Mang Cơm Đi Làm Mùa Hè – Cách làm món ngon nhanh nhất
Mang Cơm Đi Làm Mùa Hè có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Mang Cơm Đi Làm Mùa Hè trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. “Tứ đại món” không thể thiếu trong hộp cơm mang đi
Cảm giác khi ai đó mang món ăn có mùi vào phòng thật không dễ chịu gì. Để không bị đồng nghiệp “kỳ thị”, cũng như tránh ăn cơm hộp bên ngoài thường xuyên, bạn hãy lưu ý một số kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm sau:
1.1. Cơm
Bạn có thể nấu cơm mang đi làm từ buổi tối hôm trước hoặc sáng sớm trước khi đi làm. Nếu để cơm qua đêm, bạn nên bật chức năng giữ ấm hoặc hâm lại vào buổi sáng. Còn nếu nấu cơm mới, bạn nên nấu sớm, trước khi chế biến các món ăn mang đi làm. Khi chế biến đồ ăn kèm xong, cơm cũng vừa chín tới.
Bí quyết chuẩn bị cơm hộp mang đi làm:
– Không nên cho cơm vào hộp khi còn nóng, vì sẽ làm đọng nước, khiến cơm nhanh bị thiu
– Để cơm ở một ngăn riêng biệt với đồ ăn kèm để tránh hơi nước lẫn vào món ăn làm mất vị ngon
>> Bài viết dành cho bạn: Ăn cơm đã lâu, bạn có biết: 1 chén cơm bao nhiêu calo không?
100g gạo lứt cung cấp khoảng 100 calo, phù hợp với người cần giảm cân và giữ dáng
1.2. Món mặn
Nên nấu món mặn tối hôm trước hay vào sáng hôm sau? Theo nhiều bài viết, bạn nên hạn chế để thức ăn qua đêm rồi hâm lại vào sáng hôm sau. Việc này sẽ khởi động quá trình lên men thức ăn, sinh ra một số vi khuẩn không tốt cho sức khoẻ.
Thay vào đó, bạn có thể chuẩn bị và sơ chế sẵn các nguyên liệu, rồi bảo quản trong tủ lạnh. Đối với thịt, cá, bạn nên chuyển chúng xuống ngăn mát vào buổi tối để kịp rã đông vào buổi sáng kế tiếp. Việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian làm cơm hộp mang đi làm rất nhiều.
Hơn hết, bạn nên chế biến các món ăn mang đi làm đơn giản như:
– Món ăn từ trứng: Trứng hấp, trứng luộc, trứng chiên, trứng chưng nấm mộc nhĩ, trứng cuộn, mướp đắng xào trứng,…
– Món ăn từ cá và hải sản: Cá chiên, cá kho khô, tôm rim, tôm hấp, mực xào rau củ, mực chiên, tôm kho,…
– Món ăn từ thịt: Thịt chiên, thịt luộc, tôm rang thịt ba chỉ, sườn cốt lết chiên, thịt quay kho cải chua, ba rọi kho khô, thịt kho tiêu,…
– Món ăn từ thực phẩm chế biến sẵn (mua ở siêu thị): Lạp xưởng luộc, chả giò chiên, xúc xích, chả cá chiên, tàu hủ hấp, tàu hủ chiên sả, khô chiên,…
1.3. Món canh
Nấu canh và chuẩn bị cơm hộp mang đi làm có mất nhiều thời gian không? “Có” nếu bạn không biết các bí quyết dưới đây:
– Hầm xương lấy nước ngọt vào cuối tuần, rồi bảo quản trong tủ lạnh
– Sơ chế, gọt vỏ, cắt nhỏ các loại rau củ vào tối hôm trước
– Để vào hộp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
– Nấu các món canh đơn giản: Canh bí đỏ, canh bầu, canh cải,…
– Chế biến món mặn trong lúc chờ canh sôi
Thực tế, các món canh ít khi được mang theo đi làm. Chúng rất dễ bị đổ trong lúc di chuyển hoặc ai đó vô tình làm ngã đổ. Nếu mang theo canh để ăn trưa, bạn nhớ chọn hộp giữ nhiệt, có ngăn riêng và nắp đậy kín nhé.
Một chén canh sẽ giúp kích thích tiêu hoá thức ăn khô và cứng tốt hơn
1.4. Rau củ
Thay vì các món canh, rau củ hấp, xào hay muối chua ăn chung với thực đơn cơm hộp mang đi làm cũng rất ngon. Chúng giúp cân bằng bữa ăn, bổ sung chất xơ và không sợ bị đổ ra ngoài. Hơn nữa, chế biến rau củ cũng nhanh hơn nấu một nồi canh rất nhiều.
Trong lúc nấu cơm, bạn có thể tranh thủ hấp rau bằng nhiệt sinh ra từ nồi cơm điện. So với luộc, rau hấp không bị ngập nước, mà còn giữ được độ tươi, ngon, giòn, ngọt vốn có. Nếu muốn ăn rau xào, bạn có thể kết hợp với thịt ba chỉ hoặc tôm, mực để tiết kiệm thời gian.
Rau củ xào hay hấp tuy ít nước hơn canh, nhưng vẫn có thể chảy sang các món ăn khác. Do đó, bạn nên cho vào một ngăn riêng và đóng kín nắp.
Chi tiết thông tin cho Kinh nghiệm chuẩn bị cơm hộp mang đi làm thảnh thơi mỗi sáng…
I/. Kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm và chuẩn bị trước các món ăn trưa
* Nên nấu buổi sáng hay nấu từ tối hôm trước rồi hâm lại?
Bạn nên nấu thức ăn vào buổi sáng sớm để đảm bảo dinh dưỡng và hợp vệ sinh
Nếu bạn không có nhiều thời gian vào buổi sáng vì phải bận rộn chuẩn bị cho lũ trẻ thì bạn nên chế biến những món đơn giản.
Bạn nên hạn chế nấu sẵn từ đêm hôm trước rồi sáng hôm sau hâm lại. Thức ăn để qua đêm sẽ lên men và chứa một số vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Đây là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe, về lâu dài có thể dẫn đến một số bệnh về đường ruột, tiêu hóa hoặc thậm chí ung thư. Do vậy tốt hơn hết là các bạn nên nấu vào buổi sáng để có thức ăn vừa ngon, vừa an toàn và đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn thật sự quá bận rộn vào buổi sáng thì các bạn có thể chế biến vào buổi tối hôm trước và phải bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh hoặc tủ đông là tốt nhất. Dù vậy, cơm và các món ăn được hâm lại vào buổi sáng vẫn sẽ không ngon khi dùng bữa trưa, đặc biệt là các món canh, thậm chí có mùi ôi thiu. Do vậy mình khuyên các bạn nên cân nhắc kỹ nhé.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm, bao gồm việc chuẩn bị cơm, các món ăn, các món rau và canh cho bữa trưa:
1. Cơm
Về nấu cơm bạn có thể nấu cơm từ tối hôm trước hoặc nấu vào sáng sớm trước khi đi làm. Bạn nên nấu vào đầu giờ sáng trước khi bắt tay chế biến các món ăn, khi thức ăn chế biến vừa xong thì cơm cũng vừa chín. Như vậy cơm sẽ dẻo hạt và thơm hơn khi dùng bữa.
Không nên dở cơm vào hộp khi còn nóng sẽ làm cơm đọng nước, nhanh ôi thiu
Khi dở cơm vào hộp bảo quản bạn không nên dở cơm khi còn nóng, vì như vậy cơm sẽ bị đổ mồ hôi và nhanh bị ôi thiu. Bạn nên dở cơm lúc vừa nguội hoặc hơi ấm là hay nhất.
Cơm khi dở vào các hộp cơm giữ nhiệt bạn nên để cơm trong 1 ngăn riêng biệt và tránh để hơi nước thì thức ăn lẫn vào làm cơm bị ẩm và dễ bị hâm, ôi thiu.
2. Các món mặn
Để tiện lợi cho việc chế biến vào buổi sáng, các bạn nên chuẩn bị sẵn các nguyên liệu cần thiết. Thịt, cá bạn bạn nên rã đông từ tối bằng các chuyển chúng từ ngăn đông lạnh xuống ngăn mát của tủ lạnh để buổi sáng không mất thời gian rã đông.
Ngoài ra để tránh mất nhiều thời gian thì buổi sáng các bạn nên chế biến những món mặn đơn giản như:
- Các món thịt: sườn ram mặn, thịt kho trứng, thịt chiên, thịt luộc, bò xào củ hành, thịt quay, thịt quay kho cải chua, tôm rang thịt ba chỉ, ba rọi kho khô…
- Các món cá, tôm, hải sản: cá hấp, cá kho măng, cá chiên, khô chiên, tôm rim, tôm hấp, tôm kho thịt, mực kho, mực xào, mực chiên…
- Các món trứng: trứng chiên, trứng luộc, trứng chưng mắm, trứng cuộn…
- Các món chả: chả giò, chả kho, chả rim mặn, chả cá chiên, chả cá thát lát, chả cá basa…
- Các món khác: các món tàu hủ chiên, chả giò chiên, khô, lạp xưởng, xúc xích…
Tôm rang thịt ba chỉ – Món ăn đơn giản, dễ chế biến lại rất thơm ngon
Và còn rất nhiều món mặn khác. Chủ yếu ở đây là mình gợi ý kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm với các món mặn được chế biến đơn giản, không cầu kỳ để tránh mất thời gian của bạn vào buổi sáng.
3. Món rau hoặc củ quả: Hấp, luộc, xào, làm chua…
Các món rau, củ khá đơn giản và dễ chế biến. Để tiết kiệm thời gian cho buổi sáng, bạn nên lặt rau hoặc sơ chế củ/quả trước vào buổi tối hôm trước và bảo quản bằng hộp kín trong tủ lạnh.
Bạn có thể chế biến các món rau luộc, rau xào như:
- Các món rau, củ, đậu hấp/luộc: rau lang, rau muống, cải bắp, su hào, củ cải, cà rốt, đậu cô-ve, đậu đũa, bí, bầu, bí rợ…
- Các món rau, củ xào: rau muống xào tỏi, đọt su su xào tỏi, mồng tơi hấp, đọt bí xào tỏi, đậu cô-ve xào… Có thể xào chung với thịt xay, tôm, mực… thành các món mặn
- Hoặc các bạn có thể dùng các món cải chua, dưa chua, kim chi, dưa muối…
Đọt bí xào tỏi
Khi đóng hộp các món rau quả bạn nên chọn các loại hộp cơm giữ nhiệt có nắp kín để bảo quản, tránh nước rau quả chảy sang làm ảnh hưởng các món ăn khác.
4. Món canh
Tương tự như các món rau, để tiết kiệm thời gian bạn nên lặt rau hoặc gọt vỏ và thái các loại củ quả vào buổi tối hôm trước và bảo quản bằng hộp kín trong tủ lạnh.
Bạn có thể chế biến các món canh đơn giản như: canh rau, canh cải, canh chua bạc hà, canh bí, khổ qua, canh bí đỏ sữa đậu nành, canh cải… Có thể kết hợp thêm các món cá, thịt, hải sản để có thể vừa làm món canh, vừa làm món mặn để chuẩn bị cho bữa trưa.
Canh cải nấu thịt bằm – Món canh đơn giản, chế biến nhanh
Nếu bạn muốn dùng canh với nước xương hầm, để tiết kiệm thời gian buổi sáng thì bạn có thể hầm xương để lấy nước dùng vào buổi tối hôm trước. Sau đó bạn bảo quản kín trong tủ lạnh để sáng nấu canh sẽ rất ngon.
Khi đóng hộp bảo quản, bạn nên chọn những loại hộp cơm giữ nhiệt có ngăn riêng đựng canh được thiết kế có nắp đậy kín để tránh bị đổ ra ngoài nhé.
Chi tiết thông tin cho Kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm cho dân văn phòng…
1. Đựng thức ăn trong những hộp nhựa kém chất lượng
Dạo qua một vòng thị trường hộp đựng cơm, không khó để thấy có vô vàn các mẫu mã và chủng loại khác nhau từ hộp nhựa tới thủy tinh 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp,… Trong đó hộp nhựa đựng cơm mang đi làm được nhiều người ưa chuộng hơn hẳn.
Tuy nhiên, nếu mua phải những hộp nhựa đựng cơm kém chất lượng, đặc biệt lại dùng để đựng thức ăn nóng hay thức ăn để qua đêm từ hôm trước có thể khiến thức ăn đựng trong hộp bị thôi nhiễm các hóa chất từ hộp nhựa ra. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới gan và các cơ quan nội tạng khác.
Nên đựng thức ăn trong các hộp có khả năng chịu nhiệt (Ảnh: Internet)
Giải pháp:
Hộp đựng cơm trưa dù là hộp bằng nhựa hay thủy tinh thì đều cần phải đảm bảo yếu tố chịu nhiệt cũng như làm từ các chất liệu an toàn cho sức khỏe. Các món ăn nóng tốt nhất nên đựng vào các hộp thủy tinh, sứ,…
Nhiều người để tiết kiệm hộp cơm mang đi làm, giảm bớt cồng kềnh mà chọn việc đựng cơm và đồ ăn trong cùng một ngăn. Tuy nhiên khi mang cơm trưa đi làm, hộp cơm thường được để ở nhiệt độ thường – điều này rất dễ khiến cơm bị ôi thiu, sinh nhớt, giảm dinh dưỡng và tăng nguy cơ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Giải pháp:
Tốt nhất là bạn nên phân loại thức ăn và cơm riêng ngăn, không nên để chung với nhau. Nếu như văn phòng có tủ lạnh có thể bỏ vào tủ để giảm tình trạng ôi thiu, nhất là vào mùa hè nóng bức như hiện tại.
3. Nấu hải sản mang đi làm từ hôm trước
Có thể bạn không biết, hải sản rất giàu protein và chúng có thể trở thành môi trường lý tưởng nếu như không được bảo quản đúng cách. Vào ngày hôm sau, khi bạn mang cơm trưa đi làm có hải sản, món ăn vừa không được thơm ngon như khi vừa nấu lại vừa dễ khiến bạn bị hại gan thận nếu chẳng may ăn phải thực phẩm có protein bị biến đổi.
Không nên nấu hải sản từ hôm trước để mang cơm trưa đi làm vào hôm sau (Ảnh: Internet)
Chi tiết thông tin cho Mang cơm trưa đi làm mùa dịch, đừng phạm phải các sai lầm nghiêm trọng sau…
Không nấu cơm và thức ăn để qua đêm
Một số chị em phụ nữ có thói quen nấu cơm, thức ăn vào buổi tối rồi để trong tủ lạnh đến sáng lấy ra hâm lại và đóng hộp mang theo đi làm. Thói quen này cực kỳ có hại cho sức khỏe. Vì cơm và thức ăn để qua đêm sẽ bị mất chất dinh dưỡng, phát sinh vi khuẩn dẫn đến ôi thiu nhanh. Các nhà khoa học khuyến cáo nếu chúng ta ăn thức ăn để qua đêm nhiều sẽ gây nguy cơ ung thư.
Vào buổi sáng, bạn nên cố gắng dậy sớm một chút và cắm nồi cơm. Khi bạn chuẩn bị mọi thứ xong thì cơm cũng đã chín. Đối với thức ăn, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu trước và thức sớm nấu vào buổi sáng. Bạn nên nấu những món đơn giản để tiết kiệm thời gian.
Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh qua đêm rất độc hại.
Không cho cơm, thức ăn vào hộp ngay khi còn nóng
Có nhiều người sợ cơm, thức ăn để đến buổi trưa sẽ bị nguội nên khi cơm, thức ăn còn nóng tranh thủ cho vào hộp và đóng kín nắp lại để giữ nóng. Nhưng không biết rằng cách làm này sẽ khiến đồ ăn bị tích tụ hơi nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, thức ăn dễ bị ôi thiu hơn. Nếu chúng ta ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hóa và các bệnh về đường ruột.
Cho thức ăn vào hộp khi còn nóng dễ phát sinh vi khuẩn.
Vì vậy, sau khi nấu xong bạn nên chờ cơm, thức ăn nguội rồi mới cho vào hộp. Một số công ty có trang bị lò vi sóng cho nhân viên sử dụng. Nếu muốn dùng thức ăn nóng, bạn nên cho vào lò vi sóng hâm trước khi ăn. Nếu công ty không có lò vi sóng, bạn nên sắm cho mình hộp cơm giữ nhiệt để bảo quản cho cơm và thức ăn không bị hư, giữ được hương vị và độ ấm từ sáng đến trưa.
Không sử dụng hộp nhựa kém chất lượng để đựng thức ăn
Để tiết kiệm, một số người thường tận dụng hộp nhựa ăn liền ở các quán ăn đã mua trước đó đựng thức ăn đi làm. Hoặc sử dụng những hộp nhựa kém chất lượng. Nếu chúng ta đựng thức ăn nóng trong những chiếc hộp này sẽ gây ra sự nóng chảy và phát sinh chất độc ngấm vào thức ăn. Ngoài ra, những loại hộp nhựa kém chất lượng không chịu được nhiệt độ trong lò vi sóng nên khi bạn hâm thức ăn chất nhựa chảy ra gây hại cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, viêm màng não, nhiễm độc cấp tính v.v… Bạn nên sử dụng các hộp thủy tinh, hộp sứ hoặc hộp nhựa chịu nhiệt đựng thức ăn sẽ an toàn hơn.
Nên sử dụng hộp cơm giữ nhiệt, hộp thủy tinh hoặc hộp sứ.
Chi tiết thông tin cho Những lưu ý cần nhớ khi mang cơm đi làm cho dân văn phòng…