Thiết Kế Bếp Nhà Hàng Nhỏ – Cách làm món ngon nhanh nhất
Thiết Kế Bếp Nhà Hàng Nhỏ có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Thiết Kế Bếp Nhà Hàng Nhỏ trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Thiết kế bếp nhà hàng diện tích khoảng 50m2
Tiêu chuẩn m2/người cho nhà hàng.
Một cách tính toán đơn giản, đối với một nhà hàng nhỏ như trường hợp ở trên, số lượng m vuông mỗi người ăn tối cho mỗi lần ngồi ước tính khoảng 1.21/ m2.
Như vậy đối với 40 thực khách, chúng ta cần 48.4 m2 diện tích lắp đặt nhà bếp chiếm 40% tổng diện tích . Như vậy diện tích khu bếp cần là khoàng 20m2.
Với cách tính trên chúng ta cũng có thể áp dụng cho thiết kế nhà hàng có diện tích nhỏ, hoặc thiết kế quán ăn diện tích nhỏ điều phù hợp hết.
Thiết kế 6 khu vực rất cần thiết cho một khu bếp nhà hàng có qui mô nhỏ:
Dù diện tích bếp nhỏ hay lớn, chúng ta cần tuân thủ quy tắc bếp 1 chiều và những khu cần có cho một khu bếp hoạt động.
sau đây là 6 bước cần thiết:
- Khu tiếp tân và khu lưu trữ: có tủ lạnh và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Khu chuẩn bị lạnh: Nếu có thể lắp điều hòa không khí hoặc ít nhất cách biệt với vùng nấu.
- Khu sơ chế: lắp gần với khu nấu ăn
- Khu bếp nấu
- Khu phân phối ra thức ăn
- Khu rửa
1. Tính toán khu bảo quản thực phẩm trong thiết kế khu bếp cho nhà hàng
Bảng tính toán diện tích cần lưu trữ thức ăn cho từng suất ăn
Việc tính toán khu bảo quản lạnh thực phẩm trong thiết kế khu bếp cho nhà hàng hợp lý, giúp chúng ta cải thiện rất tốt trong việc tiết kiệm thời gian, công sức khi phải đi mua thực phẩm hoặc dự trữ cần thiết để sử dụng trong ngày.
Tính toán một chút, chúng ta sẽ thấy ngay phần diện tích tối thiểu cần thiết cho khu bảo quản lạnh thực phẩm.
sau đây là công thức tính toán của các chuyên gia thực phẩm của Mỹ đã áp dụng:
Số người ăn tối đa khoảng 80 phần (40 phần ăn trưa, 40 phần ăn tối)
Do đó, lấy trung bình (60 thực khách) có thể sử dụng yếu tố 0.8 m2 cho 10 thực khách.
Áp dụng con số này lên 60 phần,
Diện tích kho lưu trữ được ước tính như sau: 0.08 m2 x 60 = 4.8 m2
Kho trong nhà hàng nhỏ có bao nhiêu loại và tính toán phân chia làm sau hợp lý?
-
Kho chứa thực phẩm khô
-
Kho chứa công cụ dụng bếp và nhà hàng
-
Kho chứa các loại hải sản, thịt.
-
Kho chứa rau củ, các loại gia vị.
Khi quyết định loại thiết bị bảo quản lạnh trong các nhà hàng nhỏ, chúng ta có thể lựa chọn giữa kho lạnh hay chọn tủ lạnh công nghiệp. Kho lạnh có lưu lượng không khí tốt hơn, chứa được nhiều hơn tủ, và dễ dàng lấy thức ăn.
Tuy nhiên ở những khu bếp nhỏ sẽ thích hợp chọn tủ lạnh hơn. Nhiều loại tủ lạnh công nghiệp khác nhau với nhiệt độ khác nhau thích hợp cho từng thực phẩm khác nhau: thịt, cá, rau, các sản phẩm từ sữa…
Nhưng dù có chọn kho lạnh hay tủ lạnh, chúng ta cần trang bị thiết bị đông lạnh, tủ đông công nghiệp. Tùy thuộc vào số lượng thực phẩm mà chúng ta chọn dung tích tủ đông phù hợp. Vì tủ đông sẽ giúp chúng ta bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Nếu chúng ta dành ¼ diện tích trang bị thiết bị đông lạnh. Thì chúng ta cần diện tích bề mặt 3.6 m2 cho khu vực lạnh và 1.2 m2 cho khu vực tủ đông.
2. Diện tích cần thiết cho các món ăn nguội trong thiết kế bếp nhà hàng.
Là nơi chuẩn bị các món ăn lạnh mà không cần qua khu nấu ăn như: xà lách, món thịt nguội, … Khu bếp nhỏ thì thường là các món tráng miệng.
Khu vực này nên tách biệt và các xa trung tâm làm việc để duy trì nhiệt độ thích hợp 18 độ C. Tách biệt với những thực phẩm tươi sống, cần qua khu nấu. Ở đây, ta nên trang bị bàn lạnh salad là đủ để cho nhà hàng các nhà hàng nhỏ có thực khách nhỏ hơn 200 người ăn. ngoài ra chúng ta cần có bàn soạn thức ăn inox, chậu rửa nhỏ inox.
3. Khu sơ chế nguyên liệu và các thiết bị inox cần thiết cho kho sơ chế.
1. Bồn rửa rau 2 hộc.
2. Bồn rửa thịt.
3. Bồn rửa các loại hải sản.
4. Bàn inox thao tác để nguyên liệu khi sơ chế
5. Bàn để nguyên liệu thành phẩm sau khi sơ chế xong.
Ngoài ra, chúng ta có thể chọn thêm các loại máy phục vụ thêm cho khu sơ chế.
Là khu cắt gọt vỏ, cắt, tỉa các loại củ, nhặt rau, … tốt nhất nên đặt gần khu nấu ăn.
Bố trí khu sơ chế cho bếp công nghiệp
4. Cách setup bếp trong nhà hàng.
Với diện tích khu bếp nhỏ, giải pháp tốt nhất bếp được đặt sát vách tường. Nên bổ sung 1 lò nướng kết hợp.
Bếp tổng thể có diện tích là bao nhiêu cho nhà hàng, quán ăn có diện tích nhỏ?
Đây là một câu hỏi làm đau đầu các vị trong khi chừa diện tích vừa khách, lại vừa cho khu bếp.
Thông thường tiêu chuẩn của các chuyên gia thiết kế hàng đầu ở Mỹ khuyến cáo chúng ta nên dành riêng cho khu bếp bằng 30 đến 40% tổng diện tích của nhà hàng.
>> Một số cách bố trí bếp nhà hàng hiệu quả
Cần phải lắp đặt hệ thống hút khói, hút mùi. Tất cả các loại bếp từ bếp á, bếp âu, lò nướng, … nên đặt theo 1 khối dễ dàng lắp đặt và vận hành.
>> Thiết bị bếp á trong bếp nhà hàng
>> Thiết bị bếp âu trong bếp nhà hàng
Thiết bị nấu nướng nên phù hợp các món ăn trong thực đơn của nhà hàng. Một số giải pháp gợi ý kết hợp bạn có thể tham khảo:
Nhà hàng món á hoặc món ăn Việt Nam:
-
Một nồi hầm hoặc bếp hầm đơn
- Bếp á xào 2 họng 2 cái
- Lò nướng sala hoặc nướng than củi
-
Nồi nấu cơm.
- Bàn thao tác để nguyên liệu trong khi nấu
Giải pháp này khá linh hoạt, nó cung cấp món súp, món hầm, … Bếp á sẵn sàng chuẩn bị các món chiên, món sốt khác nhau, …
Nhà hàng món âu:
- Bếp âu
- Bếp chiên phẳng có rãnh sọc: phục vụ món thịt nướng và cá như: thịt heo nướng, bít tết, thịt bò, cá, tôm, …
- Lò nướng hoặc salamender: có thể trang bị hoặc không. Tùy vào thực đơn của nhà hàng.
- Chiên nhúng: dung tích tầm 15 Lít, thực hiện các món chiên như gà, thịt heo
- Lò hấp nướng đa năng.
- Lò vi sóng
>>> Tư vấn thiết kế bếp nhà hàng
5. Khu ra thức ăn, khu phục vụ trong thiết kế bếp nhà hàng
Như đã trình bày ở trên, chúng ta trang bị thêm lò nướng, lò vi sóng để làm nóng thức ăn nhanh chóng nếu cần thiết ở khu này trước khi ra thức ăn tại bàn.
Khu này sẽ được trang bị bàn, tủ, kệ, … đặt các món ăn từ phòng lạnh và khu nấu. Chuẩn bị chia thức ăn để phục vụ khách.
Khu ra thức ăn, chuẩn bị phục vụ khách
6. Khu rửa chén, dụng cụ trong thiết kế bếp nhà hàng
Việc bố trí khu rửa chén hợp lý, giúp người phục vụ chuyển chén đĩa dơ vào khu rửa thuận lợi và không mất nhiều thời gian. giúp tiết kiệm rất lớn chi phí vận hành cho các ông chủ.
Việc bố trí khu rửa chén cần tách biệt với khu sơ chế và khu ra thức ăn.
Nhưng để thuận tiện thì kho của rửa chén sạch luôn có hướng trùng với hướng ra thức ăn. tạo điều kiện thuận lợi cho lấy chén đĩa sạch khi ra món cho đầu bếp.
Khu vực cần trang bị chậu rửa lớn để rửa sạch lượng chén dĩa, dụng cụ nhà bếp cùng với kệ để cất giữ, giỏ, dụng cụ nhà bếp. Có thể trang bị thêm máy rửa chén, giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Khu rửa
>>> Thiết bị bếp nhà hàng cao cấp, chính hãng
Bản thiết kế hoàn chỉnh cho bếp nhà hàng nhỏ.
Sau khi bàn bạc và thống nhất đề xuất, vị trí lắp đặt các khu trong bếp công nghiệp. Đối với diện tích 48 – 50 m2 cho phép chúng ta bố trí hợp lý các khu làm việc. Đảm bảo tiêu chuẩn phân phối theo quy định, tiện nghi, lưu thông giữa các khu và thiết kế vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bản thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng 50m2 – hoàn chỉnh
Như vậy, ở trên Hà Tiên đã tư vấn thiết kế bếp nhà hàng cho các bạn, cách bố trí bếp công nghiệp cũng như thiết bị cần thiết cho nhà hàng của mình rồi nhé. Với diện tích lắp đặt bếp 50 m2, bạn có thể chọn những thiết bị nhà bếp phù hợp nhất. Nhằm phục vụ đúng thực đơn, ẩm thực riêng của từng nhà hàng.
Bài Viết Tham Khảo:
>>> Các Mô Hình Kinh Doanh Nhà Hàng Quán Ăn
Chúc các bạn sẽ tìm được giải pháp cho khu bếp nhà hàng mình.
Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhé.
Tư vấn, thiết kế, thi công, hệ thống bếp nhà hàng:
Hà Tiên – Giải pháp toàn diện bếp nhà hàng của Bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
ĐT: 028 6650 3437 – Hotline: 0933 355 473 hoặc 0932 699 924
Email: info@hatiencorp.vn
Khái quát chung về bếp quán ăn, quán nhậu
Không gian bếp là không gian được các quán ăn, quán nhậu chú trọng đầu tư, thiết kế. Nó không chỉ quyết định đến đẳng cấp của các đơn vị mà nó còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc kinh doanh. Vậy thiết kế bếp quán nhậu, quán ăn hiện nay có đặc điểm gì? Làm sao để có thể thiết kế được không gian bếp hiện đại, sang trọng và đạt được hiệu suất sử dụng tốt nhất?
Bếp ăn quán ăn, quán nhậu là không gian được các đơn vị bố trí các trang thiết bị nhà bếp, lưu trữ thực phẩm, cũng như nguyên liệu dùng để nấu ăn, các hoạt động hỗ trợ bếp núc sơ chế, dọn rửa, bày trí món ăn…
Khu bếp quán ăn nhỏ, quán nhậu được thiết kế theo hệ thống bếp công nghiệp, chuyên dùng để phục vụ số lượng lớn thực khác. Thông thường không gian bếp ăn tại các quán ăn, quán nhậu sẽ lớn hơn không gian bếp gia đình nhưng nhỏ hơn so với bếp ăn nhà hàng, khách sạn. Về mô hình thiết kế cũng tương tự như thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn, nhằm mục đích đảm bảo tính phục vụ chuyên nghiệp nhất.
Mô hình thiết kế bếp công nghiệp tại các đơn vị kinh doanh quán ăn, quán nhậu, quán phở có sự khác biệt. Thiết kế này phụ thuộc vào quy mô, vị thế của cơ sở kinh doanh, điều kiện kinh tế cũng như phong cách mà đơn vị muốn hướng tới. Tất cả nhằm tạo lên không gian quán sao cho phù hợp, độc đáo và đạt được hiệu suất sử dụng cao nhất.
Thiên Bình thiết kế quán ăn “Cơm sạch bà Liên” tại Hạ Long
Vì sao cần thiết kế bếp quán nhậu? những sai lầm khi tự thiết kế
Nhiều đơn vị kinh doanh đã không ngại xuống tiền đầu tư vào thiết kế không gian bếp ăn tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị không đặc biệt chú trọng đến vấn đề này. Một số các cơ sở kinh doanh quán ăn, quán nhậu thậm chí còn tự ý thiết kế mà không tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dẫn đến những rủi ro khi vận hành.
Việc tự ý thiết kế hoặc setup thiết bị có thể gây cho bạn không ít những khó khăn, lãng phí và sử dụng không hiệu quả. Do đó, cần phải đầu tư, tìm kiếm một đơn vị thiết kế bếp chuyên nghiệp cho quán ăn, quán nhậu.
Vậy vai trò của thiết kế bếp công nghiệp cho quán ăn, quán nhậu là gì? Sai lầm khi tự thiết kế bạn nhất định nên tránh.
Bản vẽ thiết kế một quán ăn của Thiên Bình
Tầm Quan Trọng Của Thiết Kế Bếp Cho Quán Ăn nhỏ, quán nhậu
Thiết kế bếp quán phở, quán ăn hay quán nhậu đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự thành bại cho các đơn vị kinh doanh đó.
Bếp quán ăn nhỏ và quán nhậu cần được thiết kế hiện đại, tiện lợi và đầy đủ tiện nghi nhằm đảm bảo môi trường nấu ăn chuyên nghiệp nhất cho đầu bếp. Điều này không chỉ tăng hiệu suất làm việc của các đầu bếp mà còn tạo không gian thoải mái để họ có thể phát huy hết tài năng, sự sáng tạo của bản thân. Những món ăn ngon được ra đời với hương vị độc đáo từ căn bếp đẳng cấp sẽ là yếu tố tạo nên thành công lâu dài cho các đơn vị.
Không gian bếp thoải mái, khoa học giúp việc di chuyển, làm việc của nhân viên dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. Không chỉ vậy, việc bố trí hợp lý các khu vực bếp ăn sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm được thời gian, sức lao động cho các nhân viên.
Bếp có đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị, bố trí sử dụng hợp lý là yếu tố quan trọng tạo nên các món ăn ngon, hấp dẫn, đồng thời tiết kiệm được nhiên liệu, chi phí hoạt động. Một khu bếp tiêu chuẩn sẽ đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm cho đơn vị. Bếp luôn được vệ sinh sạch sẽ tạo tính chuyên nghiệp cho khu bếp và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và thực khách.
Thiết kế bếp quán nhậu tạo ra một không gian phục vụ chuyên nghiệp, mang nhiều lợi ích kinh doanh
Thiết kế bếp quán ăn nhỏ sang trọng, lịch sự sẽ tạo nên đẳng cấp của các quán ăn, quán nhậu. Thực khách khi quan sát những thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ được đầu tư hiện đại, sạch sẽ, gọn gàng sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm và tin tưởng lựa chọn.
>>>> Tham khảo các công trình dự án tiêu biểu của Thiên Bình
Những Sai Lầm Khi Tự Ý Thiết Kế Bếp Quán Ăn Nhỏ, Quán Nhậu
Mặc dù thiết kế bếp quán nhậu đóng vai trò quan trọng nhưng nhiều đơn vị đã tự ý xây dựng mà không nghiên cứu chi tiết dẫn đến các sai lầm sau:
Tự ý thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ không đảm bảo công năng thiết bị
Một trong những sai lầm lớn nhất khi tự ý thiết kế bếp quán ăn nhỏ đó chính là việc không đảm bảo công năng sử dụng và hoạt động của các thiết bị. Bếp quán ăn, quán nhậu là khu vực nấu ăn chuyên nghiệp, phục vụ cho số lượng lớn thực khách nên cần rất nhiều các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm, một số đơn vị đã tự mua và bố trí các thiết bị trong bếp không khoa học, không đảm bảo đủ công năng. Điều này, dẫn đến tình trạng khi đưa vào sử dụng và vận hành cho khu bếp sẽ bị thừa thiết bị này hay thiếu thiết bị kia.
Một số thiết bị không hoạt động đủ theo yêu cầu và tần suất hoạt động của đơn vị. Hay một số khác lại có công suất khá lớn gây mất diện tích, lãng phí chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, việc không đảm bảo đủ công năng thiết bị khi đã đưa vào vận hành, sẽ gây thất thoát cho đơn vị khi phải tiến hành mua sắm thêm các trang thiết bị nhà bếp khác. Đồng thời việc phục vụ khách hàng bị hạn chế, làm giảm hiệu quả rất lớn trong kinh doanh.
Hệ thống thông gió, hút mùi trong bếp quán nhậu gặp vấn đề
Một trong những hệ thống quan trọng không thể thiếu trong mọi khu bếp chính là thông gió hút mùi. Nếu không được tư vấn trong thiết kế hệ thống thông gió hút mùi, tư vấn về giải pháp cân bằng luồng đối lưu, làm mát, khử mùi cho khu bếp thì sẽ dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng như: luồng không khí trong bếp dễ thiếu oxy, nhiệt độ trong không gian bếp tăng cao, các loại mùi từ thực phẩm, nấu nướng, gia vị tồn đọng…
Không khí không được lưu thông khiến cho khu bếp trở nên ngột ngạt, khó chịu. Mùi vị hỗn tạp của các loại thức ăn, khói bụi, không được hút ra ngoài gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của những nhân viên làm việc trong nhà bếp.
Nếu không được tư vấn và lắp đặt hệ thống này ngay từ đầu thì việc xử lý các vấn đề trên rất khó khi bếp đã đưa vào hoạt động, chi phí xử lý sẽ tăng lên gấp 3 thậm chí là gấp 4 lần so với việc thiết kế và lắp đặt ban đầu.
Các quán ăn quán nhậu không được tư vấn về hệ thống thông gió hút mùi dẫn đến gặp nhiều vấn đề
Hệ thống điện nước không được tư vấn dẫn đến gặp vấn đề khi sử dụng
Hệ thống điện nước có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động và độ an toàn khi nấu ăn. Nếu hệ thống này xảy ra sự cố thì sẽ tác động tiêu cực, và dẫn đến trục trặc, làm gián đoạn đến toàn bộ quá trình kinh doanh của quán ăn.
Thiết kế và bố trí hệ thống này khi không có kiến thức và chuyên môn dẫn đến tình trạng thường xuyên gặp phải các vấn sự cố điện nước như chập cháy điện hay tắc hệ thống dẫn nước. Hệ quả là, việc kinh doanh của quán bị ngưng trệ, sửa chữa mất rất nhiều thời gian, công sức, đôi khi còn gây mất an toàn cho nhân viên và khách hàng và càng nghiêm trọng hơn nếu sự cố xảy ra thường xuyên. Đây chính là các thiệt hại to lớn cho chủ các đơn vị đầu tư khi gặp phải sai lầm này.
Bất cập trong xử lý rác thải và ô nhiễm
Hệ thống đường nước không được tư vấn dẫn đến nhiều bất cập trong xử lý rác thải. Tình trạng nước bị tắc thường xuyên, sử dụng nước nhiều, nước không thoát ra được trong hoạt động của nhà bếp sẽ làm gián đoạn, trì trệ công việc, thực khách chờ lâu, kinh doanh không hiệu quả.
Không được tư vấn về lắp đặt thùng lọc mỡ, bẫy mỡ sẽ dẫn đến tình trạng rác thải dầu mỡ không được xử lý, nguy cơ tiềm ẩn tắc đường ống nước kéo dài. Đồng thời hiện tượng ô nhiễm, mất an toàn vệ sinh khu bếp dễ xảy ra, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Phải thay thế lắp đặt, thiết kế lại gây lãng phí, thất thoát
Việc thiết kế setup không được tư vấn dễ dẫn đến tình trạng thiết bị lắp đặt, bố trí thiếu khoa học giữa các thiết bị và diện tích, giữa các thiết bị với nhau…. Việc bố trí và sử dụng không hợp lý dẫn đến nhiều vấn đề thay mới, lắp đặt, bổ sung. Điều này không chỉ gây lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức mà còn gây mất ổn định hoạt động kinh doanh tại các đơn vị.
>>>> Tìm hiểu hồ sơ năng lực về Thiên Bình
Chi tiết thông tin cho Thiết kế bếp quán ăn, quán nhậu đạt chuẩn…
Chi phí thiết kế bếp nhà hàng nhỏ khoảng bao nhiêu?
Mục đích của setup bếp nhà hàng chính là việc lựa chọn thiết bị cũng như sắp xếp, bố trí các thiết bị đó sao cho khoa học, hợp lý, phù hợp. Khi setup bếp nhà hàng, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn đó là:
- Chọn đơn vị cung cấp thiết bị bếp nhà hàng và bạn tự sắp xếp vị trí cho chúng.
- Lựa chọn một đơn vị vừa nhận thiết kế vừa thi công.
Dĩ nhiên mỗi sự lựa chọn sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và chi phí thiết kế bếp nhà hàng sẽ cũng khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 sự lựa chọn này nhé!
1. Chi phí thiết kế bếp nhà hàng khi chọn một đơn vị chỉ cung cấp thiết bị
Nếu tự mình setup và chỉ mua sắm các thiết bị thì chi phí thiết kế bếp nhà hàng chính bằng giá của các thiết bị cộng thêm chi phí nhân công lắp đặt. Giá thiết bị bếp nhà hàng sẽ quyết định lớn đến chi phí chính vì thế, chúng tôi sẽ tập trung vào việc phân tích giá của chúng. Hãy cùng tìm hiểu với một khoảng không gian bếp rộng khoảng 25m² bạn sẽ cần một khoản ngân sách là bao nhiêu nào!
Trước tiên hãy cùng điểm tên một vài thiết bị mà bất cứ bếp nhà hàng nhỏ nào cũng cần phải có nhé! Một vài thiết bị đó là: chậu rửa công nghiệp, các loại bếp gas công nghiệp, chụp hút khói bếp, bàn bếp inox các loại kệ inox, tủ lạnh công nghiệp….
Sau đây chính là giá chi tiết của những thiết bị bếp công nghiệp này.
Chậu rửa công nghiệp
Với diện tích bếp nhà hàng nhỏ khoảng 25m² thì loại chậu có từ 1-2 hố là lựa chọn tốt nhất. Giá của loại chậu rửa inox công nghiệp 1 hố hiện nay rơi vào khoảng 4 triệu đồng, loại 2 hố khoảng 6 triệu đồng. Nếu như bạn sử dụng bồn rửa công nghiệp loại 2 chậu 2 hộc dùng tại khu vực sơ chế và vệ sinh thì số tiền bạn phải bỏ ra để chuẩn bị để mua các loại chậu rửa bát sẽ khoảng 12 triệu đồng.
Các loại bếp Á công nghiệp
Bếp Á công nghiệp đôi hoặc đơn chính là những loại bếp phù hợp nhất với diện tích bếp khoảng 25m². Bạn hãy tham khảo bảng giá chi tiết các loại bếp gas công nghiệp dưới đây nhé!
Tên sản phẩm | Kích thước | Giá bán |
Bếp xào đôi 2 quạt thổi – 1 bầu nước – họng đất | 1500 x 800x 1150 mm | 14,000,000 |
Bếp Á 1 họng đất- 1 bầu nước- có quạt | 1000 x 900 x 800/350 mm | 9.500.000 |
Bếp Á 1 họng gang- 1 bầu nước- có quạt | 1000 x 900 x 800/350 mm | 8.500.000 |
Bếp xào đơn quạt thổi – 1 bầu nước – họng đất | 1000 x 850 x 1050 mm | 15,500,000 |
Bếp hầm đôi | 1400 x 700 x 1150 mm | 13,000,000 |
Bếp xào đôi mới không quạt | 1500 x 800 x 1050 mm | 11,500,000 |
Ngoài việc lựa chọn các loại bếp Á, các loại bếp Âu 4 họng cũng là lựa chọn không tồi với bếp nhà hàng của bạn. Đặc biệt, trong trường hợp căn bếp được thiết kế theo kiểu ốc đảo và có lượng khách cần phải phục vụ lớn thì các loại bếp Âu 4 họng, 6 họng chính là lựa chọn hàng đầu đấy!
Tham khảo: >>> Tìm hiểu về 3 mẫu thiết kế bếp nhà hàng mới nhất <<<
Bàn sơ chế thực phẩm, các loại kệ
Các loại bàn bếp inox sơ chế thực phẩm có thể được đặt hàng riêng theo kích thước và chất liệu inox bạn yêu cầu nhưng nhìn chung, giá của chúng sẽ khoảng 5 triệu đồng. Một căn bếp nhà hàng dù nhỏ thì vẫn nên có ít nhất 2 chiếc bàn sơ chế rau củ quả riêng, thịt cá riêng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các loại kệ inox thường có giá chênh lệch một chút với các loại bàn sơ chế thực phẩm, hãy lựa chọn những loại kệ thực sự phù hợp dùng để chứa dụng cụ nhà bếp, bát đĩa hay các loại kệ để các loại thực phẩm, thức ăn.
Tủ lạnh, tủ đông công nghiệp
Tủ lạnh công nghiệp 4 cánh chính là sự lựa chọn hàng đầu cho những không gian bếp có diện tích khoảng 25m². Bạn hãy cân nhắc giữa việc lựa chọn tủ lạnh hay tủ đông vì dải nhiệt độ của chúng khá khác nhau chính vì thế thời gian giữ lâu các loại thực phẩm cũng khá khác nhau.
Giá các loại tủ mát công nghiệp 4 cánh hiện nay khoảng 35 triệu đồng, trong khi với loại tủ đông giá lại cao hơn khoảng 4 triệu đồng. Ngoài các loại tủ lạnh công nghiệp 4 cánh, bạn có thể lựa chọn loại tủ 2 cánh, giá dao động trong khoảng 23 triệu- 25 triệu đồng. Hãy cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định để có thể lựa chọn được sản phẩm thực sự phù hợp nhé!
Chụp hút mùi bếp công nghiệp
Với những không gian bếp nhỏ thì chụp hút khói treo tường là loại thích hợp hơn cả. Giá của các loại chụp hút khói công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm bếp nhà hàng của bạn. Chính vì thế giá thường khá khó xác định, bạn chỉ có thể biết được giá sau khi bên cung cấp đưa ra mức giá cho bạn.
Các loại thiết bị bếp công nghiệp khác
Các loại bếp chiên nhúng công nghiệp là một trong những thiết bị hỗ trợ rất đắc lực cho các đầu bếp của bạn trong việc chế biến một số loại món ăn đặc thù như: các loại thịt chiên rán, khoai tây chiên… Chính vì thế, nếu như nguồn ngân sách cho phép, bạn đừng quên sắm các thiết bị này nhé! Giá của chúng khoảng 1,5 triệu đồng với loại bếp chiên đơn 5L và khoảng 2,1 triệu đồng với loại bếp chiên đôi 11L dầu ăn.
→ Nhìn chung, nếu như chưa tính giá của hệ thống chụp hút khói bếp công nghiệp thì số tiền bạn cần phải chuẩn bị sẽ khoảng 90 triệu đồng.
2. Lựa chọn đơn vị vừa thiết kế vừa thi công
Chi phí thiết kế bếp nhà hàng khi bạn chọn những đơn vị thiết kế vừa thi công cũng không chênh lệch so quá lớn so với việc bạn mua thiết bị bếp công nghiệp tại một đơn vị cung cấp và bỏ thêm chi phí nhân công.
1. Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Không gian bếp nhà hàng nhỏ cần phải được thiết kế dựa trên bản vẽ và diện tích thực có của bếp, thiết kế bếp nhà hàng theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm mang lại hiệu quả tối ưu, đảm bảo an toàn đối với nhân viên và khách hàng.
1.1 Bố trí và sắp xếp thiết bị trong khu vực bếp hợp lý
Việc bố trí, sắp xếp mô hình bếp nhà hàng hợp lý là vô cùng quan trọng, đây là yếu tố tạo nên dây chuyền (line bếp)có sự liền mạch, tạo sự thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho quá trình chế biến những món ăn nhanh nhất có thể và cũng như phục vụ món ăn nhanh chóng cho tiệc. Đối với bếp công nghiệp nhỏ sẽ có không gian tương đối hạn chế nên phải tận dụng tối đa không gian một cách khoa học và hợp lý logic.
Thông thường, các khu vực bếp sẽ sắp xếp theo quy trình thực hiện của đầu bếp từ trái qua phải bắt đầu với khu rửa nguyên liệu, tiếp đến là khu sơ chế nguyên liệu cạnh bên phải, liền kề đó là khu để các nguyên liệu, khu gia vị và cuối cùng là khu bếp chính, nơi đầu bếp thực hiện chế biến món ăn.
Bố trí, sắp xếp thiết bị trong khu vực bếp hợp lý
1.2 Lập sơ đồ hệ thống điện nước chi tiết
Khu vực bếp thường là khu sử dụng điện, nước nhiều nhất trong nhà hàng, bên cạnh sơ đồ bếp nhà hàng việc lập sơ đồ hệ thống điện nước chi tiết, để đảm bảo tính thuận tiện và an toàn cho khu vực bếp vô cùng cần thiết.
Với những kỹ thuật hiện đại, việc lập sơ đồ và lắp đặt hệ thống điện nước không còn quá khó khăn. Để đảm bảo an toàn và mang lại yếu tố thẩm mỹ, hệ thống điện nước âm tường đang là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay.
1.3 Sơ đồ hệ thống gas khu vực bếp quán ăn nhỏ.
Đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ luôn là ưu tiên hàng đầu của những căn bếp, nên cần chú ý và hết sức cẩn thận trong việc bố trí – lắp đặt sơ đồ hệ thống gas khu vực bếp quán ăn nhỏ.
Phải đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn của bếp ăn công nghiệp trong quá trình bố trí và lắp đặt hệ thống gas. Ngoài ra, để tránh những sự cố không mong muốn cần phân công nhân viên kiểm tra hệ thống gas định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng.
1.4 Dụng cụ bếp cần thiết
Cũng như việc bố trí và sắp xếp khu bếp, thì việc mua những dụng cụ bếp cần thiết vừa và đủ cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của căn bếp nhỏ.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bài trí và sắp xếp dụng cụ bếp bạn có thể bỏ thêm một ít chi phí để nhờ các chuyên gia thiết kế tư vấn. Việc này sẽ góp một phần rất lớn vào sự vận hành của căn bếp nhà hàng nhỏ.
Dụng cụ bếp cần thiết với nhà hàng nhỏ
Chi tiết thông tin cho Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đảm bảo AN TOÀN…
1. Những tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng cần nắm
Không đơn giản như bếp gia đình chúng ta vẫn hay sử dụng, bếp nhà hàng luôn phải đảm bảo được những tiêu chuẩn nhất định. Vậy những tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng là gì ?
1.1 Ánh sáng
Tiêu chuẩn ánh sáng của thiết kế bếp nhà hàng
Khi thiết kế bếp nhà hàng các kỹ sư thiết kế sao cho không gian có thể tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp. Với đặc thù của không gian bếp nhà hàng, ánh sáng trắng là ánh sáng thích hợp nhất vì các đầu bếp phải làm việc ở cường độ áp lực công việc cao, phải quan sát kỹ các dụng cụ, thực phẩm và thức ăn. Vì vậy việc thiết kế không gian nhà bếp sao cho đủ ánh sáng là việc cần thiết để tránh xảy ra các vấn đề nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.
1.2 Hệ thống thông gió, thoát nước và hút mùi
Trong quá trình sơ chế và chế biến thức ăn cho khách hàng, nhiệt lượng sản sinh ra cộng với mùi thức ăn sẽ làm cho không gian bếp rất khó chịu. Điều này rất dễ gây bất tiện cho các đầu bếp cũng như làm ảnh hưởng đến mùi vị của các món ăn. Cho nên bếp nhà hàng cần trang bị hệ thống thông gió. Khi lựa chọn các loại máy hút khói, khử mùi cần phải đảm bảo phù hợp với không gian bếp để không gây tốn kém và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Không gian nhà bếp của bạn phải thường xuyên vệ sinh sử dụng nước để cọ rửa, lau bếp, lau sàn và các thiết bị nên nhất thiết phải có lắp đặt hệ thống thoát nước. Hệ thống ống dẫn nước thải nhà bếp công nghiệp giúp thoát nước rất nhanh chóng để đảm bảo cho phòng bếp không bị mùi. Song song, trong quá trình chế biến thực phẩm, nhất là các loại thực phẩm tươi sống như hải sản, cá, thịt,… thì sẽ sinh ra rất nhiều lượng dầu mỡ lớn rồi tất cả lượng dầu mỡ này đều trộn lẫn vào trong nước đều được xả thẳng xuống hệ thống thoát nước làm mất vệ sinh. Vì thế bạn nên lắp đặt hộp lọc mỡ để tránh ác nghẽn và dễ dàng xử lý rác thải. Đồng thời lắp thêm hệ thống hút khói công nghiệp ngoài tác dụng khử mùi, khi nấu nướng hệ thống sẽ hút sạch sẽ mùi theo đường ống và cho ra ngoài không gian, đảm bảo khu bếp luôn có không khí dễ chịu, thoáng mát và sạch sẽ. Có thể nói đây là bước cực gì quan trọng trong thiết kế bếp nhà hàng ăn.
1.3 Hệ thống dẫn gas
Hệ thống dẫn gas đạt tiêu chuẩn
Để đảm bảo an toàn cháy nổ trong các nhà hàng thì việc lắp đặt hệ thống gas là điều cực kỳ quan trọng. Khi lắp đặt cần phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp để phòng trường hợp cháy nổ ga. Hơn thế nữa, nhà hàng cần có những nhân viên luân phiên kiểm tra bình ga, hệ thống dẫn ga để đảm bảo an toàn và khắc phục sớm nhất khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.
| Bạn nên chọn lựa cho mình những thương hiệu lắp đặt hệ thống gas công nghiệp, bếp công nghiệp an toàn, uy tín như Trần Gia Phát
1.4 Vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi mở nhà hàng thì quầy bếp quán ăn luôn được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực thi một cách tỉ mỉ, tường tận, vì thế bạn cần phải lưu ý chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không gian nhà bếp sạch sẽ.
- Nhà bếp phải có đủ các loại thùng chứa rác được phân loại theo phế phẩm sơ chế và đồ ăn thừa.
- Các dụng cụ để ngăn nắp và được làm sạch và khăn lau, dung dịch cọ rửa nên có khu vực đặt để riêng.
- Thực phẩm sống, chín đều phải có thiết bị bảo quản riêng, không đặt để, dự trữ bừa bãi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hết hạn.
1.5 Chất liệu vật dụng bếp
Nấu ăn là cả một quy trình dài bao gồm nhiều công đoạn từ trực tiếp cho đến gián tiếp, từ bảo quản thực phẩm, đến quá trình sơ chế, chế biến và dọn rửa. Thì để bảo quản thực phẩm bạn nên dùng những thiết bị chất liệu inox tốt, chống gỉ. Khu sơ chế đồ ăn xắt, băm, nhào nặn hay chặt,… thì nên dùng dụng cụ có chất liệu nhẵn, bóng như đá, gỗ. Vệ sinh dụng cụ bát đĩa, xoong nồi thì nên dùng chậu rửa inox là tốt nhất cho căn bếp của bạn, hạn chế lựa chọn các vật dụng có tính bám mỡ và gây ẩm mốc…
>>> Để đảm bảo được tính vệ sinh sạch sẽ trong bếp ăn nhà hàng thì khi chế biến cần lựa chọn bàn, kệ, tủ inox, máy rửa chén công nghiệp,…
Chi tiết thông tin cho Thiết kế bếp nhà hàng CHUYÊN NGHIỆP đạt chuẩn 5 sao…
I. 5 bước chính cần quan tâm khi thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ
1. Thiết kế, bố trí các khu vực trong bếp hợp lý
Điều đầu tiên để thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ chính là việc bố trí các khu vực trong bếp hợp lý. Thông thường với những không gian có phần hạn chế, bên phải khu rửa nguyên liệu sẽ là khu sơ chế nguyên liệu. Tiếp đến bên phải khu sơ chế là khu để các nguyên liệu, khu gia vị nằm cạnh khu bếp chính, nơi đầu bếp nhà hàng chế biến món ăn.
Cách bố trí như trên sẽ sẽ giúp khu vực bếp làm việc theo dây chuyền riêng biệt nhưng vẫn có sự liền mạch, hỗ trợ nhau để tạo ra những món ăn nhanh nhất.
2. Thực đơn các món chính
Khá nhiều người sẽ băn khoăn về việc tại sao thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ lại liên quan tới thực đơn. Thực tế là khi quán ăn xác định được món ăn phục vụ chính cho thực khách thì sẽ giúp chuẩn bị những dụng cụ nhà bếp phù hợp. Ví dụ có quán ăn chuyên đồ nướng, có quán ăn chuyên lẩu, hấp,… mỗi quán sẽ cần các dụng cụ nấu nướng khác nhau.
Việc lên thực đơn các món chính sẽ giúp bạn biết rõ cần mua cho bếp những gì, số lượng ra sao, kích thước thế nào, phù hợp với diện tích căn bếp hay không?
3. Mua dụng cụ bếp
Khi đã hoàn tất bước 1 và 2 là bố trí và lên thực đơn, bước 3 chính là mua dụng cụ bếp. Bạn cần lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng để tránh mua thừa hoặc thiếu, ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ.
Trong việc bài trí, sắp đặt dụng cụ bếp nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể nhờ các chuyên gia thiết kế tư vấn. Cách giải quyết này có thể tăng chút chi phí nhưng kết quả bạn đạt được là một căn bếp gọn gàng, tránh xảy ra va chạm khi sử dụng.
4. Lập sơ đồ hệ thống điện, nước
Trong thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ không thể thiếu hệ thống điện nước. Hệ thống này rất cần thiết bởi bếp là khu vực sử dụng rất nhiều nước, điện.
Hiện nay, với kỹ thuật tiên tiến, việc lập sơ đồ hay lắp đặt điện, nước khá dễ dàng. Đơn giản nhất là dùng hệ thống điện nước âm tường.
5. Kiểm tra công năng bếp
Công đoạn cuối cùng trong việc thiết kế bếp quán ăn nhỏ là kiểm tra lại tất cả những việc mình đã sắp xếp, bố trí trước đó. Xem cách thiết kế như vậy đã phù hợp chưa? Các dụng cụ bếp đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đúng vị trí như mong muốn không? Hệ thống điện nước như thế nào?…
Đặc biệt cần khảo sát ý kiến của nhân viên bếp bởi họ là những người trực tiếp làm việc với bếp nhiều nhất. Liệu cách thiết kế như của bạn có giúp họ phát huy được hiệu suất công việc không?
Bạn muốn mờ một nhà hàng sở hữu một phòng bếp với tiêu chuẩn 5 sao, hãy tìm hiểu cách thiết kế phòng bếp 5 sao tại bài viết: Tư vấn thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp đạt chuẩn 5 sao
Chi tiết thông tin cho Thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ đơn giản – Tư vấn thiết kế bếp quán ăn nhỏ…
Tại sao lại phải cần tư vấn thiết kế nhà hàng?
Thiết kế bếp nhà hàng khoa học, hợp lý là việc hết sức quan trọng để có thể đảm bảo phục vụ các món ăn đúng giờ cũng như giúp quá trình nấu nướng dễ dàng hơn. Khu vực bếp đẹp, sang trọng sẽ tạo ấn tượng cho thực khách. Thiết kế khu bếp hợp lý mang lại không gian thoáng và đẹp để phù hợp với quy mô của nhà hàng, quán ăn. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm diện tích, công sức và chi phí cho đầu bếp và chủ nhà hàng.
Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng
Thiết kế bếp nhà hàng, quán ăn hay khách sạn phải đáp ứng được các nguyên tắc chung là sạch sẽ, thông thoáng, không bị tắc nghẽn đường đi. Cứ 100 chỗ ngồi thì sẽ cần ít nhất 50m2 nhà bếp. Các kiến trúc sư cần phải thiết kế để nhân viên dễ dàng di chuyển, không bị va chạm vào nhau, đảm bảo hoạt động trơn tru kể cả trong giai đoạn cao điểm của ngày.
Tính theo khu vực, nhà bếp được chia theo các khối khác nhau. Mỗi khu vực lại đảm nhiệm những công năng khác nhau. Bếp thường nằm ở vị trí trung tâm để duy chuyển tiện nhất. Ngoài ra còn có khối làm lạnh, khối để các thiết bị vệ sinh. Thiết kế hợp lý rất tiện cho sự di chuyển từ bếp đến khu phục vụ.
Tư vấn thiết kế bếp nhà hàng, bếp công nghiệp
Khu bếp của nhà hàng, quán ăn của bạn được thiết kế hoàn hảo nếu nó có các đặc điểm sau:
-
Tiện dụng và hợp lý
Thiết kế bếp hợp lý sẽ giúp đầu bếp làm việc rất tiện lợi, không phải di chuyển quá nhiều trong khi chế biến. Nó giúp đầu bếp tiết kiệm thời gian, và chỉ cần tập chung vào chế biến món ăn cũng như hạn chế những tai nạn đáng tiếc.
-
Hiệu quả năng lượng:
Thiết kế nhà bếp trực tiếp ảnh hưởng đến việc tiêu thụ năng lượng. Đây là một trong những yếu mà các nhà thiết kế cần chú ý khi lập kế hoạch thiết kế bếp công nghiệp. Ví dụ nên đặt bếp ở một nơi sẽ giảm chi phí năng lượng nói chung.
-
Chuẩn kích thước
Kích thước thích hợp của nhà bếp thương mại phải tỷ lệ thuận với kích thước của nhà hàng hoặc số chỗ ngồi trong nhà hàng. Tất nhiên, các loại nhà hàng khác nhau có nhu cầu khác nhau nhưng nguyên tắc chung là cứ mỗi 100 chỗ ngồi thì cần 50m2 nhà bếp.
-
Khu vực bếp thông thoáng
Điều này đặc biệt quan trọng khi thiết kế bếp quán ăn nhỏ. Làm việc trong nhà bếp là không thể nếu không có thông gió. Hơi nước và khói trong nhà bếp của nhà hàng là không thể chấp nhận, rất nguy hiểm cho nhân viên bếp. Ngoài ra, bạn không muốn rằng khách hàng “có mùi” như thức ăn sau khi họ rời khỏi nhà hàng thì cần đầu tư hệ thống thông gió thật tốt.
Thiết kế bếp sao cho dễ dàng bảo trì, thay mới mà không ảnh hưởng đến kết cấu chung.
Các thiết bị không thể thiếu trong bếp nhà hàng
-
Khu nấu nướng, chế biến:
Khu nấu nướng bao gồm các loại bếp như bếp á công nghiệp, bếp âu công nghiệp, bếp chiên nhúng, bếp điện từ công nghiệp, bếp hầm hay Bếp ga công nghiệp …
-
Khu bảo quản thực phẩm:
Khu bảo quản gồm các thiết bị tủ đông, tủ mát hoặc thiết kế kho lạnh để bảo quản thực phẩm. Và kèm theo là xe đẩy inox để chuyển thực phẩm.
-
Khu sơ chế thực phẩm:
Cần thiết bị giá kệ inox, khay inox, thớt, dao, máy cưa xương, chậu rửa 2 hố hoặc 3 hố, thùng rác.
-
Khu pha chế và phục vụ đồ uống:
Cần các thiết bị máy ép hoa quả, đồ chế cocktail, máy sinh tố, tủ bảo quản rượu…
-
Khu rửa bát đĩa:
Gồm thiết bị chậu rửa, vòi phun tráng…
-
Khu để bát, đĩa, đũa:
Cần có tủ sấy bát công nghiệp
Tham khảo các sản phẩm công nghiệp khác của Bếp Top nhé >>
Hãy cùng xem 5 mẫu thiết kế bếp nhà hàng, quán ăn hoặc khách sạn
Tham khảo thêm các bài viết khác >>
Thiết kế bếp công nghiệp như nào để tiết kiệm năng lượng
Trong thiết kế bếp công nghiệp nói chung thì nên áp dụng hiệu quả năng lượng để tiếp kiệm chi phí, rất nhiều nhà hàng lựa chọn cách thiết kế thiết bị lạnh và thiết bị nấu ăn xa nhau. Các kiến trúc sư cũng nên cân nhắc thật kỹ vị trí đặt để hệ thống hút mùi cho tốt.
Những kiến trúc sư giỏi người có thể giúp cho nhân viên đứng một chỗ nhưng linh hoạt trong nhiều việc. Họ phải di chuyển ít hơn để tiết kiệm năng lượng và thời gian. Nhờ thế mà năng suất làm việc cao hơn và hiệu quả hơn.
5 thiết kế bếp công nghiệp diện hợp lý để bạn tham khảo:
Hiện nay, phần lớn nhà hàng ăn uống tại Việt Nam vẫn thiết kế bếp theo phong cách truyền thống. Nghĩa là phần không gian kín và tách biệt với khu vực khác. Tuy nhiên bạn cũng có thể thử một không gian bếp được thiết kế bắt mắt, có điểm nhấn kết nối cao với không gian khác. Và với khách hàng sẽ tạo nên sự thú vị riêng, điểm nhấn ấn tượng. Dựa theo quy mô, diện tích thiết kế, tiềm năng khách hàng mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của nhà hàng mà lựa chọn phong cách thiết kế bếp công nghiệp cho phù hợp. Hãy lựa chọn cho mình một công ty thiết kế uy tín và kinh nghiệm. Để họ có thể tư vấn thiết kế bếp nhà hàng của bạn 1 cách hợp lý nhất. Chúc các bạn kinh doanh phát đạt.
Chi tiết thông tin cho Tiêu chuẩn bếp nhà hàng và 10 mẫu thiết kế nhà hàng nhỏ và vừa đẹp nhất…
5 điều quan trọng nhất trong thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Quan tâm đến bố cục bếp khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Điều đầu tiên khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ chính là quan tâm đến việc bố trí các khu vực trong bếp đảm bảo cho việc nấu nướng trong bếp được hợp lý. Các khu vực như quầy nguyên liệu, sơ chế, gia vị, bếp chính … phải được sắp xếp sao cho trong quá trình nấu, đầu bếp có thể làm việc một cách thuận tiện, tránh việc xáo trộn dẫn đến hỗn loạn trong bếp. Một trong những thiết kế hay được sử dụng nhất là sắp xếp các khu vực theo một dây chuyền liên tiếp, hỗ trợ ra món nhanh nhất.
Tối ưu hóa thiết bị nhà bếp của bạn
Chọn đúng kích cỡ: Một thiết bị nhỏ quá sẽ không phù hợp với việc chế biến món ăn cho nhà hàng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn mua thiết bị đúng với kích thước quy mô nhà hàng của mình. Nó giúp bạn có thể tiết kiệm diện tích và thực hiện việc chế biến món ăn hợp lý.
Thiết bị đa dụng: Nó phù hợp trong không gian bếp nhà hàng nhỏ của bạn. Sử dụng các thiết bị lò nướng kết hợp nhiều tính năng nướng bánh, hâm đồ uống,…. giúp bạn có thể thực hiện được nhiều chức năng nhưng vẫn không tốn nhiều diện tích khi dùng.
Mua đồ dùng bếp phù hợp với thực đơn
Để tránh việc mua quá ít đồ dùng nhà bếp hoặc mua quá nhiều đồ gây chật chội không gian, các dụng cụ nhà bếp cần được xác định dựa vào món chính của nhà hàng. Mỗi một loại đồ ăn cần dụng cụ chế biến khác nhau, vậy nên hãy lên thực đơn sau đó đưa ra số lượng dụng cụ nhà bếp sao cho phù hợp.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chủ nhà hàng hãy tiến hành bố trí dụng cụ. Việc bố trí cũng cần cân nhắc để đâu cho thuận tiện, dễ dàng sử dụng. Nếu các bạn không có kinh nghiệm có thể nhờ đến chuyên viên thiết kế bếp nhà hàng nhỏ để trợ giúp.
Bố trí hệ thống điện nước cho phòng bếp hợp lý
Đường điện và nước là rất quan trọng cho phòng bếp nhà hàng – nơi mà sử dụng các thiết bị điện nhiều cùng cần nhiều nước để sơ chế hay chế biến đồ ăn. Chính vì thế khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, tuyệt đối không nên bỏ qua vấn đề này.
Với hệ thống đường dây điện, đặt âm tường là biện pháp tốt nhất. Đường dây điện vừa gọn, giảm nguy cơ chập cháy vì trong bếp nhiệt độ thường cao, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn bếp. Còn với đường nước, cần bố trí hệ thống vòi nước ở khu vòi rửa, cấp nước. Đường ống nước và đường nước thải cũng cần bố trí gọn để tránh ảnh hưởng đến việc sử dụng.
Kiểm tra công năng trước khi vận hành
Sau khi thi công xong bếp nhà hàng nhỏ, bạn cần phải kiểm tra kỹ càng trước khi đi vào sử dụng. Sử dụng trực tiếp sẽ giúp bạn kiểm tra lại xem bộ cục bếp đã hợp lý chưa, dụng cụ đã đầy đủ và xếp đúng vị trí hay không, đường nước cấp, nước thải có phù hợp, an toàn.
Ngoài ra, bạn cũng nên để những đầu bếp của nhà hàng kiểm tra và đánh giá bởi họ là người làm việc trực tiếp trong bếp. Nếu bếp có bố cục hợp lý sẽ mang đến hiệu quả làm việc cao hơn và ngược lại. Hãy lắng nghe ý kiến của đầu bếp và chỉnh sửa theo một số gợi ý của họ nhé!
Một số lưu ý khác khi thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ
Ánh sáng
Khi thiết kế bếp cho nhà hàng cần tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, cũng cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp. Với đặc thù không gian nhà bếp, ánh sáng trắng là nguồn sáng thích hợp nhất. Nhân viên bếp thường làm việc dưới áp lực của dao kéo, nước sôi và cần phải theo dõi kỹ màu sắc của thức ăn, cho nên nếu không đủ ánh sáng rất dễ xảy ra nguy hiểm và việc chế biến món ăn cũng không đạt yêu cầu chất lượng.
Hệ thống thông gió
Trong quá trình nấu nướng, nhiệt lượng sản sinh ra cộng với mùi thức ăn sẽ khiến không gian bếp rất khó chịu. Cho nên bếp nhà hàng cần phải trang bị hệ thống thông gió. Khi lựa chọn các loại máy hút khói, khử mùi phải đảm bảo phù hợp với không gian bếp để không gây tốn kém và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hệ thống dẫn ga
Để đảm bảo an toàn cháy nổ trong nhà hàng, việc bố trí – lắp đặt hệ thống dẫn ga sao cho an toàn là điều mà các chủ nhà hàng cần phải đặc biệt lưu ý. Việc lắp đặt hệ thống dẫn ga phải tuân theo tiêu chuẩn của bếp ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà hàng cần phân công nhân viên kiểm tra hệ thống dẫn ga định kỳ để đảm bảo không có sự có sự cố đáng tiếc xảy ra.
Trên đây là các bước cần thiết và quan trọng khi thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ và các mẫu thiết kế phổ biến hiện nay. Hi vọng với những thông tin mà Bepdienhongngoai.vn chia sẻ, các bạn có thể áp dụng hữu ích trong thiết kệ bếp nhà hàng nhỏ của mình
Chi tiết thông tin cho Những nguyên tắc tối ưu dành cho thiết kế bếp nhà hàng nhỏ…