Món Ngon Miền Trung Dễ Làm – Cách làm món ngon nhanh nhất
Món Ngon Miền Trung Dễ Làm có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Món Ngon Miền Trung Dễ Làm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Mì Trứng Vàng – Khuyến mãi mua 10 tặng 2
Bạn đang xem video Mì Trứng Vàng – Khuyến mãi mua 10 tặng 2 mới nhất trong danh sách Món ăn được cập nhật từ kênh Đại Gia Đình AFC từ ngày 2016-05-26 với mô tả như dưới đây.
Mì trứng ăn liền Trứng Vàng, ngon lắm còn khuyến mãi nhiều. bà con dùng thử nha. 🙂
1. Đặc sản miền Trung – Nha Trang
1.1. Bún cá Nha Trang
Bún cá Nha Trang là một trong những món ăn đặc sản miền Trung rất hấp dẫn. Bún cá được lựa chọn từ những con cá tươi ngon nhất, có thể là cá bò, cá ngừ hoặc cá bè chứ không cố định loại cá nào. Sau đó, chúng sẽ được lọc sạch xương, làm nhuyễn để nấu nước lèo. Tô bún cá Nha Trang có vị ngọt thanh và chút mặn mòi từ cá biển. Sợi bún nhỏ, mềm, thấm đẫm nước lèo. Khi ăn, chủ quán sẽ cho thêm chả cá hoặc chút sứa.
1.2. Nem nướng
Du lịch Nha Trang chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua nem nướng Nha Trang, một món ăn đặc trưng của miền Trung. Nem nướng ở đây được làm từ thịt heo sạch, thêm gia vị đậm đà và nướng trên những bếp than đỏ hồng để nem có mùi thơm khi chín. Một phần nem sẽ có đầy đủ nem nướng, bánh tráng cuốn, chả ram giòn cùng rau sống ăn kèm, thêm một bát nước chấm làm từ mắm nêm và đậu phộng giã nhuyễn.
1.3. Yến sào Nha Trang
Yến sào Nha Trang là đặc sản miền Trung làm quà cực kỳ đặc biệt. Với giá trị dinh dưỡng cao cùng sự quý hiếm, đặc sản Nha Trang này là món ăn mà bất cứ du khách nào cũng muốn thưởng thức qua. Yến sào được làm từ nước dãi của con chim yến, qua quá trình chưng nấu với đường phèn, hạt sen, táo đỏ để cho ra một bát yến thơm ngon, bổ dưỡng.
2. Đặc sản miền Trung – Đà Nẵng
2.1. Bánh tráng cuốn thịt heo
Du lịch Đà Nẵng hẳn bạn sẽ không quên thưởng thức hương vị đặc sản miền Trung qua món bánh tráng cuốn thịt heo. Thịt heo là phần thịt vai và mông có xen chút mỡ, tạo độ béo khi luộc. Bánh tráng có độ dai, mềm vừa phải. Khi ăn, bạn chỉ cần cuốn thịt với bún, ít rau sống có vị cay, chua, chát, ngọt như xà lách, húng quế, dưa chuột, chuối… chấm cùng với bát mắm nêm đậm đà.
2.2. Bánh mì que Đà Nẵng
Một đặc sản Đà Nẵng cũng rất nổi tiếng đó là bánh mì que. Đây là món ăn vặt miền Trung khiến nhiều du khách mê mẩn. Bánh mì chỉ to bằng 2 ngón tay, dài khoảng 30cm, bên trong có nhân pate béo ngậy, được rưới một chút nước ớt cay nồng. Bánh được nướng giòn rụm, khi ăn vị ngậy của pate xen lẫn chút cay của ớt, rất tuyệt vời.
2.3. Cơm gà Đà Nẵng
Danh sách các món đặc sản miền Trung không thể thiếu cơm gà Đà Nẵng. Gà được lựa chọn phải là gà ta, thịt chắc, da mỏng, khi luộc chín có mùi rất thơm, màu vàng ươm. Cơm được nấu bằng nước luộc gà ta, có thêm chút bột nghệ để khi cơm chín có màu vàng óng bắt mắt. Cơm gà Đà Nẵng thường ăn với nước sốt cay, kèm với rau răm và hành tây. Bên cạnh có bát canh gà nóng hổi, tạo vị ngon riêng biệt.
Chi tiết thông tin cho Đặc sản miền Trung – TOP 25 món ăn đậm hương vị truyền thống…
16 Món ăn đặc sản miền Trung đặc trưng nhất
1. Mì Quảng
Nói đến đặc sản miền trung thì mì quảng có lẽ không còn xa lại với người dân nơi đây. nhưng nếu muốn ăn một tô Mì Quảng ngon đúng vị, thì Quảng Nam – Đà Nẵng là nơi bạn phải đặt chân tới để cảm nhận được vị ngon của tô mì quảng trọn vẹn nhất. Mì quảng được ví như là cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam.
Ở nơi đây, từ trong hẻm nhỏ cho tới những khu chợ, phố nhộn nhịp, đâu đâu bạn cũng sẽ thấy sự xuất hiện của tô mì Quảng, bạn có thể dễ dàng thưởng thức được hương vị của tô mì thơm ngon.
Với sự hòa quyện của thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé nhỏ, tôm, hương thơm của đậu phộng, nước lèo sánh, ngọt đủ thấm, vị beo béo của dầu, và đặc biệt với những miếng bánh đa vừng giòn rụm ăn kèm với các loại rau sống như rau mùi, xà lách, diếp cá, húng, bắp chuối,… Tất cả mọi thứ hòa quyện với nhau, làm nên nét đặc trưng của tô mì Quảng trứ danh.
2. Bánh Căn
Bánh căn là loại bánh khá quen thuộc với người dân miền Trung. Hình dáng của bánh có nét giống với bánh khọt miền Nam. Nhưng điểm khác biệt ở đây là phần nhân của bánh căn với nhiều nguyên liệu phong phú và đa hàng hơn.
Bánh được làm từ bột gạo, thị, trứng, nấm, mực, tôm,…. có hình tròn nhỏ, ăn kèm với rau sống chấm với nước mắm chua chua, cay cay, ngọt ngọt thêm một ít xoài xắt mỏng. Phải nói hương vị không thể lẫn vào đâu được. Bánh thường được nướng trong khuôn đất, lửa than, ăn miếng bánh nóng hổi vừa ra lò thì tuyệt cú mèo luôn.
3. Bánh Đập
Bánh đập là sự kết hợp thú vị giữa bánh bánh ướt và bánh tráng nướng, ăn kèm với thịt nướng hoặc thịt luộc, lòng lợn. Quệt vào chén mắm nêm cay nồng đặc trưng của người dân biển miền Trung.
Vị giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau cùng với hương vị nồng nàng của chén mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đố ai có thể cưỡng lại được hương vị này.
Bạn sẽ rất dễ bắt gặp món bánh đập dân dã đậm chất thôn quê này này ở những gánh hàng rong hay chợ huyện dọc các tỉnh thành miền Trung.
4. Bánh Xèo Tôm Nhảy (Bình Định)
“Bánh xèo tôm nhảy” – một trong những món đặc sản nức tiếng của miền đất võ Bình Định. Ngay từ tên gọi, “bánh xèo tôm nhảy” đã gây được sự tò mò, hứng thú của du thực khách. Món ăn miền Trung này có cái tên hay như vậy bởi những nguyên liệu đặc biệt để tạo nên món bánh hấp dẫn chính là những con tôm đất đỏ au tròn mẩy, vừa được đánh bắt còn nhảy đành đạch ^^.
Đến với quán ăn, du thực khách sẽ được lắng nghe âm thanh xèo xèo độc nhất vô nhị của bột với những con tôm tươi ngon trên bếp lửa hồng, được đúc qua bàn tay vô cùng điêu luyện của người thợ.
Những khuôn bánh xèo chín bao phủ bên trên là lớp tôm đỏ, đôi khi kèm theo những lát bò tái mềm, tiếp đến một ít giá, ít hành tây, hành lá thái nhỏ trông vô cùng hấp dẫn. Đã đến Bình Định mà không thưởng thức được món đặc sản này thì thật uổng phí chuyến đi phải không nào.
5. Bánh Canh Cá Lóc (Quảng Trị)
Bánh canh cá lóc hay còn gọi là cháo cá có phần khiêm tốn về mức độ phổ biến, song vẫn là một trong các món ăn miền Trung chiếm cảm tình của người bản địa lẫn khách du lịch.
Đây là một trong các món ăn miền Trung phổ biến ở khu vực Bình Trị Thiên. Món bánh canh cá lóc có thành phần khá đơn giản, nguyên liệu chính theo đúng tên gọi đó là bánh canh kết hợp với cá lóc đồng (cá tràu).
Nguyên liệu tuơi sạch luôn là khâu quan trọng hàng đầu, thịt cá lóc được rim vàng ruộm sau khi đã luộc là lọc xương kỹ càng , bột gạo được chọn làm bánh phải đảm bảo được độ dai dẻo và vị ngọt tự nhiên khi nấu lên, kết hợp cùng với mùi hành lá thoang thoảng, thêm một ít ớt bột cay nồng, một mùi vị đậm đà đến khó quên.
Bài viết liên quan: Top 25 Món Ăn Đặc Sản Quy Nhơn Làm Quà Nổi Tiếng
Bánh canh cá lóc không chỉ được xem là món ăn miền Trung dân dã tại các quán xá, vỉa hè, mà còn trở thành một đặc sản của vùng đất nắng gió này.
6. Bánh Canh Hẹ (Phú Yên)
Bánh canh hẹ là một trong những món đặc sản không thể bỏ qua khi đến Phú Yên, tuy đơn giản, mộc mạc nhưng món ăn này lại rất được lòng người dân bản địa và du thực khách. Nghe qua cái tên thôi cũng đủ biết món ăn sẽ nổi bật bởi mà xanh thanh nhẹ của hẹ, phía dưới là những sợi bánh nhỏ dai, mềm, những miếng chả cá được hấp chín và đem đi chiên chín vàng thơm ngon.
Đặc biệt, nước lèo được nấu từ cá tươi nên sẽ có vị ngọt đậm đà tự nhiên không gây nên vị béo, ngây như nước lèo nấu từ xương heo. Ghé đến xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh” thì hãy thưởng thức một tô bánh canh hẹ để đời thêm tươi xanh nha!
7. Cao Lầu (Hội An)
Ẩm thực Hội An luôn là một điều gì đó gây cuốn hút đối với khách du lịch. Nhắc đến ẩm thực phố cổ thì chắc ai ai cũng nhớ đến Cao lầu. Cao lầu được xem là niềm tự hào của ẩm thực nơi đây, món ăn này đặc biệt từ tên gọi cho đến cách chế biến.
Để có được sợi mì dai, giòn người đầu bếp phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc ngâm gạo trong nước tro, lọc sạch, xay gạo, bòng, rã cho ra nước, rồi lại nhồi, hấp nhiều lần nữa và cuối cùng là đem đi phơi khô.
Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài sợi mì khô chiên giòn, kèm theo vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngọt thanh, đậm đà, ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi thì cứ gọi là ngon hết nấc.
Bài viết liên quan: Top 16 Món Ăn Đặc Sản Bình Định Làm Quà Ngon Bổ Rẻ
Nước dùng của cao lầu chính là nước dùng tiết ra từ thịt lợn tẩm đun trên bếp, nước dùng có vị ngọt đậm đà và thơm ngon. Sau khi thăm thú chán chê Hội An xinh đẹp, nghỉ chân tại một quán ven đường, gọi cho mình bát Cao lầu Hội An và thưởng thức hương vị thơm ngon, đặc biệt của nó là một lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi của bạn đấy.
8. Cơm Hến (Huế)
Nghe tên món ăn này có vẻ dân dã nhưng khi thưởng thức nó thì bạn sẽ nhận ra không hề dân dã tí nào. Mà thay vào đó món ăn miền Trung này mang đậm “hồn cốt Huế”.
Cơm Hến đúng như tên gọi, cơm nguội trộn với hến xào cùng với măng khô và thịt ba chỉ đã cắt sợi qua dầu, ăn kèm đậu phộng, mè rang, ruốc sống, tóp mỡ, da heo chiên giòn, bánh tráng nướng bóp vụn, ngoài ra và không thể thiếu nước luộc hến nóng hổi có thêm chút gừng giã nhuyễn tạo độ ngọt thêm cho bát cơm.
Tô cơm hến thơm với vị cay nồng của ớt, nóng hổi, ngọt bùi của hến cùng phần nước luộc tinh chất gây xao xuyến. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi tuông ra đến đấy, nhưng đối với người dân ở đây, phải như vậy mới thấm được hết cái hương vị của món đặc sản này.
Bài viết liên quan: Tôm Mũ Ni Giá Bao Nhiêu 1kg? Làm Gì Ngon Và Dinh Dưỡng?
9. Cơm Gà Tam kỳ (Quảng Nam)
Ngoài món mì Quảng trứ danh thì cơm gà Tam Kỳ là một món đặc sản nổi tiếng không kém phần. Là cơm gà thì tất nhiên nguyên liệu chính phải là gà rồi nhưng gà phải là gà ta thả vườn.
Giống gà ở miền cát nóng này được chăn thả tự nhiên phải vất vả bới sục tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Gà sau khi được chế biến có da vàng ươm, từng thới thịt săn lại, thơm phức.
Cơm nấu từ gạo lúa mới bằng chính nước luộc gà và một ít bột nghệ, vì thế khi chín hạt cơm ngả màu vàng óng, có độ óng mượt rất hấp dẫn. Đi kèm 2 nguyên liệu chính này, sắc đỏ từ những lát cà chua, sắc xanh từ dưa leo góp phần tăng sự bắt mắt cho đĩa cơm gà, kèm theo nước mắm tỏi ớt và đĩa rau sống ăn kèm giúp cân bằng lại vị gà thì đúng là hảo hạng.
10. Cháo Lươn (Nghệ An)
Cháo lươn là món ăn đặc trưng của mảnh đất Nghệ An, không chỉ mang đến hương vị độc đáo khó quên, cháo lươn còn chứa các giá trị dinh dướng thiết yếu cho cơ thể như: Vitamin A, B1, B6, Kali, Canxin, sắt, Natri,…
Vì thế, cháo lươn có rất có lợi đối với sức khỏe và được ví như một bài thuốc bổ giúp bé cứng cáp và khỏe mạnh, giúp các mẹ bầu sau khi sinh và người bệnh nhanh chóng phục hồi thể lực. Hơn thế nữa, cháo lươn Nghệ An còn có thể chữa được các bệnh như: Suy dinh dưỡng, đau lưng, nhức mỏi, kiết lị…
11. Gỏi Cá Nam Ô (Đà Nẵng)
Có lẽ bạn cũng sẽ thắc mắc rằng vì sao gỏi cá này lại nổi tiếng tại Nam Ô mà không được đánh giá cao ở những nơi khác. Có một lý do đơn giản mà khi giải thích ra thì bất cứ ai cũng gật gù đồng ý.
Đó là món gỏi cá Nam Ô là dùng nguyên liệu cá tươi sống hoàn toàn bởi làng chài Nam Ô là nơi đánh bắt được rất nhiều loài cá dùng cho món gỏi này. Do đó, món gỏi cá được ăn tại Nam Ô sẽ tươi ngon và ngọt vị hơn.
Loại cá dùng để chế biến món gỏi cá Nam Ô thông thường sẽ là cá trích. Cá được đánh bắt về thì người ta sẽ đánh vẩy cá, cắt bỏ đầu, bỏ ruột, rửa sạch, rút bỏ xương và thái lát.
Một bí quyết độc đáo để khử bớt mùi tanh của cá là trong quá trình rửa cá, hãy cho thêm một ít muối và giấm vào để rửa cùng.
Gỏi cá Nam Ô có 2 loại là gỏi cá khô và gỏi cá ướt, tuy cùng một loại nguyên nguyên liệu nhưng cách chế biến 2 loại gỏi cá này tương đối khác nhau.
Đối với gỏi cá khô thì sau khi sơ chế xong và đợi cho thịt cá ráo nước, sau đó sẽ trộn với thính, lạc rang, vừng rang, bánh tráng nướng giã nhỏ cùng nhiều gia vị đặc trưng khác.
Còn đối với gỏi cá ướt thì sau khi đã được làm sạch, cá trích sẽ mang ướp với gừng, tỏi, riềng và ớt băm nhuyễn rồi ngâm trong nước dùng pha với nước mắm.
12. Gỏi Cá Mai (Ninh Thuận)
Gỏi cá mai được xem là món ăn đặc sản miền Trung không thể bỏ qua khi đi du lịch. Cá mai trông rất giống cá cơm, có thịt trong, thơm, dai, và không máu nên không tanh, rất phù hợp để chế biến thành các món ăn chơi thơm ngon như món lẩu thả và đặc biệt là món gỏi cá mai thanh mát.
Gỏi cá mai được chế biến khá cầu kỳ, mang đến cho thực khách một hương vị khó quên. Những con cá mai tươi ngon sẽ được làm sạch bằng cách đánh vảy, bỏ đầu đuôi, rồi rút hết phần xương, tiếp đến dùng giấy thấm cho thật khô từng con, tái chín bằng cách vắt chanh, cho giấm, me vào.
Sau đó rắc lên một lớp thính, cho cà rốt thái sơn, rau rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang, hành tây thái lát mỏng, húng lủi và rưới thêm một chút nước mắm tỏi ớt cho thêm đậm đà là có món gỏi cá mai tuyệt vời rồi. Nghe thôi mà thấy nước miếng sắp ứa ra ngoài đây nè.
Điều khác biệt trong món gỏi cá mai này có lẽ là ở nước chấm bởi nó mang đến hương vị rất đặc trưng không nhầm lẫn. Nước chấm của món gỏi cá được nấu từ nước me chua kết hợp với đường cho có độ sệt đặc để cho ra vị chua ngọt thanh, sau đó rắc lên một ít mè cho món nước chấm thêm đẹp mắt và mùi thơm đặc trưng.
Đây là món đặc sản miền Trung bạn nhất định phải thử khi ghé thăm vùng đất sa mạc nắng gió Ninh Thuận này nhé!
13. Bún Bò Huế
Bún bò Huế nổi tiếng trong Nam chí ngoài Bắc, bạn có thể thấy tô bún bò huế hiện diện ở khắp nới từ vỉa hè cho tới hàng quán sang trọng ,nhưng duy chỉ có đến xứ Huế mộng mơ thì bạn mới có thể cảm nhận được hương vị trọn vẹn, đặc trưng nhất!
Sợi bún to, tròn, trắng trẻo điểm xuyết là những lát thịt bò thăn, nước dùng thanh ngọt, cùng đầy đủ các loại rau, củ đầy dinh dưỡng hương vị không lẫn vào đâu được, ăn một lần sẽ nhớ mãi. Cái vị đậm đà, quyến rũ ấy đã làm cái tên bún bò Huế trở thành món ăn đặc sản miền Trung mà ít ai có thể không lưu luyến.
14. Bún sứa Nha Trang
Đến thành phố biển Nha Trang, bún sứa là món ăn độc đáo rất đáng để trải nghiệm. Sứa làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, có màu trắng đục, thành dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước.
Bát bún sứa đâm vị thơm ngát với bề mặt phủ bơi các lớp thịt sứa giòn, ngọt cùng những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông cực kỳ sắc sảo, bắt mắt. Sẽ ngon hơn khi ăn bún kèm với rau sống như: xà lách, giá, rau thơm… cùng một chút ớt đỏ cay nồng sẽ tô điểm cho hương vị của món ăn này thêm phần đặc sắc.
Bún sứa Nha Trang là món ăn thường ngày không thể thiếu và là món ăn đặc sản nổi tiếng. Đến thăm thành phố biển nha trang thì thực đơn bạn không nên thiếu tên món bún sứa này.
Điều đặc biệt để làm nên tô bún sứa vang danh này là sứa để làm bún sứa là loại nhỏ bằng đầu ngón chân hoặc ngón tay cái, chúng có màu trắng đục, thành dày, trông giống như phần cơm của trái dừa nước. Loại sứa này do các ngư dân vớt ngoài các đảo xa.
Điểm đặc trưng thứ 2 đó là nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay, phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ, không xương, thân nhỏ và ngọt lừ.
Thêm vào đó còn có chả cá bao gồm các loại cá như: thu, nhồng, đối… được lóc lấy phần thịt quết đến khi nhuyễn và dai, sau đó vo thịt thành viên nhỏ rồi bắt lên nồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và thả vài viên chả cá vào tô, chan nước dùng nóng hổi là bạn đã có ngay tô bún tươi ngọt vị cá, từng miếng sứa dai giòn sừng sực.
Bài viết liên quan: Top 18 Món Ăn Đặc sản Phú Yên Làm Quà Cực Nổi Tiếng
15. Lẩu thả Phan Thiết
Lẩu thả (hay còn gọi là lẩu hải sản) là món ăn của ngư dân vùng biển Mũi Né, Phan Thiết lúc du lịch chưa phát triển. Mọi người thường bỏ những thứ họ kiếm được từ biển vào một chiếc xô sắt, đổ nước vào và nấu chúng lên thành lẩu.
Ngày nay, lẩu được nhiều nhà hàng, khách sạn địa phương đưa vào thực đơn nhằm phục vụ khách du lịch gần xa. Món ăn này là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nguyên liệu bao gồm các yếu tố phong thủy : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mang lại sức khỏe và năng lượng cần thiết cho con người.
Nguyên liệu chính của món là những con cái mai tươi, vừa được đánh bắt từ biển mang về làm sạch, ướp cùng gia vị, tỏi, ớt. Thực khách ăn kèm với bún, rau sống, thịt ba chỉ thái sợi, trứng chiên thái mỏng,….
Sự tinh tế của món lẩu thả này còn thể hiện qua cách bày biện khi tất cả các nguyên liệu được sắp xếp trên những bẹ bắp chuối bọc tròn quanh mẹt cá mai tươi cạnh bên là nồi lẩu khói nghi ngút. Bàn tiệc như 1 bông hoa khoe sắc rực rỡ.
16. Don Quảng Ngãi
Don là món ăn không chỉ có cái tên lạ mà còn mang cả hơi thở và cuộc sống của người dân Quảng Ngãi. Don thuộc loài nhuyễn thể, vỏ có hai mảnh hình dẹt và chỉ dài hơn 1 phân.
Phần thịt bên trong có màu vàng nhạt và vài xúc tua dài tủa xung quanh. Thành phần của tô Don gồm: một tô nước kèm một ít don, hành tây, bánh tráng gạo nướng giòn cùng vài lát ớt xiêm xanh cay xé lưỡi.
Don Quảng Ngãi được du thực khách yêu thích nhờ độ ngọt thanh tự nhiên và chúng là đặc sản đặc biệt chỉ có ở mỗi xứ Quảng. Khi ăn bạn phải vừa ăn, vừa húp nước lèo mới có thể cảm nhận hết được cái vị ngon đặc biệt của Don, cái giòn của bánh tráng nướng cùng cái vị cay xè của ớt xiêm tạo nên một món ăn miền Trung độc đáo lạ miệng.
Có dịp ghé thăm xứ Quảng thì đừng quên thưởng thức món don đặc biệt này nhé.
7 Món ăn đặc sản miền Trung làm quà
Tré bà Đệ (Đà Nẵng)
Nằm trong top đầu các món đặc sản làm quà từ mảnh đất miền Trung thân thương thì phải kể đến tré bà Đệ bởi món ăn nổi tiếng gần xa, ai ai đến Đà Nẵng du lịch đều bỏ túi cho mình món ngon này.
Tré Bà Đệ Đà Nẵng được ra đời từ những năm 1956. L một món ăn dân dã có xuất xứ từ các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Ngãi, Huế, Đà Nẵng, … và nổi tiếng nhất ở Đà Nẵng nói riêng được du khách khắp mọi miền đất nước ưa chuộng.
Công thức làm nên tré Bà đệ cực kì dễ, nguyên liệu chính làm tré là thịt lợn nạc, thái nhỏ và trộn với các gia vị có sẵn, sau đo được ủ men vài ngày là có thể thưởng thức rồi. Tré được bày bán phổ biến ở rất nhiều nơi nên không khó để mua cho mình một vài xâu mang về làm quà.
Mực rim me
Được chế biến từ mực khô, kết hợp cùng với me và một số gia vị khác, qua một vài công đoạn chế biến đơn giản để làm ra. Món mực rim me là sự kết hợp của 4 vị chua, ngọt, mặn, dai một cách hoàn hảo. Vị me chua cùng với vị mặn của mực khô tạo cảm giác kích thích khi ăn, ăn một miếng lại muốn thêm một miếng nữa ^^.
Mực rim me được bảo quản trong lọ nhỏ, rất thuận tiện cho việc mang về nên bạn hoàn toàn có thể mua ngay 1 2 hũ mực làm quà miền Trung cho gia đình, bạn bè.
Bánh khô mè, Mè xửng huế
Nói về những món đặc sản miền Trung nổi tiếng nhất thì chắc chắn không thể thiếu bánh khô mè trong danh sách được, biết đến với vị thơm ngon, giữ được hương vị truyền thống hiếm có. Trước kia bánh chỉ được sản xuất vào các dịp lễ lớn hay dịp tết nhưng ngày nay bánh đã có vị trí riêng của mình trên thị trường nhờ sự yêu mến của du thực khách trong và ngoài nước cho nên bánh được sản xuất quanh năm.
Không chỉ ở các tỉnh Đà Nẵng hay Quảng Nam có món bánh này mà hầu hết các tỉnh thành miền Trung đâu đầu cũng đều có, giúp du khách có thể dễ dàng mang về làm quà mà không phải lo sợ hết hàng nhé!
Trà cung đình (Huế)
Có lẽ khi giới thiệu về đặc sản miền Trung, đặc sản thể hiện được tinh hoa khí chất miền trung nhất thì chỉ có thể là trà cung đình Huế.
Trà cung đình Huế mang đậm chất cổ xưa, trang trọng, chắc là do ngày xưa trà hay được vua chúa dùng vào nhiều thời gian khác nhau trong ngày, mà vì là loại trà chỉ vua chúa mới được thưởng thức nên được bào chết rất kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ rất nhiều loại thảo dược quý.
Nhâm nhi một tách trà cung đình ấm nóng sẽ giúp đầu óc thanh nhẹ, đào thải độc tố, mát gan, giúp ăn ngon ngủ sâu giấc, cơ thể tránh uể ỏi. Mua vài hộp trà tặng ông bà để nhâm nhi trò chuyền vào mỗi buổi sáng thì quá ý nghĩa phải không nào!
Cu Đơ
Kẹo cu đơ là một loại kẹo lac (đậu phộng) của tiếng của người dân Hà Tĩnh. Kẹo Cu Đơ được làm chủ yếu từ đậu phộng (lạc) và mật mía. Mật mía và lạc nhân (đậu phộng hạt) được bỏ vào chảo, đun sôi với lửa nhỏ.
Trong quá trình đun phải dùng đũa đảo đều để mật không bị cháy. Có thể trộn thêm một số phụ gia như mạch nha, gừng để kẹo ăn được giòn, thơm hơn. Hỗn hợp được đun đến khi đạt được độ sệt nhất định người làm kẹo sẽ dùng những miếng bánh đa nướng (bánh tráng), đổ hỗn hợp kẹo lên một miếng bánh và ốp mẩu còn lại lên trên.
Vị ngọt của mật mía nguyên chất, vị cay cay của gừng, vị thơm của lạc kết hợp với hương thơm giòn của bánh tráng vừng tạo nên món đặc sản này. Món ăn mộc mạc mà vui miệng, bảo quản được lâu, làm quà mang về thì quá gọn phải không nào!
Nem Chợ Huyện
Món ăn này được gọi là nem chợ Huyện bắt nguồn bởi nem được chế biến ở Tuy Phước gần chợ huyện nên cái tên được đặt gắn liền với tên chợ. Nem chợ Huyện có đủ vị từ mặn, ngọt, dai đến béo, giòn… Đây là món ăn dân dã phổ biến trong bữa cơm hàng ngày, món khai vị tại các lễ cưới hỏi, giỗ chạp của người dân Bình Định.
Bên cạnh đó, chiếc nem còn là một thú vui ẩm thực tao nhã khi ăn kèm với những đêm hát tuồng thâu đêm suốt sáng. Nem thường được du khách mua làm quá biếu, khi nem mới làm ra phải để 2 đến 3 ngày nem mới chín nên mua làm quà thì cũng không sợ nem sẽ bị hư.
Bánh Ít Lá Gai Bình Định
” Muốn ăn bánh ít lá gai…
… lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”
Món đặc sản đã đi vào ca dao Bình Định từ xa xưa. Bánh ít lá gai dai dẻo nhưng không dính răng. Cắn một miếng bánh, ngay lập tức, vị ngọt thanh của đường, vị dẻo thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng… quyện nơi đầu lưỡi.
Bánh ít lá gai vốn là đặc sản của người Bình Định, sau này cách làm bánh lan rộng, phổ biến khắp các vùng ven biển miền Trung và ra tới một số tỉnh miền Bắc nên trở thành đặc sản chung của Việt Nam.
Ai đã một lần về vùng đất võ Bình Định và được thưởng thức bánh ít lá gai chắc hẳn khó mà quên được hương vị ngọt ngào và hương thơm ngon của chúng. Cái hương thơm bình dị, chân chất như là mùi của quê hương.
Trên đây là TOP 23 Đặc sản miền Trung nổi tiếng nhất theo cảm nhận của chúng tôi. Còn bạn, bạn cảm thấy danh sách này như thế nào. Đừng ngại chia sẻ quan điểm của bạn để góp phần xây dựng miền Trung ngày càng phát triển vững mạnh hơn nhé!. ^^
Chi tiết thông tin cho Top 23 Món Ăn Đặc Sản Miền Trung Làm Quà Gây Nghiện…
I.TOP 40 MÓN ĂN MIỀN TRUNG ĐẶC TRƯNG NHẤT
Ẩm thực miền Trung rất đa dạng. Khi đi du lịch tại các địa danh nổi tiếng miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Hội An,… du khách luôn tìm đến các món ăn ngon, đặc sản tại nơi đây. Như vậy chuyến đi mới thật sự trọn vẹn. Với những món ăn sau đây mà POS365 mang đến sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn khi thưởng thức nền ẩm thực miền Trung.
1. Bánh căn
Những chiếc bánh căn Việt Nam được làm bằng bột gạo. Chúng được chế biến trên các vỉ nướng ngoài trời được trang bị khuôn bánh căn bằng đất nung chuyên dụng.
Hỗn hợp được đổ vào khuôn, sau đó đổ bánh tôm và hành lá, có thể thay bằng nhân thịt lợn hoặc trứng cút tùy ý.
Bánh căn là món ăn miền Trung thường được ăn kèm với nước mắm và các loại rau thơm. Không rõ loại bánh này xuất hiện lần đầu tiên từ khi nào, nhưng nguồn gốc của chúng được cho là từ tỉnh Ninh Thuận, mặc dù nó được phổ biến và có thể tìm ăn khắp Nam Trung Bộ.
Bánh căn hiện có thể mua tại Gò Vấp
2. Cao lầu
Cao lầu là một món ăn đặc trưng của Hội An bao gồm mì được làm từ gạo tươi kết hợp cùng với sủi cảo. Một bát cao lầu còn có thịt heo quay thái mỏng (xá xíu), rau xanh, giá đỗ, và một ít nước kho đậm đà.
Cao lầu trở thành món ăn ba miền Bắc Trung Nam
3. Bánh bột lọc
Những chiếc bánh bột lọc có hình trong suốt được chế biến từ bột sắn, một vài nơi thêm chút bột năng và nhân bên trong được làm từ tôm kết hợp với thịt lợn băm.
Món ngon miền trung này có thể được luộc chín luôn hoặc gói trong lá chuối để hấp chín. Theo truyền thống, chúng được ăn kèm với các loại nước chấm và một chút rau sống.
Những món ăn dân dã miền Trung được yêu thích
4. Bún bò Nam bộ
Tại Nam Trung bộ, bún bò Nam bộ là món ăn đặc trưng tại miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay món ăn này đã phổ biến khắp cả nước và nhận được sự yêu thích của mọi người.
Cái tên nói lên thành phần cơ bản có bún, thịt bò và xuất phát từ miền Nam của đất nước.
Thành phần chính của món bún bò Nam bộ bao gồm thịt bò, bún, tỏi, rau thơm (ngò gai, húng quế) và rau (cà rốt, dưa chuột, xà lách, giá đỗ).
Món ăn thơm ngon và đặc biệt
5. Nem nướng Nha Trang
Nem nướng là một loại món ăn miền Trung có nguồn gốc từ Nha Trang. Thịt nướng thường được làm bằng sự kết hợp của mỡ lợn xay và thịt, tỏi, nước mắm, hẹ tây, đường, tiêu đen, và thường dùng baking soda dùng để làm phồng thịt.
Thịt nướng mềm thơm và chả ram giòn rụm
6. Bánh khoái
Từng là kinh đô của triều đại cuối cùng Việt Nam, ẩm thực của Huế đặc trưng với những món ăn mang tính trang trí cao và đầy màu sắc, phản ánh ẩm thực cung đình Việt Nam xưa.
Ẩm thực của Huế cũng đáng chú ý với các bữa ăn cầu kỳ bao gồm nhiều món ăn phức tạp được phục vụ theo khẩu phần nhỏ.
Bánh khoái là một loại bánh truyền thống của Việt Nam có nguồn gốc từ Huế. Bột thường được làm bằng sự kết hợp của bột gạo, nước, trứng, đường và muối.
Món ăn này được chiên trên chảo kết hợp với nấm, thịt lợn, tôm, giá đỗ, cà rốt, xúc xích và hành lá, sau đó chiên thêm cho đến khi nó giòn và có màu vàng nâu.
Món ăn đặc sản này có tại Miền Trung
7. Bánh bèo
Tại Huế, bánh bèo là một loại bánh hấp đặc trưng của miền Trung. Đây là món ăn dễ làm được chế biến từ các nguyên liệu chính như: bột gạo, nước mắm ớt xanh, tôm hoặc thịt lợn. Ngoài ra, có thể thêm mì, lạc rang hoặc hành phi vào bánh để tăng hương vị.
8. Mì quảng
Món ăn miền Trung ngon đến từ tỉnh Quảng Nam – Việt Nam bao gồm sự kết hợp của mì sợi và mì trứng vàng được ăn kèm với một ít nước luộc thịt đậm đà hương vị cùng các loại rau thơm như bắp chuối, xà lách, ngò gai, hành lá và rau mùi.
Hương vị của mỳ quảng rất đặc biệt
9. Cơm hến
Đến từ Huế, đặc sản địa phương này được chế biến với nghêu hoặc hến nấu chín và cơm hấp.
Phần phủ lên trên món cơm đơn giản này gồm có lạc, ngò (rau mùi), ớt sừng, mắm tôm lên men, khế chua, hoa chuối, khoai môn, hành phi, bì lợn rán, vừng rang hoặc các thứ khác.
Ngoài ra, cơm hến còn có một bát nước luộc nghêu ăn kèm và nó cũng có thể ăn kèm với cơm theo sở thích của nhiều người.
Cơm hến là sự pha trộn của nhiều nguyên liệu
10. Bún chả cá
Bún chả cá là đặc sản Đà Nẵng và là món ăn miền Trung vô cùng đặc trưng. Nước dùng của món bún này theo cách truyền thống được chế biến từ cá hoặc ninh xương lợn và cà chua.
Đối với chả cá Đà Nẵng được chế biến từ những miếng cá phi lê trắng, nhiều thịt và chắc.
Bún chả cá với nước dùng rất đậm đà
11. Bánh ướt thịt nướng
Bánh ướt thịt nướng là một món ăn phổ biến tại Huế. Nguồn gốc của món này xuất phát từ Kim Long – Huế .
Nó cũng gần giống với món phở cuốn thịt nướng tại Việt Nam. Món ăn này có thể dùng làm ăn sáng, bữa chính hay làm món ăn gia đình, ăn vặt trong các bữa ăn phụ cũng rất phù hợp.
Điều đặc biệt là nước chấm của đồ ăn miền Trung này không phải là nước mắm chua cay như món bún thịt nướng mà là sử dụng tương mè đậu nấu có vị ngọt rất đặc trưng.
Thịt lợn quay có phần vỏ thịt giòn
12. Bún sứa – món ăn miền Trung ngon
Bún sứa là món ăn đặc sản vùng đất Miền Trung từ Phan Thiết trở ra. Bạn có thể bắt gặp món ăn này tại nhiều địa phương nổi tiếng như: Bình Định, Phan Rang – Ninh Thuận, Ninh Hòa – Khánh Hòa.
Ngoài ra, để chế biến ra món bún sứa ngon thì chọn sứa là một khâu vô cùng quan trọng để quyết định cho nước lèo.
Nồi nước dùng của bún sứa ngon và ngọt nhờ việc hầm xương lợn cho nhừ. Tiếp theo, bạn có thể đảo tôm tươi và cà chua băm nhỏ cùng với dầu ăn. Sau đó, bạn sẽ thu được một hỗn hợp nước sệt màu vàng ánh dầu và đổ hỗn hợp này với nồi nước dùng.
Món Bún sứa cho ai thích ăn đồ hải sản, và có thể mua tại Sài Gòn
13. Canh Gà Lá Giang
Một trong những món ăn gia đình miền Trung không thể không nhắc đến canh gà lá giang. Một hương vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà. Ngày nay, món ăn này không chỉ phổ biến ở miền Trung mà còn xuất hiện ở Bắc – Nam.
Các nhà hàng miền Trung cũng lựa chọn món ăn này cho vào thực đơn món ăn nhà hàng và nhận được sự yêu thích của nhiều người.
Lá giang được nấu chung với thịt gà cho thêm sả ớt
14. Chả cá thát lát
Một món ăn đám cưới miền Trung được làm từ thịt của cá thát lát xay nhuyễn và vo thành viên để đem chiên, xào hoặc nấu canh.
Chả cá thát lát này được xem là món ăn từ Nam Bộ nhưng nó cũng là món ăn đặc sản miền Tây như ở Đắk Lắk, Huế,…
Tuy nhiên, hiện nay cá thát lát trở nên khan hiếm do môi trường sống bị khai thác cạn kiệt. Vì vậy món ăn miền Trung này được bán khá đắt trên thị trường.
Các món nhậu miền Trung không thể không nhắc đến chả cá thát lát
15. Mít trộn
Mít trộn là một món ăn đặc trưng vô cùng nổi tiếng của người dân Xứ Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng).
Mít trộn dễ làm với nguyên liệu chính từ mít non luộc chín tới, xé nhỏ và trộn với thịt ba chỉ luộc hoặc thôm hay da lợn xé sợi. Món ăn đặc sản từ Xứ Quảng phải có thêm lạc giã nhỏ, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và rau húng.
Món nộm mít non, ngon hơn khi trộn cùng với thịt hoặc tôm
16. Bánh cuốn (bánh tráng cuốn thịt heo)
Món ngon miền Trung thơm ngon này được làm từ những nguyên liệu như thịt xá xíu, rau sống và bánh tráng. Một điểm đặc biệt đó chính là bạn có thể tự tay để cuốn và ăn, đây là trải nghiệm thú vị mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua.
Ngoài ra, bánh tráng cuốn thịt heo cũng được thêm các nguyên liệu khác giúp món ăn thêm hương vị. Ví dụ: rau sống, dứa, cà rốt, dưa chuột thái mỏng.
Một số người cũng thay thịt xá xíu bằng thịt luộc. Nước chấm hòa quyện có hương vị chua ngọt, cay cay thơm. Tại Hà Nội, bạn cũng có thể thưởng thức món ăn đặc trưng này trên những con phố Phạm Ngọc Thạch, Trúc Khê, Duy Tân,…
Thịt luộc và các nguyên liệu bày sẵn để cuốn với bánh tráng
17. Bánh bèo heo quay
Là một trong những món ăn miền Trung nổi tiếng tại Huế, bánh ướt ăn với lòng lợn quay giòn mang hương vị đậm đà. Món ăn đặc trưng này được ăn kèm với rau sống và nước chấm ngọt hoặc mặn tùy theo sở thích mỗi người, mỗi địa phương.
Thịt nướng cuốn với rau sống
18. Bún mắm nêm (bún cá cơm)
Bún mắm nêm là món ăn đặc trưng trong ẩm thực miền Trung. Bạn có thể thưởng thức hương vị này khi đến Huế.
Món ăn là sự kết hợp của thịt lợn quay, thịt lợn luộc, lạp xưởng, nem chua, bún, tai lợn,lạc rang, dưa chuột, đu đủ, rau thơm.
Đặc biệt, hương vị của mắm nêm được làm từ những con cá tươi ngon đậm đà, chắc chắn sẽ khiến thực khách mê mẩn. Hiện nay có nhiều những nhà hàng tại miền Bắc cũng đem đến hương vị này.
Bún mắm nêm đặc biệt
Phần mềm quản lý nhà hàng POS365 giúp các chủ quán quản lý và bán hàng nhanh chóng hơn cho các mô hình kinh doanh món ngon miền Trung.
19. Cháo lươn Nghệ An
Nghệ An là một địa danh có nhiều di tích, danh lam thắm cảnh được du khách đến nhiều. Cháo lươn Nghệ An là đặc sản miền Trung ngon, đặc trưng.
Cháo lươn Nghệ An này được chế biến từ lươn tự nhiên sống trong hồ, ướp với nghệ, sả để dậy mùi hương.
Người dân địa phương ở đây thường lấy tre để lấy thịt ra khỏi xương. Món ăn này có nhiều dưỡng chất và cháo nóng là món ăn tuyệt trong những ngày se lạnh.
Một bát cháo lươn nóng hổi là món ăn miền Trung tuyệt vời cho ngày đông
20. Tré Miền Trung
Món ngon miền Trung ngày Tết chính là Tré miền Trung. Một món ăn dân dã nhưng đòi hỏi sự kỳ công, cần sự khéo léo và tỉ mỉ của từng công đoạn. Nguyên liệu làm Tré từ tai lợn, riềng, mè, hạt tiêu, tỏi lá ổi,…. Cứ đến Tết, người dân miền Trung lại làm món ăn này để đãi khách hoặc làm món ăn sum họp gia đình.
Tré miền trung chắc, cay cay chua chua
21. Bánh canh cá lóc miền Trung
Món ngon miền Trung không thể không nhắc đến bánh canh cá lóc miền Trung. Nước dùng được làm từ xương lợn ninh cho ngọt nước, kết hợp với chả cá hoặc cá phi lê. Món ăn này dùng với nước mắm pha với chút đường, không cho thêm dấm/chanh.
Cá lóc được lọc thịt và nước dùng ngon ngọt
II. Những món ăn đặc sản – mua làm quà khi đi du lịch miền Trung
Miền Trung Việt Nam là nơi có vô số món ăn ngon, từ những thực phẩm thiết yếu làm tăng thêm hương vị cho bữa ăn hàng ngày, đến những món ăn đường phố dân dã, mang tính biểu tượng mà du khách có thể thử ở hầu hết mọi ngóc ngách. Dưới đây là các đặc sản mà các bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi du lịch.
Cu Đơ
Cu đơ là một loại kẹo đậu phộng giòn, gồm nhiều lớp được làm từ bánh đa khô, lạc, mạch nha và mật mía. Điểm nổi bật của món ăn miền Trung này là mùi thơm nồng của gừng giúp món ăn trở nên ấm hơn khi ăn.
Người Việt Nam thường ăn cu đơ vừa uống trà xanh vừa tán gẫu. Nó có thể là một loại kẹo lạ đối với những người đến từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, hương vị tinh tế của nó chắc chắn sẽ chinh phục khẩu vị của bạn. Mua vài gói về làm quà cho người thân ở quê cũng là một ý hay.
Món ăn cu đơ có phần lạc và vỏ bên ngoài giòn
Mè xửng Huế
Kẹo mè xửng Huế có hương vị thơm và dai dai từ lạc hòa quyện với vừng rắc bên trên.
Mè xửng Huế được nhiều người yêu thích
Đặc sản tại Đà Nẵng
Các du khách khi đi du lịch tại Đà Nẵng có thể mua Nem, chả bò, tré, chả cá Lý Sơn.
Chả bò được bày trong những ngày Tết, đám cưới
Bánh kẹo Miền Trung
Ngoài những món ăn kể trên. Bạn có thể chọn mua những món ăn khô để mang về làm quà: Bò khô Đà Nẵng, mạch nha, tỏi Lý Sơn, mật ong, đường phổi, đường phèn, bánh tráng, bánh tráng dừa, bánh tráng khoai, yến sào, các loại nước yến sâm.
Các loại bánh đặc sản khác như bánh nổ dẻo, bánh khô mè bà Liễu, bánh hạt sen, bánh sầu riêng, bánh đậu xanh, bánh pía.
Tỏi Lý Sơn rất được săn đón
Quà Lưu Niệm tại miền Trung
Ngoài món ăn, miền Trung cũng đa dạng với nhiều món quà lưu niệm như tượng đá, tượng dỗ, giỏ mây, đồ thổ cẩm, vòng tay, móc khóa, vòng trầm.
Tượng đá là quà du lịch và là một trong số những đặc trưng ở miền Trung
Chọn mua nước mắm Miền Trung
Các loại nước mắm miền Trung có hương vị thơm ngon, đậm đà không thể bỏ qua: mắm cá rò, nước mắm cốt nhỉ, mắm dưa đèo, tôm chua, mắm cá cơm thu.
Nước mắm cốt nhỉ là đặc sản không thể bỏ qua
Hải sản miền Trung
Miền trung có nhiều thủy, hải sản đặc trưng, tươi ngon khi sống ở vùng biển sạch. Tiêu biểu trong số đó là hải sâm, bào ngư, vi cá mập, mực một nắng, sao biển, mực khô, mực rim, tôm khô, cá thu tẩm.
Món ăn mực rim me chua cay được yêu thích
Trà – Rượu – Cafe
Bạn cũng có thể lựa chọn các món trà cung đình, trà hoàng đế, trà quý phi, trà atiso, trà sâm dứa. Cà phê có cà phê Đà Nẵng, cà phê chồn. Rượu có thể chọn rượu hồng đào, rượu amakong, rượu bầu đá.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm nấm linh chi, tinh nghệ đen nguyên chất, nghệ đen mật ong, rong biển, dầu tràm, sâm ngọc linh, rau chân vịt và nhiều món ăn, đặc sản khác.
Sử dụng trà sâm dứa làm quà cho bạn bè, người thân khi đi du lịch Đà Nẵng
Với những gợi ý tuyệt vời mà POS365 đưa ra hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn miền Trung đặc trưng cũng như mua các đặc sản, mua quà về cho gia đình, bạn bè. Đặc biệt phù hợp với những ai đang có kế hoạch kinh doanh nhà hàng đặc sản địa phương.
Chi tiết thông tin cho Top 40 món ăn miền Trung ngon và đặc sản làm quà du lịch…
1. Bún bò Huế
Miền đất Huế mộng mơ nổi tiếng với Bún Bò độc đáo và thơm ngon, lạ miệng. Bún bò Huế là sự kết hợp hài hòa của nước dùng vị thanh ngọt, cùng với đầy đủ các loại rau, củ.
Bún bò Huế có hương vị rất riêng biệt và không thể “lẫn” với những loại bún khác. Bún bò Huế có vị ngon đặc trưng của mắm ruốc, hương sả và khi thưởng thức sẽ có vị ngọt dịu dàng, mùi thơm dễ chịu.
Bún bò Huế – món ăn đặc sản miền Trung
2. Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam. Nếu bạn có dịp đến Quảng Nam mà không thử món này thì thật là đáng tiếc.
Món mì Quảng rất dễ tìm thấy vì đâu đâu ở nơi này từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng mạc, đến khu phố nhộn nhịp, người ta có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này.
Mì Quảng là sự kết hợp của mì sợi và mì trứng vàng, ăn kèm với nước luộc thịt đậm đà cùng với các loại rau thơm như: bắp chuối, xà lách, ngò gai, hành lá và rau mùi.
Mì Quảng
3. Bánh căn
Bánh căn là một trong những món ăn đặc sản miền Trung. Bánh căn thường được làm ở các tỉnh ven biển miền Trung.
Bánh căn được làm từ bột gạo và được chế biến trên các vỉ nướng ngoài trời được trang bị khuôn bánh làm từ đất nung chuyên dụng.
Hỗn hợp được đổ vào khuôn rồi đổ bánh tôm và hành lá lên trên. Nhân bánh căn có thể là nhân thịt lợn hoặc trứng cút, tùy khẩu vị mỗi người.
Bánh căn thường được ăn kèm với nước mắm cùng các loại rau thơm.
Bánh căn
4. Bánh xèo
Bánh xèo Quảng Ngãi thường nhỏ hơn bánh xèo Đà Nẵng, kích thước chỉ bằng một bàn tay của người trưởng thành. Bánh xèo Quảng Ngãi sau khi chín sẽ vẫn giữ được màu trắng của bột gạo do bánh không dùng bột nghệ để pha với bột.
Vỏ bánh xèo Quảng Ngãi có độ mềm, giòn vừa phải và ráo dầu nên khi ăn sẽ ít ngán hơn so với các loại bánh xèo khác.
Nhân của bánh xèo Quảng Ngãi khá đơn giản, thịt heo xào và tôm đất, giá với bánh tráng và rau sống, ăn kèm nước mắm chua ngọt là tuyệt.
Bạn có thể đến một trong các địa chỉ sau để thưởng thức món bánh xèo Quảng Ngãi:
Bánh xèo Cô Thảo có địa chỉ Mỹ Lại, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Bánh xèo vịt Quảng Ngãi có địa chỉ 471 Lê Lợi, Nghĩa Lộ, Quảng Ngãi
Bánh xèo Cô Dung có địa chỉ Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Bánh xèo
Chi tiết thông tin cho Top 40 món ăn đặc sản miền Trung thơm ngon hấp dẫn…
1. Đặc trưng ẩm thực miền Trung
Miền Trung nước ta không được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu hay địa hình tốt. Nhưng chính vì thế mà con người miền Trung tần tảo biết trân quý từng nguyên liệu, sản vật. Thế giới ẩm thực ở miền Trung không phải là đa dạng nhất nhưng chắc chắn có chiều sâu riêng. Các món ăn tuy đa phần đều dân giã nhưng được chế biến một cách cẩn thận, tỉ mỉ, thanh lịch và nhẹ nhàng. Người Trung cũng thích ăn cay và mặn nên hai vị này khá nổi bật trong những món ăn. Những tỉnh có nền ẩm thực nổi bật nhất phải kể đến Huế, Quảng Nam và Nha Trang, Đà Nẵng.
2. 25 món ăn ngon miền Trung được nhiều người yêu thích nhất
2.1. Bún xào nghệ
Món này chỉ đơn giản gồm lòng heo xào lên với nghệ ăn cùng bún, rau răm, hành, Cách nguyên liệu đều giá rẻ, nhưng hương vị thì độc lạ không giống món bún nước khác. Ở Huế bán bún xào nghệ rất nhiều, là món ăn quen của dân bản địa.
2.2. Chè Huế
Chè Huế được gọi là chè 36 món. Mỗi một nguyên liệu trong chè Huế đều mang đậm vị thanh tao, tinh tế, cầu kỳ của cố đô. Vào mùa hè có cốc chè giải nhiệt thì mọi mệt mỏi, nóng nực cũng qua nhanh.
2.3. Bánh bèo
Bánh bèo có cả ở Huế, Đà Nẵng lẫn Quảng Bình, Nha Trang. Ở mỗi tỉnh thành bánh bèo lại được làm khác đi đôi chút, nhưng nhân vẫn luôn là tôm, thịt đặt trong chén nhỏ. Khi ăn chan hoặc chấm nước mắm.
2.4. Bún mắm nêm
Nhắc đến ẩm thực miền Trung cũng phải nhắc đến bún mắm nêm, món khó kiếm ở cả miền Nam lẫn Bắc. Mắm nêm không quá mặn, cũng không quá ngọt và rất dậy mùi. Bún ăn dạng trộn với các loại thịt, rau sống,…
2.5. Nem lụi
Nem lụi là món ăn khai vị hoặc ăn xế chiều yêu thích của người Huế, Đà Nẵng. Nem được làm từ thịt, bột nướng trên than hoa thơm lừng, khi ăn cuốn bánh tráng với bún rối, rau sống, dưa chuột, chuối xanh,…
2.6. Cao lầu
Cao lầu là món nổi tiếng của phố cổ Hội An. Món này ngày xưa chỉ dành cho giới vua chúa. Cao lầu có sợi mì như mì Quảng, ăn cùng thịt xá xíu, tai heo và nước tương trộn lên.
2.7. Don
Con don là một loài thực vật cùng họ với hến, ăn cũng khá giống, vị ngọt mát. Don được tìm thấy nhiều ở các sông miền Trung như sông Trà và sông Vệ (Quảng Ngãi). Don có thể xào, nấu canh, hấp lên ăn như hến vậy.
2.8. Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi khá giống bánh cuốn của miền Bắc. Bánh được ăn cùng thịt lợn luộc, lòng luộc. Món này là bữa sáng quen thuộc của người Phú Yên, Bình Định.
2.9. Bánh xèo
Món ăn vặt miền Trung quen thuộc nhất chắc chắn là bánh xèo. Gọi là bánh xèo vì khi khách gọi, người đầu bếp mới đổ bột lên chảo, tạo ra tiếng ‘xèo xèo’ vui tai hấp dẫn. Bánh xèo Huế rất nổi tiếng và giờ đây đã trở thành món ăn phổ biến toàn quốc.
2.10. Bánh căn
Bánh căn có thể có nhiều loại nhân: trứng gà, tôm, thịt lợn băm, mực,… Món này ăn nóng mới ngon nên phải ra ngoài hàng ăn nhé. Để không ngấy, người ta ăn kèm bánh với rau sống, dưa chuột, xoài sống,… nữa.
2.11. Bún bò Huế
Bát bún bò Huế mang dấu ấn hương vị ẩm thực miền Trung rất rõ ràng. Đó là vị đậm đà và cách chế biến tinh tế. Bún bò Huế không lẫn hương vị với các loại bún bò khác vì nước dùng có rất nhiều gia vị khác biệt. Trong bún có thịt bò, bò viên, chả cua, móng giò siêu nhiều hương vị và dinh dưỡng.
2.12. Mì Quảng
Mì Quảng là đặc sản của Quảng Nam nhưng giờ cũng có nhiều tỉnh bán mì Quảng ngon không kém. Mì ăn rất thấm gia vị từ nước lèo, ăn với thịt xá xíu, tôm,… và đặc biệt là bao giờ cũng có một miếng bánh đa kèm theo trong bát.
2.13. Cơm hến
Cơm hến không dành cho những ai không biết ăn cay. Món ăn miền Trung này siêu cay, khi ăn ai cũng phải xuýt xoa. Nhưng độ bùi bùi, ngon ngọt của hến ăn kèm cơm rất xứng đáng để ăn thử.
2.14. Nem nướng Nha Trang
Nem nướng của Nha Trang ăn hơi giống nem lụi nhưng món ăn kèm đa dạng hơn. Thú vị nhất là những miếng ram giòn rụm ăn vui rất vui mồm.
2.15. Cơm gà Tam Kỳ
Tam Kỳ (Quảng Nam) có món cơm gà khá lạ miệng. CƠm được làm từ cả gạo lẫn nếp trộn vào nhau nên ăn rất dẻo. Thịt gà thì xé miếng, bóp với rau thơm, hành tây và gia vị. Món ăn không bị ngấy mà rất đậm đà.
2.16. Bún cá dầm Nha Trang
Đến Nha Trang đừng chỉ ăn nem nướng mà bỏ quên món cá dầm. Bún cá dầm là món rất đặc sắc chỉ có ở thành phố biển. Nước dùng ninh từ xương cá chứ không phải xương lợn như bình thường nên món ăn này đậm vị biển.
2.17. Bún sứa Nha Trang
Nha Trang vẫn tiếp tục có thêm một món bún đặc sản đáng thử nữa là bún sứa. Bún sữa ăn kèm với cả thịt nạc cá và các loại rau thơm. Vị dứa sần sật, giòn ngọt ăn rất nổi bật.
2.18. Bánh đập
Bánh đập là món ăn vặt có ở khắp các tỉnh miền Trung. Bánh này giống như phiên bản kết hợp của bánh tráng và bánh ướt, ăn với thịt nướng hoặc thịt luộc, lòng luộc,…
2.19. Gỏi cá mai Ninh Thuận
Gỏi cá mai đậm vị dân dã mộc mạc. Thịt cá được trộn với chanh, ớt, gia vị và rau sống rồi cứ thể gắp lên ăn. Ai yếu bụng thì cân nhắc trước khi ăn món này nhé.
2. 20. Bánh bột lọc Huế
Món ngon ẩm thực miền Trung này cũng đã được phổ biến ở cả miền Bắc lẫn Nam. Vỏ bánh dai dai từ bột năng ăn vui miệng. Nhân bên trong là tôm, thịt và mộc nhĩ. Bánh được gói trong lá chuối, có thể mua về làm quà khi du lịch được.
2.21. Lẩu thả Phan Thiết
Lẩu thả thực chất chính là tên địa phương của lẩu hải sản. Lẩu thả của người Phan Thiết phải đầy đủ các loại nguyên liệu đại diện cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng được xếp quanh nồi lẩu, khi ăn thì gạt dần vào. Món lẩu này đẹp cả phần nhìn lẫn phần vị.
2.22. Dưa món miền Trung
Dưa món nguyên liệu thì đơn giản nhưng làm khá khó. Các loại cà rốt, dưa chuột, củ kiệu, đu đủ,… phải ngâm theo chuẩn công thức mới có được vị giòn đặc biệt. Trong ngày Tết, nhà nào ở miền Trung cũng phải có món này.
2.23. Cơm gà Hội An
Quán cơm gà nổi tiếng nhất đất Hội An tất nhiên là quán Bà Buội quen thuộc. Được nấu từ chính nước luộc gà và cho thêm gia vị, cơm Hội An siêu thơm, ăn kèm với thịt gà luộc, lòng gà xào và đu đủ ngâm.
2.24. Các loại gỏi
Ở miền Trung người dân khá thích ăn gỏi. Các món gỏi thì nhiều vô vàn như gỏi da bê, gỏi lưỡi heo ngó sen, gỏi lá sách bò, gỏi cá, gỏi lưỡi bò,… Mỗi món lại có hương vị đặc trưng rất riêng.
2.25. Ram bắp
Đây là món ngon của tỉnh Quảng Ngãi. Ram bắp gồm bắp được giã nhuyễn, cuốn trong bánh tráng chiên lên đúng kiểu ram. Món này cũng cuốn với bánh tráng, rau sống quen thuộc hoặc ăn không chấm nước mắm.
Để khám phá ẩm thực miền Trung không nhất thiết phải tới miền Trung. Hiện ở các tỉnh thành khác cũng có không ít hàng quán bán đồ miền Trung khá chuẩn vị. Bạn đã thưởng thức được bao nhiêu món trong số trên rồi?
MỞ APP VINID – NHẬN NGAY VOUCHER ĂN UỐNG
Xem thêm bài viết liên quan:
50 Món ngon từ gà dễ làm bổ sung dinh dưỡng cho gia đình và bé yêu
Khám phá món ngon Đà Nẵng làm nức lòng du khách: món ăn vặt, món nướng, món nhậu Đà Nẵng
Chi tiết thông tin cho Khám phá ẩm thực miền Trung với 25 món ăn ngon mát lòng du khách…
1. Đặc sản miền Trung – Nha Trang
1.1 Bún chả cá
Bún chả cá chính là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang. Nước dùng của món bún này vô cùng đậm đà và thơm ngon thường được làm theo cách truyền thống là chế biến từ cá, cà chua hoặc có thể ninh nước dùng từ xương heo.
Bún chả cá là đặc sản nổi tiếng của miền Trung (Nguồn: Sưu tầm)
Đối với chả cá thì sẽ được chế biến từ cá phi lê trắng, loài cá có nhiều thịt và chắc. Nhờ vậy mà miếng chả cá vô cùng dai ngon, hấp dẫn. Kết hợp cùng với bún và rau sống mang đến món ăn đậm đà hấp dẫn.
1.2 Nem nướng Nha Trang
Nem nướng được đánh giá là một trong những các món ăn đặc sản miền Trung thu hút nhiều thực khách. Nem nướng bắt nguồn từ Nha Trang với sự kết hợp của thịt nướng, rau sống, bánh tráng giòn và bánh tráng dẻo để cuốn.
Nem nướng Nha Trang làm nhiều thực khách yêu thích (Nguồn: Sưu tầm)
Nem nướng thường được làm từ thịt lợn xay cùng với những gia vị như tỏi, đường, tiêu đen,… Món ăn chấm với nước mắm mang đến hương vị đậm đà, hấp dẫn.
1.3 Bún sứa
Để chế biến thành công món bún sứa thì người đầu bếp phải lựa chọn những con sứa tươi ngon và chất lượng để nước lèo ngọt thanh có hương vị riêng biệt.
Bún sứa là món ăn có hương vị độc đáo (Nguồn: Sưu tầm)
Nồi nước dùng của bún sứa ngon và ngọt còn nhờ vào cách hầm xương lợn kết hợp với nước trần sứa. Thêm vào đó, thành phần nước dùng còn có sự kết hợp của cà chua và tôm cho món ăn đậm vị.
2. Đặc sản miền Trung – Đà Nẵng
2.1 Bánh bánh tráng cuốn thịt heo
Món ăn ngon miền Trung thơm ngon này được làm từ những nguyên vật liệu đơn giản và dễ kiếm như: thịt heo, bánh tráng, rau sống. Món ngon Đà Nẵng này thu hút du khách nhờ vào nước chấm mắm nêm đặc biệt.
Bánh tráng cuốn thịt thơm ngon nức tiếng Đà Nẵng (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài ra, bánh tráng cuốn thịt heo còn được sáng tạo thêm các nguyên liệu khác góp phần giúp món ăn có thêm hương vị đậm đà. Một số nơi thay thịt luộc bằng thịt xá xíu để ăn cùng với bánh tráng và rau sống.
2.2 Gỏi cá Nam Ô
Nếu như tỉnh Kiên Giang nổi tiếng với món gỏi cá trích thì Đà Nẵng lại làm say đắm lòng người bởi món gỏi cá Nam Ô. Món này bắt nguồn từ làng chài Nam Ô, nơi người dân ở đây quanh năm sống bằng nghề chài lưới nên những món ăn chế biến từ cá tươi hay hải sản cũng đều ngon hơn ở các vùng khác.
Gỏi cá Nam Ô là món ăn ngon miệng cho thực khách (Nguồn: Sưu tầm)
Được biết linh hồn của gỏi cá Nam Ô là nước chấm là từ mè và đậu phộng. Gắp một ít gỏi, cuốn với bánh tráng rau sống rồi chấm vào nước chấm đặc biệt sẽ mang đến cho bạn món ăn hấp dẫn khó quên.
2.3 Phá lấu
Thưởng thức một chén phá lấu đậm đà ăn kèm cùng bánh mì chấm với chút nước me quả đúng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một buổi xế chiều.
Món phá lấu có hương vị thơm ngon đậm đà (Nguồn: Sưu tầm)
Đây là món ăn vặt cực kỳ nổi tiếng trong lòng các bạn trẻ. Nếu bạn là fan hâm mộ của món này và có dịp du lịch Đà Nẵng thì hãy thử thưởng thức món ăn này nhé.
2.4 Cơm gà
Danh sách các món đặc sản miền Trung không thể thiếu món cơm gà Đà Nẵng. Gà được đầu bếp lựa chọn phải là gà ta chắc. Khi luộc phải chú ý sao cho da gà vàng óng và thịt gà chín mềm ẩm chứ không khô.
Cơm gà là đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng (Nguồn: Sưu tầm)
Cơm được nấu bằng nước luộc gà nên có hương vị thơm ngon và được thêm vào chút bột nghệ để khi cơm chín có màu vàng óng ánh đẹp mắt. Cơm gà Đà Nẵng thường ăn với nước sốt ớt cay kèm với rau răm và hành tây.
Chi tiết thông tin cho Đặc sản miền Trung: Top 25 món ngon ăn là ghiền thử là mê…
Thực đơn thanh đạm đơn giản
Thịt kho nghệ, canh bí đao thịt bằm, dưa leo, rau sống.
- Thịt kho nghệ: Món thịt kho chuẩn vị miền Trung, thơm lừng mùi nghệ, màu vàng ươm cùng vị nêm nếm mặn ngọt, đậm đà là món ăn ngon, đưa cơm phù hợp với mọi gia đình.
- Canh bí đao thịt bằm: Với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm cùng vị thanh mát đặc trưng rất phù hợp với những mâm cơm ngày hè nóng bức.
- Bổ sung thêm dưỡng chất với dưa leo, rau sống là bạn có ngay mâm cơm miền Trung vừa đủ vị, vừa đủ chất, thơm ngon. Dưa leo giòn ngọt, rau sống tươi xanh, ăn kèm với thịt kho thì rất phù hợp và không sợ ngấy.
Mâm cơm miền Trung thanh đạm, đơn giản cho những ngày hè
Thực đơn dễ làm, thơm ngon
Cá ngừ chiên sốt cà, canh sườn rau củ, đậu que xào tỏi, xoài tráng miệng.
- Cá ngừ chiên sốt cà: Cá ngừ chiên vàng thơm, ngập trong nước sốt cà chua đậm đà, đỏ rực, siêu hấp dẫn sẽ làm mâm cơm của gia đình bạn thêm phần ngon miệng và bắt mắt.
- Canh sườn rau củ: Thơm lừng, nghi ngút khói cùng màu sắc đỏ vàng bắt mắt. Nước canh ngọt thanh, nêm nếm đậm đà, rau củ tươi ngon, ngọt tự nhiên, sườn thì mềm ngon tạo nên món ăn ngon thu hút mọi thành viên trong gia đình.
- Đậu que xào tỏi: Món ăn đơn giản, dễ làm. Phần tỏi được phi thơm vàng xào cùng đậu que tươi xanh, thơm ngọt. Đậu được xào vừa chín tới nên vẫn giữ được độ giòn, độ ngọt tự nhiên.
Món ăn miền Trung dễ làm – thơm ngon
Xem thêm: Khẩu vị người miền Trung – Tại sao người miền trung lại ăn cay?
Chi tiết thông tin cho Gợi ý thực đơn mâm cơm miền Trung thơm ngon, dễ làm tại nhà…
Làm nem lụi thơm lừng đúng ‘chất’ Huế
Canh cá đuối nấu chua dễ ăn cho buổi tối
7 món ngon truyền thống ngày Tết miền Trung