Móng Tay Thiếu Kẽm – Cách làm món ngon nhanh nhất
Móng Tay Thiếu Kẽm có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Móng Tay Thiếu Kẽm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Nguyên nhân thiếu kẽm
Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Vai trò của kẽm là tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ thể thiếu kẽm:
Chế độ ăn: Do thức ăn ít kẽm hoặc do trong thức ăn có thành phần phytate và xơ cản trở hấp thu kẽm.
Kẽm là một loại khoáng chất vi lượng xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau
Bú mẹ hoàn toàn: thiếu kẽm có triệu chứng thường thì hiếm xảy ra, nếu có thì ở trẻ sinh non, do các bà mẹ này có hàm lượng kẽm trong sữa rất thấp. Trong đó dấu hiệu thiếu kẽm ở phụ nữ khá rõ rệt, trong đó biểu hiện lâm sàng chính là chứng viêm da.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Bệnh Crohn
- Bệnh xơ nang
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh lý gan: nặng và mạn tính.
- Nuôi ăn tĩnh mạch thiếu kẽm: hội chứng thận hư, đái tháo nhạt…
- Vận động viên
2. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Thiếu kẽm gây rụng tóc
Cùng với nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có lẽ là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta phải nghĩ đến khi nghi ngờ thiếu kẽm.
Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.
Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng
Những đốm trắng trên móng tay – đôi khi được gọi là vạch Beau – là một trong những dấu hiệu quan trọng của thiếu hụt kẽm.
Móng có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng, các vấn đề móng phổ biến có thể xảy ra, mà biểu hiện nặng nhất là những đốm trắng.
Răng kém sáng bóng
Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và nếu bạn có lượng kẽm thấp, bạn sẽ không có hàm răng trắng bóng, chúng có thể dễ dàng bị mẻ và không khỏe.
Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.
Nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu – hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.
Loét miệng
Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái diễn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máy thường bị những đợt loét miệng tái diễn.
Mụn hoặc những vấn đề khác trên da
Có giả thuyết cho rằng những người bị mụn trứng cá có thể thiếu kẽm và một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá thường chứa kẽm.
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá có mức kẽm thấp.
Những người bị thiếu kẽm da cũng hay có những nốt đóng vảy do bị mụn không liền hoặc lâu liền vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương.
Xương yếu
Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, nhờ chức năng của nó trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.
Con của những người ăn chay hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt có thể bị thiếu kẽm, dẫn đến những vấn đề trong sự phát triển xương ở tuổi nhi đồng và thiếu niên.
Để biết được tình trạng xương của mình, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho chụp DEXA để đo mật độ xương (hầu hết các bác sĩ sẽ không chỉ định xét nghiệm kẽm trong máu trừ khi nghi ngờ có thiếu hụt nghiêm trọng).
3. Làm thế nào để cung cấp đủ lượng kẽm hàng ngày?
Cơ thể chúng ta không dự trữ kẽm, vì vậy chúng ta phải bổ sung kẽm từ thực phẩm và nếu bạn ăn chay hoặc không ăn nhiều thịt đỏ, bạn có thể bị thiếu.
Tóc rụng là triệu chứng báo hiệu nguy cơ thiếu kẽm trong cơ thể
Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm này có sinh khả dụng cao – nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thu dễ dàng hơn so với các nguồn khác. Các chuyên gia khuyên nên ăn tới 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần. 70g mỗi ngày hoặc 100g năm lần một tuần là một hướng dẫn tốt.
Thịt đỏ đun lâu có hàm lượng kẽm cao hơn thịt nấu theo những cách khác. Ngoài ra, những bằng chứng mới gợi ý rằng uống sữa có thể giúp hấp thu kẽm từ những thực phẩm nhiều phytate cao như đậu lăng và ngũ cốc. Lời khuyên tuyệt vời cho những người ăn chay.
Cho dù bạn là người ăn thịt đỏ hay không, bạn không cần phải có nhiều loại thực phẩm phù hợp với kẽm để có được 7mg bạn cần một ngày để được chăm sóc sức khoẻ. Kiểm tra bảng dưới đây để xem chính xác bao nhiêu kẽm bạn nhận được từ mỗi ngày thực phẩm.
Cho dù bạn là người ăn thịt đỏ hay không, bạn không cần phải ăn nhiều những thực phẩm chứa kẽm để có được 7mg cần thiết mỗi ngày. Kiểm tra bảng dưới đây để xem chính xác bạn nhận được bao nhiêu kẽm mỗi ngày từ thực phẩm.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.
1. Góc tư vấn: Thiếu kẽm gây bệnh gì?
Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng với sức khỏe con người, chất này tham gia vào nhiều quá trình sinh học, phản ứng enzyme đảm bảo hoạt động sống của cơ thể. Thiếu hụt kẽm có thể do vấn đề hấp thu của đường ruột hoặc do chế độ ăn nghèo nàn.
Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể
Dù do nguyên nhân gì, tình trạng thiếu kẽm càng nghiêm trọng thì nguy cơ mắc các bệnh lý sau càng cao:
1.1. Rụng tóc
Rụng tóc có thể do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu hụt kẽm dẫn đến bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch tấn công vào vùng da đầu làm yếu tóc. Ngoài rụng tóc thì thiếu kẽm còn gây rụng lông ở nhiều bộ phận cơ thể khác.
Vì thế, một trong những bí quyết nuôi dưỡng tóc dày, bóng mượt là bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể, đảm bảo cho hoạt động và sự nhân lên của tế bào cũng như hấp thu protein và sản sinh collagen.
1.2. Suy giảm thị lực
Kẽm được cơ thể hấp thu và chuyển lượng lớn đến mắt, đặc biệt là võng mạc để nuôi dưỡng, vận chuyển Vitamin A từ gan đến võng mạc và sử dụng. Thiếu kẽm đồng nghĩa với việc thiếu các sắc tố bảo vệ mắt, vì thế sẽ gây suy giảm thị lực, nguy cơ cận thị cao hơn.
1.3. Bệnh lý mãn tính
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu kẽm với nhiều bệnh lý mãn tính như: xơ vữa động mạch, tiểu đường, Alzheimer, rối loạn thần kinh, các bệnh tự miễn,…
Thiếu kẽm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
Việc bổ sung kẽm là cần thiết nếu ở giai đoạn đầu của những bệnh này nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, đảm bảo sự tăng trưởng của tế bào. Ngoài ra, bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm gốc tự do được tạo ra và ngăn ngừa sự viêm nhiễm.
1.4. Rối loạn thính giác
Kẽm trong cơ thể người cũng hoạt động với vai trò như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai. Nồng độ kẽm thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tình trạng ù tai, giảm thính giác, thính giác không ổn định.
1.5. Chậm quá trình làm lành vết thương
Các vết thương hở cần quá trình đóng vảy rồi sản xuất tế bào bù vào phần tổn thương để làm lành. Tuy nhiên ở người thiếu kẽm, quá trình sản xuất tế bào sẽ lâu hơn, vì thế thời gian để phục hồi vết thương cũng kéo dài hơn.
1.6. Loét miệng
Loét miệng thường xảy ra hơn ở những người có chế độ ăn thiếu kẽm. Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề khó chịu này, hãy bổ sung kẽm với lượng vừa đủ cho đến khi tình trạng viêm ở miệng được cải thiện.
1.7. Bệnh lý xương khớp
Thiếu kẽm không trực tiếp dẫn đến bệnh lý xương khớp song là yếu tố nguy cơ gây bệnh do kẽm là chất khoáng quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương. Vai trò của kẽm là tham gia, thúc đẩy quá trình tăng trường, phát triển tế bào – quá trình quan trọng cho xương khỏe mạnh.
Có thể thấy, thiếu kẽm có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe, quan tâm đến hấp thu kẽm từ thực phẩm hàng ngày là cần thiết.
Chi tiết thông tin cho Thiếu kẽm gây bệnh gì và dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu kẽm…
Tình trạng trẻ bị thiếu kẽm ở Việt Nam hiện nay
Theo số liệu điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia có 70% trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thiếu kẽm. Lý giải nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt, Ths. Bs Trần Khánh Vân cho biết: Bữa ăn hàng ngày của người Việt hiện nay đang bị thiếu những thực phẩm giàu kẽm và nguồn thức ăn từ thực vật.
Với trẻ biếng ăn, khẩu phần ăn nghèo nàn cũng như cách chế biến không hợp lý đã làm lượng kẽm trong thực phẩm bị mất đi. Bên cạnh đó việc trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh nhiều cũng sẽ khiến cho lượng kẽm hao hụt. Từ đó gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe như suy giảm đề kháng, quấy khóc, biếng ăn,…
Do đó chuyên gia khuyến cáo ngay khi nhận thấy biểu hiện của trẻ thiếu kẽm, các bậc phụ huynh cần phải tìm cách khắc phục kịp thời. Vậy trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? Hãy cùng theo dõi phần viết dưới đây.
Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm không phải mẹ nào cũng biết
Kẽm là vi chất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau của tế bào trong cơ thể. Việc trẻ thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện sau:
1. Biểu hiện cảm quan
Trẻ bị thiếu kẽm có thể dễ dàng nhận biết thông qua cảm quan. Theo các chuyên gia, khi bị thiếu kẽm, trẻ thường có biểu hiện sau:
- Móng tay xuất hiện đốm trắng, mọc chậm, giòn và dễ gãy. Tình trạng này xuất hiện là do sự thiếu hụt kẽm ở các mô và tế bào móng
- Thiếu kẽm ở trẻ em còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Từ đó gây ra hiện tượng rụng tóc bất thường ở trẻ
2. Biểu hiện ở đường tiêu hóa
Biểu hiện trẻ thiếu kẽm đầu tiên có thể nhận biết trên đường tiêu hóa là tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, táo bón nhẹ. Một số trẻ còn hay bị buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy kéo dài không khỏi, khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé suy giảm, còi cọc, chậm lớn. Ngoài ra, thiếu kẽm còn là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa thường xuyên.
3. Biểu hiện ở hệ thần kinh?
Dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập đến chính là sự rối loạn chức năng thần kinh. Thường các bé thiếu kẽm quá trình dẫn truyền thần kinh và điều hòa giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó trẻ thường bị khó ngủ, ngủ không sâu, hay giật mình vào ban đêm. Nếu trẻ thiếu kẽm nghiêm trọng có thể khiến não bộ bị ảnh hưởng và suy yếu. Hệ quả là trẻ trở lên chậm chạp, rối loạn thị-thính-khứu giác.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, trẻ em thiếu kẽm có thể cản trở khả năng nhận thức và ghi nhớ. Tình trạng này nếu để kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ mà còn khiến kết quả học tập của bé bị sụt giảm.
4. Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? Suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu kẽm mà mẹ không nên bỏ qua. Lý do là bởi khi cơ thể thiếu kẽm các tế bào miễn dịch gồm lympho T, lympho B bị suy yếu, hàng rào phòng ngự sẽ bị nới lỏng. Cơ thể trẻ lúc này sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan,…
5. Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm thông qua nhân trắc
Ngoài các biểu hiện về tiêu hóa, miễn dịch và làn da, mẹ cũng có thể nhận biết trẻ thiếu kẽm thông qua nhân trắc bên ngoài. Biểu hiện thường thấy của trẻ thiếu kẽm là chậm phát triển, còi cọc, thấp bé, cơ bắp mềm,… Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do thiếu kẽm khiến các bé ăn không ngon, lâu ngày sinh ra suy dinh dưỡng.
6. Tổn thương biểu mô
Tổn thương biểu mô là biểu hiện của trẻ thiếu kẽm thường gặp nhất hiện nay. Đây cũng lý do khiến các vết thương lâu lành, khó phục hồi. Trẻ dễ mắc các bệnh về da như khô da, nám da, dày sừng, nứt hai gót, viêm mé móng, nổi mề đay,…
7. Xuất hiện tổn thương mắt
Ít ai biết rằng các tổn thương trên mắt như sợ ánh sáng, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc lại là dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, kẽm được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa một phần đến võng mạc. Thiếu kẽm đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ sẽ mất đi các sắc tố bảo vệ mắt. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm thị lực, mất khả năng thích nghi với bóng tối, nguy cơ cận thị là rất cao.
Bên cạnh đó trẻ còn xuất hiện các triệu chứng như: Viêm da, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động,…
Chi tiết thông tin cho Top 7+ biểu hiện của trẻ thiếu kẽm mẹ cần lưu ý – Fitobimbi…
Dấu hiệu thiếu kẽm biểu hiện bên ngoài cơ thể
Bạn sẽ không thể ngờ rằng thiếu kẽm còn hủy hoại nhan sắc của bạn tới mức trầm trọng, thậm chí khiến bạn giật mình khi nhìn vào gương.
1. Thiếu kẽm khiến tóc bạn bị rụng nhiều hơn
Tiến sĩ Jenkins cho biết: “Cùng với các bệnh nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có thể là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta cần nghĩ đến việc thiếu kẽm. Kẽm là dinh dưỡng cần thiết để nhân rộng tế bào tốt và sự hấp thụ protein – đây là các yếu tố cần thiết cho mái tóc dày, bóng”.
Một nghiên cứu năm 2013 trong cuốn Annals of Dermatology cho thấy có 312 người bị rụng tóc có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người không bị rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2009 trong cùng tạp chí này lại cho thấy bổ sung kẽm hàng ngày trong 12 tuần là đã có thể cải thiện tình trạng cho 66% bệnh nhân.
2. Thiếu kẽm khiến móng dễ gãy và có đốm trắng trên móng
Chuyên gia dinh dưỡng Emma Derbyshire, cho biết những đốm trắng trên móng tay là một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo sự thiếu hụt kẽm.
“Móng của bạn có thể phát triển chậm, dễ gãy và dễ bị nứt. Điều này là do lượng kẽm cần thiết trong cơ thể không đủ cho sự phát triển của mô và tế bào trong móng tay và khi thiếu máu, ở mức tồi tệ nhất, có thể xuất hiện những đốm trắng”, cô cho biết thêm.
3. Thiếu kẽm khiến răng dễ bị xỉn
Bác sĩ Jenkins nói: Kẽm là chất cần thiết cho răng khỏe mạnh và “nếu bạn có nồng độ kẽm thấp, bạn sẽ không có răng trắng bóng đẹp, chúng có thể dễ dàng bị nứt và không khỏe”.
Để tìm hiểu tại sao, Healthista đã nói chuyện với James Goolnik, một nha sĩ tại Bow Lane Dental Group, London. “Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiêm trong miệng ở mảng bám, nước bọt và men răng”, nha sĩ Goolnik nói. Nếu một người nào đó bị thiếu hụt kẽm, họ có thể nhận thấy mùi hương, vị giác thay đổi, lớp lưỡi trắng và có thể có nhiều khả năng bị loét miệng cùng với viêm nướu.
4. Thiếu kẽm khiến bạn dễ bị loét miệng
Nha sĩ Goolnik nói rằng thiếu kẽm trong chế độ ăn uống cũng có thể gây loét miệng thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2014 trong Tạp chí Khoa học Tiêu hóa và Lo lắng (The Journal of Laryngology & Otology) cho thấy nồng độ kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ bị loét miệng và khả năng tái phát cũng cao hơn.
Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có thể làm giảm viêm ở miệng do các vết loét gây ra.
5. Thiếu kẽm có thể dẫn đến vấn đề về da khác
Theo Tiến sĩ Jenkins, có lý thuyết cho rằng những người bị mụn trứng cá là thiếu kẽm và một số phương pháp điều trị và kháng sinh cho mụn trứng cá thường chứa kẽm. Điều này thật đáng kinh ngạc, một nghiên cứu trên Tạp chí Học viện Da liễu Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 54% số người bị mụn có mức kẽm thấp.
Tiến sĩ Jenkins giải thích: “Những người bị thiếu kẽm cũng có thể gặp tình trạng vết thương lâu lành, lâu hồi phục vì kẽm là vi chất cần thiết để chữa lành vết thương”.
6. Thiếu kẽm khiến xương của bạn yếu đi
Không phải chỉ có thiếu canxi mới làm cho xương yếu đi. Theo tiến sĩ Jenkins, chức năng của kẽm là góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như tăng collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh, vì vậy, nếu cơ thể thiếu kẽm thì xương cũng có nguy cơ bị yếu đi.
Những người có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt thường có thể trở nên thiếu hụt chất khoáng này, do đó dễ gặp vấn đề về sự khỏe mạnh của xương.
Bổ sung kẽm hàng ngày từ thực phẩm
Cơ thể chúng ta không chứa kẽm vì vậy chúng ta phải lấy nó từ thực phẩm và nếu bạn ăn chay hoặc ăn uống thất thường, rất có thể bạn sẽ bị thiếu kẽm. Bác sĩ Carrie Ruxton nói: “Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu là những nguồn tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm này có khả năng sinh học cao – nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thụ dễ dàng hơn so với các nguồn khác”.
Chuyên gia dinh dưỡng Emma Derbyshire nói, cho dù bạn là người ăn thịt đỏ hay không, bạn vẫn nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa kẽm để bổ sung 7mg/ngày để tốt cho sức khỏe. Kiểm tra bảng dưới đây để xem chính xác bao nhiêu kẽm bạn nhận được từ mỗi thực phẩm.
Một số nguồn thực phẩm chứa kẽm:
Theo Healthista