cực của tỉnh Thái Bình:[sửa | sửa mã nguồn]
- Điểm cực Bắc tại: thôn Lộng Khê, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ.
- Điểm cực Tây tại: thôn Tân Hà, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà.
- Điểm cực Đông tại: thôn Trường Xuân, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
- Điểm cực Nam tại: khu vực cửa Ba Lạt, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.
Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]
Địa hình tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km.
Tỉnh Thái Bình có bốn con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km.
Khí hậu – Thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%
Sông ngòi[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.600-1.800mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chi lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km². Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc tỉnh Thái Bình thuộc lưu vực sông Thái Bình.
Các hệ thống sông của tỉnh Thái Bình gồm:
- Hệ thống sông ngoài đê: Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình. Sông Trà Lý (một chi lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia Thái Bình thành hai khu: khu bắc và khu nam. Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh.
- Hệ thống sông trong đê: Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Sau đây là một số sông nội bộ của tỉnh:
- Khu vực bắc Thái Bình:
- Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyện Hưng Hà và Đông Hưng. Sông dài 51 km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùng đất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này.
- Sông Sa Lung: Là sông đào, khởi công từ năm 1896 đến năm 1900 thì hoàn thành, dài khoảng 40 km, chảy qua các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy.
- Sông Quỳnh Côi: Còn gọi là sông Yên Lộng hay sông Bến Hiệp. Đây là con sông đào xuyên qua một phần huyện Quỳnh Phụ, xuôi xuống Đông Hưng, có chiều dài khoảng 15 km, bắt đầu từ cống Bến Hiệp nối với sông Tiên Hưng ở xã Liên Giang.
- Sông Đại Nẫm: Cũng là con sông chạy qua huyện Quỳnh Phụ, dài 16 km, bắt nguồn từ cống Đại Nẫm nối với sông Diêm Hộ.
- Sông Diêm Hộ: Là con sông tiêu nước quan trọng nhất trong hệ thống thủy nông ở khu vực bắc Thái Bình. Hầu hết các con sông nội đồng trong khu vực đều đổ ra sông Diêm Hộ, khi chưa có cống Trà Linh, sông Diêm Hộ trở thành con sông trong đê với chức năng chính là tiêu úng cho các huyện phía bắc Thái Bình.
- Sông Thuyền Quan: Là con sông đào, nối với sông Tiên Hưng ở ranh giới hai xã Hà Giang và Đông Kinh, nối với sông Sa Lung ở xã Đông Vinh, nối với sông Trà Lý ở ranh giới hai xã Đông Quan (huyện Đông Hưng) và Thái Hà (huyện Thái Thụy), dài 9 km.
- Sông Hệ: Nối sông Hóa với sông Diêm Hộ, dài 12 km, chảy qua một số xã thuộc huyện Quỳnh Phụ.
- Khu vực nam Thái Bình
- Sông Cự Lâm: Chảy từ sông Trà Lý ở xã Xuân Hòa qua các xã Hiệp Hòa, Song Lãng, Minh Lãng, Minh Quang nối với sông Vĩnh Trà ở thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư. Đoạn sông này dài 14 km.
- Sông Búng: Chảy qua các xã Hiệp Hòa, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Tân Lập, nối sông Trà Lý với sông Hồng, dài khoảng 13 km.
- Sông Bạch: Chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân hòa, Phúc Thành uốn lượn qua Tân Phong, Tân Bình (Vũ Thư), phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà ở phường Phú Khánh thành phố Thái Bình.
- Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng chính nối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ Thư rồi chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30 km. Đây là con sông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía nam Thái Bình và là đường vận tải thủy quan trọng trong khu vực. Có thể nói, nó là xương sống của hệ thống thủy lợi khu nam Thái Bình. Nó có hệ thống sông ngòi, mương máng nối với sông Hồng, sông Trà Lý thông qua các cống. Hầu hết các con sông khác trong khu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, Dực Dương… Sông Kiến Giang là con sông tương đối đẹp, một nơi có đôi bờ là điểm quần tụ dân cư đông đúc, trù phú, làng mạc xanh tươi.
- Sông Nguyệt Lâm: Là sông đào đi từ cống Nguyệt Lâm, lấy nước từ sông Hồng (xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư), nối với sông Kiến Giang ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương chiều dài 13 km.
- Sông Dực Dương: Cũng là sông đào đi từ cống Dực Dương, lấy nước sông Trà Lý, tại vị trí xã Trà Giang, nối sông Kiến Giang ở xã Bình Minh huyện Kiến Xương dài 13 km.
- Sông Hương: Nối sông Hồng với sông Kiến Giang, từ xã Bình Thanh huyện Kiến Xương đến đến xã Phương Công huyện Tiền Hải.
- Sông Lân: Trước kia là một nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Hiện nay nó trở thành con sông trong đê, chạy từ ranh giới xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) – Nam Hải (Tiền Hải) chảy ròng ra biển. Từ ngày đắp đê, xây dựng cống Lân, nó trở thành con sông nội đồng. Con sông này tưới tiêu nước cho huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Cống Lân làm nhiệm vụ ngăn nước mặn và tiêu nước mỗi khi ngập úng nội đồng, đồng thời điều tiết tưới tiêu cho khu vực nam Thái Bình.
- Sông Long Hầu: Nối sông Trà Lý với sông Kiến Giang từ xã Đông Quý đến xã Đông Lâm (Tiền Hải).
- Khu vực bắc Thái Bình:
Quá trình hình thành các con sông lớn nhỏ của Thái Bình là sự kết hợp giữa sự phát triển tự nhiên và nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Các con sông tự nhiên được hình thành do quá trình vận động của các dòng chảy, bắt đầu từ thượng nguồn, về phía hạ lưu hướng dòng chảy luôn thay đổi do sông uốn khúc nhiều. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn định gần như diện mạo hôm nay. Hệ thống sông trong đê là kết quả quá trình chinh phục của con người, nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, tận dụng các điều kiện tự nhiên để tưới tiêu trong nông nghiệp. Trải qua nhiều thập niên, người nông dân Thái Bình liên tục cải tạo, khơi sâu, nắn dòng các con sông nội đồng với mục đích tưới tiêu thuận lợi và một phần phục vu vận tải đường thủy.
Ao, hồ, đầm[sửa | sửa mã nguồn]
Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m²). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..)
Biển[sửa | sửa mã nguồn]
Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200 mét mực nước ngầm.
Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song – biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.
Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất và thủy văn, vùng này có sự phân đới thủy địa hóa theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng như sau:
Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang:
Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang, lấy sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh làm ranh giới: Phía bắc sông Trà Lý gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một số xã thuộc huyện Thái Thụy gần khu vực sông Hóa, nằm trong đới nước ngọt có tổng độ khoáng hóa dao động từ 300–500 mg/l. Các tầng chứa nước ngọt rất tốt. Phía nam sông Trà Lý bao gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, phần lớn huyện Thái Thụy và Thành phố Thái Bình nằm trong đới nước mặn. Các lỗ khoan cho thấy, nước khoan lên có tổng độ khoáng hóa dao động trong khoảng 600-2.500 mg/l, nước thuộc loại Chloride Natri. Do bị nhiễm mặn nên không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt.
- Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng
Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến độ sâu 140 mét bao gồm các tầng cách nước và chứa nước sau:
+ Tầng chứa nước nghèo thuộc hệ tầng Thái Bình
+ Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II
+ Tầng chứa ít nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II
+ Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc I
+ Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II
+ Tầng chứa nước trong trầm tích cát – cuội- sỏi hệ Hà Nội
Tài nguyên nước[sửa | sửa mã nguồn]
Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy…
Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng).
Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.
Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S…
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát – cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý.
Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn.[13]
Tài nguyên khoáng sản[sửa | sửa mã nguồn]
Các khoáng sản chính:
- Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên. Tháng 5, 6 năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m³.
- Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
- Nước khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện ở làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57 °C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72 °C ở độ sâu 178 m có thể sẽ được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh, hiện tại có 2 công ty nước khoáng khai thác hoạt động tại làng Khả (công ty nước khoáng Duyên Hải và Tiên Hải).
- Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh). Hiện nay Tập đoàn than khoáng sản và Tỉnh Thái Bình đã ký kết thoả thuận phối hợp chỉ đạo và thực hiện một số nội dung quan trọng: Giai đoạn 2010 – 2015 triển khai địa chất 24 lỗ khoan, giai đoạn 2015 – 2020 khoan thăm dò địa chất 3600 lỗ khoan. Từ 2010 đầu tư thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng công nghệ ngầm dưới lòng đất hoặc công nghệ hàm lò tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mô công suất 6 triệu tấn/năm.
- Công ty dầu khí Sông Hồng bắt đầu khoan thăm dò khai thác khí than tại giếng khoan Tiền Hải C-08 tại Xá Tây Ninh – Tiền Hải, giếng có độ sâu 1100m.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình.
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại.
Khu dự trữ sinh quyển ven biển Thái Bình gồm 2 phần nằm ở cửa biển, nơi giáp Hải Phòng và Nam Định:
- Rừng ngập mặn Thái Thuỵ: thuộc các xã Thụy trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thị trấn Diêm Điền, Thái Đô, Thái Thượng.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải: thuộc các xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh.
Lịch sử tổ chức hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Trước khi thành lập tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Thời 12 sứ quân vùng đất này là căn cứ của sứ quân Trần Lãm. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Thái Bình – Những thay đổi hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (tách từ tỉnh Nam Định) và huyện Thần Khê (tách từ tỉnh Hưng Yên và sáp nhập vào phủ Thái Bình – sau đổi tên là phủ Thái Ninh). Tỉnh lỵ đặt tại phủ lỵ Kiến Xương, bờ nam sông Trà Lý. Vị trí này nằm trên đường Hải Phòng- Nam Định nhưng chỉ cách Nam Định 17 km nên người dân nơi đây thường đi phà Tân Đệ (sau này là cầu) sang Nam Định mua các thứ cần thiết.
Năm 1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên sáp nhập vào tỉnh Thái Bình; lấy sông Luộc làm ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình gồm có 3 phủ Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng với tổng cộng là 12 huyện: Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thần Khê, Thanh Quan, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Trực Định, Vũ Tiên.
Sau đó, đơn vị hành chính cấp phủ bị loại bỏ, các huyện có sở lị phủ thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng.
Tỉnh lị tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lị của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng).
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tỉnh Thái Bình có 1 thị xã Thái Bình và 12 huyện: Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên.
Năm 1955, điều chỉnh một số xã thuộc các huyện Đông Quan, Tiên Hưng, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh, Tiền Hải và Thái Ninh.[1]
Năm 1957, đổi tên một số xã thuộc huyện Hưng Nhân.[2]
Năm 1958, điều chỉnh một số xã thuộc các huyện Thụy Anh, Phụ Dực, Quỳnh Côi[3], Kiến Xương, Vũ Tiên[4].
Năm 1963, điều chỉnh địa giới thị xã Thái Bình và các huyện Vũ Tiên, Thư Trì[5]. Cùng năm, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Đông Quan, Thụy Anh, Phụ Dực, Kiến Xương[6]
Năm 1968, thành lập xã Thụy Tân thuộc huyện Thụy Anh.[7]
Năm 1969, hợp nhất huyện Đông Quan và huyện Tiên Hưng thành một huyện lấy tên là huyện Đông Hưng; hợp nhất huyện Hưng Nhân, huyện Duyên Hà và 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Hòa Bình, Chi Lăng và Tây Đô của huyện Tiên Hưng (cũ) thành một huyện lấy tên là huyện Hưng Hà; hợp nhất huyện Quỳnh Côi và huyện Phụ Dực thành một huyện lấy tên là huyện Quỳnh Phụ; hợp nhất huyện Thái Ninh và huyện Thụy Anh thành một huyện lấy tên là huyện Thái Thụy; hợp nhất huyện Vũ Tiên và huyện Thư Trì thành một huyện lấy tên là huyện Vũ Thư; điều chỉnh địa giới huyện Vũ Tiên (cũ) và huyện Kiến Xương[8]. Cùng năm, điều chỉnh địa giới huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải[9].
Năm 1974, chia tách một số xã thuộc huyện Kiến Xương.
Năm 1975, chia tách một số xã thuộc huyện Thái Thụy, Tiền Hải.[10]
- Thành lập xã Hồng Quỳnh (Thái Thụy)
- Thành lập xã Nam Cường (Tiền Hải)
Năm 1976, chia tách một số xã thuộc các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Tiền Hải, Hưng Hà.[11]
Năm 1977, hợp nhất và điều chỉnh một số xã thuộc huyện Hưng Hà.[12]
- Thành lập xã Hồng Minh trên cơ sở toàn bộ xã Minh Hồng và xã Hồng Phong.
- Thành lập xã Tiến Đức trên cơ sở toàn bộ xã Tiến Dũng và xã Hoàng Đức.
- Thành lập xã Tân Lễ trên co sở toàn bộ xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ.
- Thành lập xã Điệp Nông trên cơ sở toan bộ xã Tam Điệp và xã Tam Nông.
- Thành lập xã Phu Sơn trên cơ sở toan bộ xã Lam Sơn và xã Trần Phú.
- Thanh lập xã Bình Lang trên cơ sở toàn bộ xã Hòa Bình và xã Chi Lăng.
- Thành lập xã Hồng An trên cơ sở toàn bộ xã Hồng Hà và một phần xã Tân Việt.
- Thành lập xã Thái Phương trên cơ sở toàn bộ xã Thái Thịnh và một phần xã Tân Việt.
- Thành lập xã Hòa Tiến trên cơ sở toàn bộ xã Cấp Tiến và một phần xã Hiệp Hòa.
- Thành lập xã Tân Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Tân Sơn và một phần xã Hiệp Hòa.
Năm 1982, chia tách một số xã thuộc huyện Vũ Thư[13]. Cùng năm, điều chỉnh địa giới thị xã Thái Bình và huyện Vũ Thư[14].
- Thanh lập xã Tân Bình (Vũ Thư) trên cơ sở một phần xã Tiền Phong và xã Phu Xuân.
- Thành lập xã Trần Lãm (Vũ Thư) trên co sở một phần xã Chính Lãm, xã Vũ Phúc (Vũ Thư) và phường Kỳ Bá (TX. Thái Bình)
- Đổi trên xã Chính Lãm (Vũ Thư) thành xã Vũ Chính.
- Sáp nhập một phần huyện Vũ Thư (toàn bộ xã Tiền Phong, xã Trần Lãm) vào thị xã Thái Binh.
Năm 1986, điều chỉnh địa giới thị xã Thái Bình và huyện Vũ Thư[15]. Cùng năm, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Đông Hưng[16], Thái Thụy[17], Tiền Hải, Vũ Thư[18].
- Thành lập thị trấn Đông Hưng (Đông Hưng) trên co sở một phân xã Đông Hợp, xã Đông La và xã Nguyên Xá. Thị trấn Đông Hưng có tổng diện tích tự nhiên 64,47 hécta với 3.168 nhân khẩu.
- Điêu chinh địa giới hành chính cấp xã thuộc huyện Thái Thụy:
– Thành lập thị trấn Diêm Điền trên cơ sở một phần xã Thụy Lương, xã Thụy Hà và xã Thụy Hải. Thị trấn Diêm Điền có tổng diện tích tự nhiên 177, 73 hécta đất với 10.314 nhân khẩu.
– Sáp nhập một phần xã Thụy Lương vào xã Thụy Hà. Xã Thuỵ Hà có 627 hécta đất với 3.946 nhân khẩu.
- Thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tiền Hải:
– Thành lập xã Đông Hải trên cơ sở một phần xã Đông Trà. Xã Đông Hải có 461,3 hécta diện tích tự nhiên với 2.500 nhân khẩu.
– Thành lập xã Nam Phú trên cơ sở một phần xã Nam Hưng. Xã Nam Phú có 997,2 hécta diện tích tự nhiên với 2.909 nhân khẩu.
– Thành lập thị trấn Tiền Hải trên co sở một phần xã Tây Sơn và xã Tây Giang. Thị trấn Tiền Hải có tổng diện tích tự nhiên 146,55 hécta với 7.306 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Vũ Thư (Vũ Thư) trên co sở một phần xã Minh Quang và xã Hòa Bình. Thị trấn Vũ Thư có tổng diện tích tự nhiên 110,41 hécta với 5.245 nhân khẩu.
Năm 1988, thành lập thị trấn Kiến Xương thuộc huyện Kiến Xương[19] trên cơ sở một phần xã Tan Thuật. Thị trấn Kiến Xương có 109,72 hécta diện tích tự nhiên và 4.649 nhân khẩu.
Năm 1989, chia tách một số xã thuộc huyện Vũ Thư[20]. Cùng năm, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Thái Bình và huyện Hưng Hà[21].
Năm 1990, mở rộng thị trấn Quỳnh Côi thuộc huyện Quỳnh Phụ.[22]
Năm 2002, thành lập một số phường, xã thuộc thị xã Thái Bình và thành lập thị trấn Thanh Nê thuộc huyện Kiến Xương.[23]
- Thành lập phường Tiền Phong (TX. Thái Binh) trên cơ sở toàn bộ xã Tiền Phong. Phường Tiền Phong có 310,2 ha diện tích tự nhiên và 8.349 nhân khẩu.
- Thành lập phương Trần Lãm (TX. Thái Bình) trên cơ sở toan bộ xã Trần Lãm. Phường Trần Lãm có 330 ha diện tích tự nhiên và 13.750 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương) trên cơ sở toàn bộ thị trấn Kiến Xương và xã Tan Thuật. Thị trấn Thanh Nê có 681,54 ha diện tích tự nhiên và 11.500 nhân khẩu.
Năm 2004, thành lập thành phố Thái Bình[24] trên co sở toan bộ thị xã Thái Bình. Thành phố Thái Bình có 4.330 ha diện tích tự nhiên và 143.925 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 8 phường và 5 xã.
Năm 2005, điều chỉnh và thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà.[25]
- Thành lập thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ) trên cơ sở toàn bộ xã An Bài. Thị trấn An Bài có 700,18 ha diện tích tự nhiên và 9.381 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) trên cơ sở toan bộ xã Phú Sơn. Thị trấn Hưng Nhân có 864,40 ha diện tích tự nhiên và 14.495 nhân khẩu.
- Giải thể xã Bình Lăng (Hưng Hà). Thành lập xã Hòa Bình và xã Chi Lăng (Hưng Hà) trên co sở toàn bộ xã Bình Lang. Xã Hoà Bình có 340,44 ha diện tích tự nhiên và 3.948 nhân khẩu. Xã Chi Lăng có 344,25 ha diện tích tự nhiên và 6.834 nhân khẩu.
Năm 2007, điều chỉnh địa giới thành phố Thái Bình và các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Đông Hưng; thành lập một số phường thuộc thành phố Thái Bình.[26]
- Sáp nhập một phần huyện Đông Hưng (toàn bộ xã Đông Thọ và xã Đông Mỹ), huyện Kiến Xương (xã Vũ Lạc và xã Vũ Đông) và huyện Vũ Thư (toàn bộ xã Tân Bình) vào thành phố Thái Bình
- Thành lập một số phường thuộc thanh phô Thái Binh:
– Thành lập phường Hoàng Diệu trên co sở toàn bộ xã Hoàng Diệu. Phường Hoàng Diệu có 613,58 ha diện tích tự nhiên và 13.715 nhân khẩu.
– Thành lập phương Trần Hưng Đạo trên cơ sở một phần phương Quang Trung, phường Tiền Phong, phương Bồ Xuyên và xã Phu Xuân. Phường Trần Hưng Đạo có 171,6 ha diện tích tự nhiên và 4.710 nhân khẩu.
- Thành phố Thái Bình có 6.771,35 ha diện tích tự nhiên và 178.183 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường và 9 xã.
Năm 2020, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải.[27]
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tiền Hải:
– Sáp nhập toàn bộ xã Đông Hải vào xã Đông Trà. Xã Đông Trà có 10,72 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.855 người.
– Sáp nhập toàn bộ xã Tây An và xã Tây Sơn vào thị trấn Tiền Hải. Thị trấn Tiền Hải có 9,39 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.562 người.
– Sau khi sắp xếp, huyện Tiền Hải có 32 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 31 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Hưng:
– Thành lập xã Đông Quan trên cơ sở toàn bộ xã Đông Phong, xã Đông Huy và xã Đông Lĩnh. Xã Đông Quan có 10,61 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.524 người.
– Thành lập xã Hồng Bạch trên cơ sở toàn bộ xã Bạch Đằng và xã Hồng Châu. Xã Hồng Bạch có 8,50 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.851 người.
– Thành lập xã Liên Hoa trên cơ sở toàn bộ xã Hoa Nam và xã Hoa Lư. Xã Liên Hoa có 6,48 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.988 người.
– Thành lập xã Minh Phú trên cơ sở toàn bộ xã Minh Châu và xã Đồng Phú. Xã Minh Phú có 7,13 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.540 người.
– Thành lập xã Hà Giang trên cơ sở toàn bộ xã Đông Hà và xã Đông Giang. Xã Hà Giang có 9,22 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.167 người.
– Sau khi sắp xếp, huyện Đông Hưng có 38 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 37 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thái Thụy:
– Thành lập xã Hồng Dũng trên cơ sở toàn bộ xã Thụy Hồng, xã Thụy Dũng và xã Hồng Quỳnh. Xã Hồng Dũng có 12,18 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.371 người.
– Thành lập xã Dương Hồng Thủy trên cơ sở toàn bộ xã Thái Dương, xã Thái Hồng và xã Thái Thủy. Xã Dương Hồng Thủy có 14,82 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.350 người.
– Thành lập xã Dương Phúc trên cơ sở toàn bộ xã Thụy Dương và xã Thụy Phúc. Xã Dương Phúc có 7,34 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.184 người.
– Thành lập xã An Tân trên cơ sở toàn bộ xã Thụy An và xã Thụy Tân. Xã An Tân có 9,61 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.516 người.
– Thành lập xã Sơn Hà trên cơ sở toàn bộ xã Thái Hà và xã Thái Sơn. Xã Sơn Hà có 10,22 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.498 người.
– Thành lập xã Thuần Thành trên cơ sở toàn bộ xã Thái Thuần và xã Thái Thành. Xã Thuần Thành có 12,42 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.181 người.
– Thành lập xã Tân Học trên cơ sở toàn bộ xã Thái Tân và xã Thái Học. Xã Tân Học có 7,88 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.561 người.
– Thành lập xã Hòa An trên cơ sở toàn bộ xã Thái Hòa và xã Thái An. Xã Hòa An có 7,62 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.993 người.
– Sáp nhập toàn bộ xã Thụy Lương và xã Thụy Hà vào thị trấn Diêm Điền. Thị trấn Diêm Điền có 12,82 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 22.170 người.
– Sau khi sắp xếp, huyện Thái Thụy có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 35 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kiến Xương:
– Thành lập thị trấn Kiến Xương trên cơ sở toàn bộ thị trấn Thanh Nê và xã An Bồi. Thị trấn Kiến Xương có 11,26 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.254 người.
– Thành lập xã Minh Quang trên cơ sở toàn bộ xã Minh Hưng và xã Quang Hưng. Xã Minh Quang có 8,22 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.450 người.
– Sáp nhập toàn bộ xã Quyết Tiến vào xã Lê Lợi. Xã Lê Lợi có 8,66 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.664 người.
– Thành lập xã Tây Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Vũ Tây và xã Vũ Sơn. Xã Tây Sơn có 9,74 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.872 người.
– Sau khi sắp xếp, huyện Kiến Xương có 33 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 32 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Quỳnh Phụ:
– Thành lập xã Châu Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Quỳnh Châu và xã Quỳnh Sơn. Xã Châu Sơn có 8,02 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.338 người.
– Sau khi sắp xếp, huyện Quỳnh Phụ có 37 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 35 xã và 02 thị trấn.
Chi tiết thông tin cho Lịch sử hành chính Thái Bình – Wikipedia tiếng Việt…
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Lịch Sử Thái Bình
sovhttdl.thaibinh.gov.vn › tin-tuc › lich-su-hinh-thanh-tinh-thai-binh, vi.wikipedia.org › wiki › Lịch_sử_hành_chính_Thái_Bình, www.baothaibinh.com.vn › tin-tuc › thai-binh-qua-trinh-hinh-thanh-dat-da…, dulichthaibinh.gov.vn › history, sknc.qdnd.vn › Đối thoại, thcsbachthuan.vuthutb.edu.vn › tai-nguyen › tu-lieu › lich-su-thai-binh, tuoitrethudo.com.vn › Thời sự, thongkethaibinh.gov.vn › Giới thiệu, www.mpi.gov.vn › Pages › tinhthanhchitiet, Giới thiệu về tỉnh Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, ngày thành lập tỉnh thái bình 14/10, Các huyện tiếp giáp biển của tỉnh Thái Bình, Bản đồ tỉnh Thái Bình, các xã, huyện của tỉnh thái bình, đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh thái bình, Tỉnh Thái Bình có bao nhiều dân tộc