Uống Nước Lá Gừa Lợi Sữa – Cách làm món ngon nhanh nhất
Uống Nước Lá Gừa Lợi Sữa có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Uống Nước Lá Gừa Lợi Sữa trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh
Sau sinh, sản phụ cần được chăm sóc và bồi bổ theo một chế độ đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất lợi sữa, kích thích tuyến vú sản xuất sữa để mẹ có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong vòng 6 tháng đầu đời của bé.
Chính vì thế mà trong giai đoạn cho con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ dường như cũng chính là chế độ dinh dưỡng của trẻ, tác động trực tiếp đến sức khỏe của cả 2.
– Nhu cầu về năng lượng
Nhu cầu về năng lượng ở mẹ sau sinh cao hơn khoảng 500 Kcal so với cơ thể người phụ nữ bình thường, mức năng lượng này tương đương với khoảng 3 bát cơm cùng với thức ăn hợp lý chia đều vào các bữa ăn trong ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của mẹ bỉm trong thời kỳ cho bé bú cũng phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức độ tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ, cụ thể như sau:
+ Mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, tăng từ 10 – 12kg
Những mẹ thuộc nhóm này cần ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng đạt mức 2260 Kcal/ngày đối với người lao động nhẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình.
+ Mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng ở mức độ vừa phải, số cân tăng lên trong suốt thai kỳ dưới 10kg
Đối với những mẹ thuộc nhóm này, cơ thể cần được chú ý chăm sóc hơn, mẹ cần cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú.
– Nhu cầu về chất đạm (Protein)
Mẹ bỉm sữa cần bổ sung thêm ít nhất 19gr/ngày so với nhu cầu bình thường trong suốt 6 tháng đầu khi đang cho con bú, nâng tổng lượng protein tối thiểu mà mẹ cần phải nạp vào cho cơ thể là 79gr/ngày.
Trong 6 tháng tiếp sau đó, mẹ cần tăng thêm 13gram protein vào khẩu phần ăn, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong một ngày lúc này là 73gram, trong đó lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số để đảm bảo lợi sữa nhất khi đang cho con bú.
– Nhu cầu chất béo (Lipid)
Lượng chất béo mà mẹ sau sinh cần cung cấp thường chiếm từ 20 – 30% năng lượng khẩu phần ăn, lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Thông thường cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng tương đương với 9Kcal.
– Nhu cầu về vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho các mẹ đang cho con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần đủ rau xanh (≥400g trái cây, rau củ/ngày) và đủ chất xơ để tránh táo bón.
– Nhu cầu về nước
Để sản xuất đủ sữa cho con bú, mẹ bỉm cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày, trong đó bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố…
Do vậy mà không chỉ các món ăn lợi sữa là điều mẹ bỉm cần lưu ý trong giai đoạn này mà các loại nước uống lợi sữa cũng rất quan có vai trò không nhỏ trong việc giúp mẹ “gọi sữa về”.
1. Uống sữa nóng mỗi ngày
Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng. Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.
2. Uống nước lá đinh lăng
Từ xưa đến nay, các mẹ cho con bú thường uống nước lá đinh lăng để tăng tiết sữa, vừa đơn giản, vừa lành tính mà còn hiệu quả. Cách nấu nước lá đinh lăng: Mua lá đinh lăng rửa sạch, cho nước sôi để nguội đổ ngập vào nồi lá, đun sôi, chắt nước uống. Uống tốt nhất khi nước còn ấm. Hạn chế uống lạnh.
3. Uống nước gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Đây chính là lý do vì sao khi chị em phụ nữ ăn kiêng, rất hay chọn loại ngũ cốc dinh dưỡng này. Uống nước gạo lứt rang, mẹ có thể yên tâm với nguồn sữa về nhiều, thơm ngon và bổ dưỡng dành cho con.
Chọn gạo lứt nguyên vỏ về rang và đun nước uống, bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magiê, selen, kali, natri… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
4. Uống nước rau má để tăng tiết sữa
Ngoài uống nước ép rau má hằng ngày, mẹ có thể dùng rau má chế biến các món canh bổ dưỡng cùng thịt bò, heo, gà… để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Rau má được mệnh danh là loại rau có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, và còn giúp cải thiện làn da sau sinh.
5. Nước đậu hỗn hợp
Với độ lành tính, giúp thanh lọc, giải nóng cho cơ thể, nước uống từ các loại đậu nhất định mẹ phải thêm vào danh sách thực phẩm lợi sữa. Chọn các loại đậu và gạo gồm đậu xanh, đậu đỏ, gạo tẻ hoặc nếp và một ít hạt sen, ninh lấy nước uống hằng ngày.
Chi tiết thông tin cho 9 Thức Uống Cực Lợi Sữa Cho Mẹ Sau Khi Sinh…
Mẹ cho con bú cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
sữa mẹ có đến 90% là nước, do đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trong thời gian cho con bú rất quan trọng. Nếu uống không đủ nước, cơ thể người mẹ sẽ không thể tiết ra đủ lượng sữa cần thiết cho con bú, dẫn đến trẻ – đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi – bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện thể chất và trí não. Chưa kể, điều này còn khiến cơ thể mẹ bị mất nước không tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.
Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên, mỗi ngày mẹ cho con bú nên uống từ 2,5 – 3 lít nước tương đương 8 – 10 ly nước/ ngày. Nước có thể bao gồm nước lọc, sữa, nước canh, súp, nước ép hoa quả tươi…
Một điều mẹ cần ghi nhớ khi uống nước đó là, nên bổ sung cho cơ thể các loại nước ấm như nước lọc, sữa nóng để kích thích sữa tiết ra nhanh và nhiều hơn. Tuy nước quan trọng đối với việc sản xuất sữa, nhưng mẹ cũng không nên uống quá nhiều bởi chúng cũng có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình sản xuất sữa.
Cách để nhận biết mẹ đã cung cấp đủ lượng nước cơ thể hay chưa cần là quan sát màu sắc nước tiểu. Nước tiểu nếu có màu vàng nhạt nghĩa là đã uống đủ nước, còn màu vàng đậm là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước nhẹ mẹ cần bổ sung thêm.
Uống gì để có nhiều sữa cho con bú: 23 thức uống lợi sữa cho mẹ
Với những người nuôi con bằng sữa mẹ, việc ăn gì để nhiều sữa, uống gì để lợi sữa, tăng cường dinh dưỡng nuôi con khôn lớn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy thì, mẹ hãy lưu ngay lại danh sách các thức uống lợi sữa sau đây để tham khảo và áp dụng trong suốt thời gian cho con bú nhé!
1. Uống gì để nhiều sữa: Nước lọc
Nước rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt mẹ sau sinh bởi đây chính là “nguyên liệu” tạo nguồn sữa dồi dào. Như đã nêu trên, 90% thành phần trong sữa mẹ là nước, vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ lượng nước lọc cơ thể cần mỗi ngày. (1)
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tăng tiết sữa và duy trì lượng sữa mẹ ổn định.
2. Nước ép hoa quả
Các loại sinh tố, nước ép thơm ngon từ trái cây tươi là bưởi, cam quýt, đu đủ, nho, thanh long… chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, B3, canxi, sắt, chất xơ, kali, magie… Những dưỡng chất này không chỉ giúp người mẹ sau sinh mau chóng hồi phục sức khỏe (ngăn ngừa chảy máu sau sinh, tiêu hóa tốt, tạo hồng cầu, bổ sung năng lượng…) mà còn giúp lượng và chất lượng sữa thơm ngon, giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Những loại trái cây trên, ngoài chế biến thành món sinh tố, nước ép mẹ cũng có thể ăn trực tiếp hàng ngày đều có tác dụng rất tốt.
Nước ép hoa quả là đáp án cho thắc mắc uống gì để có nhiều sữa cho con bú của các mẹ sau sinh.
3. Uống sữa ấm mỗi ngày giúp lợi sữa sau sinh
Uống gì để có nhiều sữa cho con bú? Uống sữa, nhất là sữa ấm trước khi cho con bú ít nhất 10 phút cũng là lời khuyên dành cho các mẹ sau sinh đến từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng. Sữa giàu dưỡng chất, uống khi còn ấm nóng sẽ giúp lượng sữa mẹ về nhanh, nhiều và cô đặc hơn.
Lưu ý, với những mẹ ăn ít, ăn không ngon miệng, uống sữa được xem là cách cung cấp dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo lượng sữa cho con bú, đồng thời giúp mẹ đảm bảo sức khỏe. Dù vậy, mẹ cũng không nên lạm dụng uống sữa để bỏ bữa thường xuyên nhằm tránh cơ thể chậm hồi phục.
4. Thức uống lợi sữa: Nước gạo lứt rang
Theo phân tích thành phần, trong nước gạo lứt rang có chứa nhiều vitamin nhóm B (bao gồm B1, B2, B3, B5, B6) và các khoáng chất canxi, kali, natri, sắt, selen, magie… – những dưỡng chất rất tốt cho sự tăng trưởng của trẻ.
Hơn nữa, gạo lứt rang còn là thức uống thơm ngon, không gây tăng cân, giải độc, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Một công dụng không thể không kể đến của nước gạo lứt rang nữa là “gọi” sữa mẹ về nhiều hơn, thơm hơn. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung loại thức uống này trong danh sách thức uống lợi sữa sau sinh của mình nhé! Nếu thích, mẹ có thể sử dụng nước gạo lứt rang thay thế nước uống hàng ngày cũng được.
5. Nước vừng đen
Vừng đen được biết đến là một vị thuốc quý trong Đông y do tính bình, có vị ngọt. Sử dụng vừng đen thường xuyên sẽ giúp dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, nhuận tràng, sáng mắt, đen tóc, đẹp da và đặc biệt lợi sữa với phụ nữ sau sinh cho con bú.
Vừng đen làm sạch, rang với lửa vừa cho thơm lên sau đó mang xay nhuyễn thành bột để dùng. Mỗi lần sử dụng pha 3 muỗng nhỏ bột với 200ml nước ấm và uống. Mặc dù vừng đen và vừng trắng giống nhau, tuy nhiên uống vừng đen sẽ kích sữa về hiệu quả hơn.
Vừng đen cũng là thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh được chuyên gia khuyên dùng.
6. Nước từ hỗn hợp các loại đậu
Chứa nhiều các vitamin (vitamin B, C, E), khoáng chất (kali, canxi, sắt, magie), chất xơ… nhóm ngũ cốc họ đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành… không chỉ có lợi cho sức khỏe sản phụ (tốt cho tiêu hóa, tốt cho da, mắt, tốt cho tim mạch, kiểm soát huyết áp, tăng cường miễn dịch…) mà còn lợi sữa, giúp sữa thơm ngon, dinh dưỡng và nhanh về hơn. Vì vậy, hãy thường xuyên uống chúng để cung cấp nguồn sữa dinh dưỡng cho con nhé mẹ!
7. Nước rau má giúp tăng tiết sữa
Với những mẹ thích uống nước rau má, đây cũng là thức uống lợi sữa không nên bỏ qua. Ngoài công dụng lợi sữa, rau má còn có tác dụng làm mát giải nhiệt cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết ở mẹ sau sinh, giúp da dẻ hồng hào.
Dù rau má tốt nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng tăng tiết sữa, mẹ chỉ nên uống rau má 3 lần/ tuần, mỗi lần uống 40g. Uống 1 tháng nên nghỉ nửa tháng để tránh tiêu chảy và tăng đường trong máu…
8. Nước rau ngót, nước chùm ngây
Từ xưa, rau ngót được biết đến là loại rau tốt cho sản phụ khi kích thích tử cung co bóp làm sạch sản dịch nhanh chóng, làm lành vết thương, hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu. Bên cạnh đó, rau ngót còn giúp kích thích sữa mẹ về nhiều và chất lượng hơn bởi thành phần chứa nhiều chất đạm, vitamin A, B, C và khoáng chất canxi, sắt…
Cùng với rau ngót, chùm ngây cũng chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo sữa. Theo các chuyên gia, thường xuyên dùng rau chùm ngây sau sinh cũng thúc đẩy việc gọi sữa về nhanh chóng.
9. Nước lá thìa là, hạt thìa là
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong thìa là có chứa thành phần tương tự như nội tiết tố nữ estrogen. Do đó mẹ sau sinh nếu sử dụng thìa là sẽ giúp quá trình tiết sữa của cơ thể diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, thìa là còn có công dụng hỗ trợ trị mất ngủ, đau bụng, bổ thận… Tuy nhiên, thìa là có vị cay, hơi đắng, hơi hăng có thể khó sử dụng với một số người.
10. Nước lá mít
Đối với những mẹ sau sinh bị tắc/ hoặc mất sữa, lá mít là “bài thuốc” điều trị hiệu quả theo dân gian. Không chỉ thế, đây còn là một trong những loại thức uống lợi sữa với mùi thơm đặc trưng, vị ngọt khá dễ uống.
11. Nước lá đinh lăng giúp lợi sữa
Mẹ ít sữa nên uống gì, không thể không kể đến lá đinh lăng. Theo Đông y, uống nước lá đinh lăng thường xuyên có thể giúp mẹ tăng nguồn sữa dồi dào cho con bú. Chưa kể, thông tiểu, trị ho, an thần giúp ngủ ngon, chữa kiết lỵ, nhanh lành vết thương cũng là những công dụng của lá đinh lăng đã được kiểm chứng.
12. Uống nước lá chè vằng giúp lợi sữa
Hãm lá chè vằng uống cũng là chọn lựa phù hợp với những chị em nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ muốn có nguồn sữa dồi dào cho con bú, tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng, cơ thể sớm phục hồi có thể uống lá chè vằng mỗi ngày. Uống nước chè vằng ấm sẽ giúp sữa về nhanh hơn uống nguội.
13. Sữa gạo nếp, gạo tẻ, hạt sen
Hỗn hợp gạo nếp, tẻ, hạt sen nấu nhừ để lấy nước uống cũng có tác dụng kích thích sữa mẹ về nhiều và chất lượng hơn cho con bú. Lưu ý, để nước đạt chất lượng, mẹ không nên nấu quá nhiều gạo, chỉ nên nấu lượng vừa phải thôi nhé!.
14. Nước nụ hoặc lá vối
Loại thức uống (như trà/ hoặc chè) này khá phổ biến với các sản phụ ở miền Bắc. Uống nước nụ hoặc lá vối tươi hoặc đã phơi khô vừa tăng lượng sữa vừa giải nhiệt cơ thể, thanh lọc gan rất tốt.
15. Nước đậu đỏ giúp lợi sữa
Uống nước đậu đỏ sẽ giúp tuyến sữa hoạt động tốt, nhờ vậy cung cấp lượng sữa dồi dào cho con bú. Lưu ý, mẹ nên chọn những hạt đậu đỏ tròn, chắc mẩy, không bị mốc hoặc có mùi lạ rửa sạch, sau đó rang cho dậy mùi thơm và nấu nước uống.
16. Nước lá bồ công anh
Ngoài chứa những dưỡng chất như sắt, canxi, magie, vitamin A, B1, B6… tốt cho sức khỏe người mẹ và trẻ nhỏ, uống nước lá bồ công anh lượng sữa mẹ cũng sẽ được cải thiện. Mẹ có thể uống lá bồ anh công tươi hoặc khô. Nếu uống khô, liều dùng khoảng 10g, nấu với 1 lít nước dùng trong ngày; nếu tươi dùng 50g.
17. Nước hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ khô tách bỏ vỏ, xay thành bột hòa với nước ấm, uống trong khoảng 3 đến 5 ngày mẹ sẽ thấy lượng sữa về nhiều hơn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng hạt bí đỏ tươi, cho vào cối xay nhuyễn sau đó nấu sôi lên và lọc lấy nước uống.
18. Nước trái cây ngâm infused water
Khác với cách chế biến thức uống từ nước ép hay sinh tố, infused water được biết đến là cách pha chế thức uống từ trái cây tươi (bưởi, dâu, cam, thơm, dưa hấu, việt quất, mâm xôi, dừa, kiwi…) kết hợp một số loại thảo mộc (húng quế, hương thảo…).
Trái cây và thảo mộc sau khi được rửa sạch, cùng ngâm với nước lọc trong vài giờ sẽ hòa quyện với nhau về mùi thơm, màu sắc tạo thành loại thức uống thơm ngon, tốt cho sức khỏe mẹ cho con bú.
Mẹ ít sữa nên uống gì? Nước trái cây ngâm cũng là một gợi ý tốt.
19. Trà thảo dược
Các loại thảo dược, thảo mộc là những loại cây vừa có mùi thơm, vừa tốt cho sức khỏe nên rất được ưa chuộng. Trên thị trường hiện đang có bán một số loại trà thảo dược có tác dụng tăng tiết sữa, lợi sữa mẹ sau sinh có thể sử dụng.
Dù vậy, mẹ cũng cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng, nhất là những loại có chứa bạc hà, mùi tây, hoa nhài, cây xô thơm… vì chúng chống tiết sữa cũng như có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, khi muốn sử dụng các loại trà thảo dược, thảo mộc tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
20. Sữa hạnh nhân
Không thể không nhắc đến sữa hạnh nhân trong danh sách thực phẩm lợi sữa mẹ cho con bú. Hạt hạnh nhân cực giàu axit béo omega-3 và canxi giúp tăng cường kích thích tố tiết sữa ở mẹ sau sinh.
21. Nước ép rau củ
Nước ép rau củ, đặc biệt là cà rốt rất giàu vitamin A có tác dụng cải thiện đáng kể chất và lượng sữa mẹ. Uống một ly nước ép cà rốt sau bữa ăn sẽ mang đến cho mẹ kết quả đáng ngạc nhiên. Ngoài ra, cà chua cũng rất tốt mẹ hãy thử nhé!
22. Nước ép táo
Ăn một trái táo mỗi ngày sẽ giúp bạn có nguy cơ tránh khỏi bệnh tật. Trong táo chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu mẹ sau sinh mỗi ngày uống một ly nước ép táo không chỉ nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà còn giúp tăng lượng sữa cho con bú và cải thiện vóc dáng đáng kể.
23. Sữa yến mạch
Giàu chất xơ và chất sắt, yến mạch cũng được xem là “ứng cử viên” sáng giá giúp mẹ sau sinh tăng và duy trì nguồn sữa chất lượng cho con bú. Ngoài nấu món sữa thơm ngon, dễ uống mẹ có thể dùng yến mạch nấu cháo hay ăn cùng trái cây, làm bánh cũng có tác dụng tăng sữa đáng kể.
Chi tiết thông tin cho 23 thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh, sữa mẹ về tràn trề…
Các loại cây thuốc nam lợi sữa dành cho các bà mẹ
1. Cây đinh lăng
Cây sản lợi sữa là cây gì thì cây đinh lăng không thể không kể đến. Đây là phương pháp hữu hiệu dành cho các mẹ kén sữa.
Cây đinh lăng có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương lâm. Cây đinh lăng không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm để ăn, chữa bệnh mà còn được biết đến như một loại cây thuốc nam lợi sữa.
Cách dùng:
– Nấu lá đinh lăng lên, chắt lấy nước uống thay nước lọc. Uống tốt nhất khi còn nóng không nên uống lạnh.– Lá đinh lăng tươi nấu với thịt hoặc cá đồng vừa lợi sữa vừa tăng dưỡng chất trong sữa.– Với những mẹ tắc tia sữa, để thông tắc tia sữa có thể dùng lá đinh lăng kết hợp với cây bồ công anh hoặc dùng rễ cây đinh lăng nấu với gừng tươi (tỷ lệ nấu 40gr rễ cây với khoảng 6 đến 8gr gừng tươi).
2. Cây chè cỏ (ba chạc)
Cây ba chạc còn được biết đến với tên phổ biến khác là chè cỏ, chè đắng, dầu dầu. Cây chè cỏ lợi sữa này mọc ở khắp nơi nước ta, từ vùng núi đến đồng bằng, trên các đồi cây bụi, bìa rừng, trong rừng. Rất ít người biết cây chè cỏ là một cây thuốc nam lợi sữa rất tốt và có nhiều công dụng với mẹ sau sinh (bổ máu, giúp co thắt tử cung nhanh hơn).
Cách dùng:
– Lấy 100gr chè cỏ lợi sữa, đổ vào 1,5 lít nước đun sôi cho tới khi còn khoảng 1 lít nước thì chắt lấy uống. Chỉ đun duy nhất một lần không đun lại lần thứ hai.– Lấy bã cây chè cỏ sau khi chắt nước trộn với ít muối rồi xoa bóp quanh ngực để sữa về nhiều và thông tia sữa.– Khác với chè vằng có thể thêm các thảo dược khác vào đun cùng, thì cây chè cỏ chỉ được đun một mình.– Cây chè cỏ chỉ dùng cho phụ nữ sau sinh không dùng cho phụ nữ trong thời kì mang thai vì sẽ bị co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai.
3. Cây thuốc nam lợi sữa: Chè vằng
Cây sản lợi sữa là cây gì thì ngoài đinh lăng ra thì chè vằng cũng có công dụng thần kỳ không kém.
Chè vằng là một cây thuốc nam lợi sữa, giảm cân sau sinh được các chị em sử dụng phổ biến hiện nay. Cây chè vằng mọc ở rất nhiều nơi rải rác khắp các tỉnh ở nước ta.Ngoài tác dụng giúp lợi sữa, cây chè vằng còn có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, chữa viêm tử cung, tắc và viêm tuyến sữa…
Cách dùng:
– Cho khoảng 2 nắm lá chè vằng vào nước đã đun sôi, dùng đũa khuấy đều cho lá chè vằng ngấm nước và ra chất.– Đun sôi lại trong khoảng 15 phút để ra hết chất trong lá chè vằng.– Dùng nước chè uống thay nước lọc trong ngày.– Để thuận tiện có thể sử dụng cao chè vằng pha với nước đun sôi uống cũng có hiệu quả tương tự.
4. Cây rau má
Cây rau má là loại cây thuốc nam lợi sữa rất lành tính. Cây rau má không những có tác dụng lợi sữa mà còn có tác dụng thông tiểu, thanh nhiệt giải độc, giúp kháng khuẩn, máu huyết lưu thông tốt hơn và còn giúp cải thiện làn da sau sinh.
Cách dùng:
– Dùng món rau má nấu với thịt bò, thịt gà hay thịt nạc, ăn khi nóng giúp lợi sữa và đều sữa.– Hoặc rau má tươi có thể xay, ép lấy nước uống hàng ngày.– Nếu không có rau má tươi, có thể dùng rau má khô đun lên uống thay nước.
5. Cây thì là (thìa là)
Thì là là một cây gia vị và cũng là bài thuốc nam lợi sữa quen thuộc của người Việt Nam. Thì là được trồng khắp nơi trên nước ta nhưng chủ yếu lấy lá để ăn, làm thuốc chỉ dùng quả. Tuy nhiên, rất ít người biết được rằng cây thì là lại có tác dụng tăng tiết sữa tuyệt vời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hợp chất có trong cây thì là kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin giúp sữa mẹ về nhiều hơn.
Cách dùng:
– Dùng lá thì là hoặc hạt thìa là rửa sạch, cho nước vào đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Uống trước mỗi cữ bú của bé tầm 10 phút khi nước còn ấm sẽ thấy sữa về nhiều hơn.– Các món ăn từ thì là giúp lợi sữa cho sản phụ: Canh thì là với thịt nạc thăn hoặc ăn thì là rán với trứng sữa sẽ về nhanh, nhiều và tăng chất lượng.– Cây thì là rất lợi sữa, tuy nhiên khi sử dụng cần xem xét thể trạng của từng phụ nữ tránh việc tiêu thụ với số lượng nhiều có thể dẫn đến các cơn co giật cơ bắp hoặc ảo giác.
Cây cỏ sản lợi sữa không ?
Cây cỏ sữa có vị chua và tính hàn nên có tác dụng giải độc thanh nhiệt cơ thể tốt và đồng thời thông sữa và thông huyết nên việc dùng cho mẹ mới sinh là cực kì tốt
Ngoài ra cây cỏ sản còn có nhiều tác dụng khác như:
- Trị viêm đường ruột, bệnh tiết kỵ
- Điều trị bệnh đi ngoài ra máu
- Tăng tiết sữa, thông sữa cho phụ nữ sau khi sinh
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ sữa
Lá gừa lợi sữa có hay không?
Theo Tamsugiadinh hiện tại vẫn chưa có bất cứ chuyên gia hay bác sỹ nào khẳng định lá gừa có tác dụng lợi sữa cho các mẹ hay không. Vì vậy để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn mẹ. Tuyệt đối không được sử dụng những bài thuốc nam chưa rõ thông tin, nguồn gốc cũng như chứng thực từ các chuyên gia y tế. Từ đó chị em đã rõ lá gừa lợi sữa hay không rồi chứ.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc nam lợi sữa
- Sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định
- Có thể bài thuốc nam có thể không có tác dụng tùy theo cơ địa mỗi người
- Tuyệt đối không sử dụng bia rượu
- Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý
- Uống 2l nước mỗi ngày
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ
- Cân bằng hợp lý chế độ dinh dưỡng trong từng món ăn
- Kiên trì sử dụng các bài thuốc nam lợi sữa để có kết quả tốt
Tổng hợp(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)
Chi tiết thông tin cho Các loại cây thuốc nam lợi sữa dành cho các bà mẹ bị tắt sữa hiệu quả…
Nước chè vằng
Nghiên cứu dược lý cho thấy rằng chè vằng có tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thưởng, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, có tác dụng đối với bệnh nhân thiếu máu, vàng da. Đối với các sản phụ thì chè vằng còn được biết đến như một dược liệu giúp lợi sữa, phục hồi sau sinh, cho làn da hồng hào hơn. Các mẹ dùng 1-2 năm chè vằng khô, rửa sạch cho vào nồi đun sôi. Có thể uống thay nước hằng ngày, đối với chị em mới sinh nên uống khi nước còn đang nóng thì tốt hơn, nên các mẹ mẹ có thể nấu xong rồi cho vào bình thủy để dùng dần
Sữa và bia
Các mẹ có thể áp dụng cách pha sữa đặc có đường với 1/2 lon bia hoặc pha nửa lon bia với khoảng từ 3 – 4 thìa café sữa đặc để uống nhằm kích thích tuyến sữa.
Uống trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng hay sau cữ bú của con, mẹ sẽ không lo mùi bia lẫn trong mùi sữa mẹ.
Nước 5 loại đậu pha
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại hỗn hợp 5 loại bột đậu(đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng) để pha nước uống. Nếu muốn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các mẹ có thể tự rang sơ và xay nhỏ các loại đậu rồi cho vào lọ kín để sử dụng dần. Mỗi tối lấy 1 -2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác.
Nước lá rau ngót
Nếu rau ngót bị cấm trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối, sau sinh cho con bú lại khuyến khích mẹ nên dùng loại rau này. Rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất tốt như protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B và C vì thế nước rau ngót rất tốt cho các bà mẹ sau sinh.
Nước rau ngót là một trong những nước uống quen thuộc giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót. Các mẹ có thể uống nước lá rau ngót hằng ngày hoặc ăn canh rau ngót điều này giúp mẹ cải thiện được lượng sữa đáng kể
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú
- Năng lượng: Cần cung cấp thêm năng lượng cho mẹ sau sinh là cần thiết và nên bổ sung tương đương với mức năng lượng hao hụt của mẹ cho việc bài tiết sữa. Do vậy, nhu cầu năng lượng bổ sung cần thêm 500 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng thành.
- Protein: Nhu cầu protein trong 6 tháng đầu được tăng thêm so với người trưởng thành là 19 gram/ngày. Sáu tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 13 gram/ngày.
- Lipid: Nhu cầu lipid cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần.
- Vitamin: Nhu cầu của mẹ sau sinh cần: vitamin B2 (1.8 mg/ngày), vitamin C (95 mg/ngày), folate 280 mcg/ngày), vitamin A (1300 mcg/ngày).
- Chất khoáng: Nhu cầu khoáng chất trong thời gian cho con bú cần: Sắt (30 mg/ngày), Canxi (1000 mg/ngày), Kẽm (9.5 – 19 mg/ngày).
Tầm quan trọng của những thực phẩm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, phụ nữ sau sinh nên ăn gì cũng phải hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
Bác sĩ Hoàng (Bs dinh dưỡng- Viện Dinh Dưỡng) cho biết: trong thời gian cho con bú bà mẹ nên chú ý đến việc ǎn uống và nghỉ ngơi của mình.
Thường chế độ ǎn tốt cho bà mẹ trong giai đoạn này là một chế độ ǎn đa dạng, không kiêng khem. Mỗi ngày nên ǎn nhiều loại thực phẩm lợi sữa khác nhau, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, đường béo, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
Uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước. Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì người mẹ sẽ có lượng sữa đủ nhu cầu của bé.
Theo GS-TS. Đỗ Tất Lợi, rau đay rất tốt và bổ sung nhiều sữa cho sản phụ. Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ nên ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính.
Các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa cũng sẽ tăng, Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là các loại thức uống lợi sữa để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn sữa dồi dào cho con.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách làm rượu nếp than cho bà đẻ lợi sữa, nhanh phục hồi sau sinh
Uống gì lợi sữa? Bật mí 9 thực phẩm lợi sữa sau sinh
1. Uống sữa nóng mỗi ngày giúp lợi sữa sau sinh
Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng.
Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.
2. Uống nước lá đinh lăng giúp lợi sữa
Từ xưa đến nay, các mẹ cho con bú thường uống nước lá đinh lăng để tăng tiết sữa, vừa đơn giản, vừa lành tính mà còn hiệu quả.
Cách nấu nước lá đinh lăng: Mua lá đinh lăng rửa sạch, cho nước sôi để nguội đổ ngập vào nồi lá, đun sôi, chắt nước uống. Uống tốt nhất khi nước còn ấm. Hạn chế uống lạnh.
3. Thức uống lợi sữa: Nước gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Đây chính là lý do vì sao khi chị em phụ nữ ăn kiêng, rất hay chọn loại ngũ cốc dinh dưỡng này.
Uống nước gạo lứt rang, mẹ có thể yên tâm với nguồn sữa về nhiều, thơm ngon và bổ dưỡng dành cho con. Loại ngũ cốc lợi sữa này còn giúp cho mẹ thanh lọc các chất độc trong cơ thể.
Chọn gạo lứt nguyên vỏ về rang và đun nước uống, bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magiê, selen, kali, natri… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
4. Uống nước rau má để tăng tiết sữa
Ngoài uống nước ép rau má hằng ngày, mẹ có thể dùng rau má chế biến các món canh bổ dưỡng cùng thịt bò, heo, gà… để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.
Rau má được mệnh danh là loại rau có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, và còn giúp cải thiện làn da sau sinh.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà đẻ ăn gì vào buổi sáng? 5 món ngon giúp mẹ lợi sữa và tẩm bổ
5. Uống gì lợi sữa? Nước đậu hỗn hợp
Các loại đậu có tính bình, giúp thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Nước uống từ các loại đậu nhất định phải được mẹ thêm vào danh sách thực phẩm lợi sữa.
Chọn các loại đậu và gạo gồm đậu xanh, đậu đỏ, gạo tẻ hoặc nếp và một ít hạt sen, ninh lấy nước uống hằng ngày. Đây chính là nguồn ngũ cốc tạo sữa hiệu quả và an toàn phù hợp với hầu hết thể trạng của mẹ và góp phần bổ sung chất dinh dưỡng vào nguồn sữa mẹ.
6. Uống nước lá hoặc hạt thì là
Có thể loại nước uống này sẽ hơi khó uống vì mùi và hương vị đặc trưng của thì là. Tuy nhiên, nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trông thấy.
Thực hiện: Mua hạt hoặc lá về rửa sạch, hãm trong 10 phút như hãm trà, sau đó uống khi còn ấm.
7. Thực phẩm lợi sữa từ lá mít non
Dùng lá mít non tươi sắc nước uống hằng ngày, duy trì ít nhất liên tục trong vòng một tháng để sữa về nhiều và lâu dài.
8. Nước lá rau ngót, một trong những thức ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh
Nếu rau ngót bị cấm trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối, thì sau sinh và trong thời gian cho con bú lại được khuyến khích nên dùng loại rau này. Rửa sạch lá rau ngót, xay lấy nước uống hoặc ăn canh, sẽ giúp tăng tiết sữa đáng kể.
>>> Bạn có thể tham khảo: Uống nước lá sung lợi sữa đúng không? Mẹ mà bỏ qua thì tiếc lắm
9. Uống nước lá chè vằng giúp lợi sữa
Không chỉ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào, nước lá chè vằng còn giúp cơ thể mẹ sớm hồi phục sau sinh nhờ khả năng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, vị giác.
Hãm chè vằng uống hằng ngày là lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Uống ấm sẽ giúp sữa về nhanh hơn là để nguội.
10. Thức uống lợi sữa từ gạo nếp, gạo tẻ, hạt sen
Hỗn hợp gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một ít đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…) được nấu nhừ với nhau để lấy nước uống thì rất tốt cho sữa mẹ.
Lưu ý để nấu được nước uống thì thành phần gạo trong hỗn hợp chỉ chiếm một lượng rất nhỏ thôi.
11. Nước nụ hoặc lá vối
Đây là thức uống lợi sữa khá phổ biến ở các vùng miền Bắc. Loại nước này giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc gan, hơn nữa lại có tác dụng kích thích sữa ở mẹ sau sinh.
Mẹ có thể uống nước nụ hoặc lá vối khi đã phơi khô hoặc còn tươi hãm với nước sôi như uống trà.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà đẻ nên ăn gì để có nhiều sữa?
12. Thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh – Nước đậu đỏ
Nếu mẹ uống nước đậu đỏ liên tục trong ba ngày, các tuyến sữa sẽ hoạt động tốt và cung cấp nguồn sữa phong phú cho bé.
Cách nấu nước đậu đỏ:
Chuẩn bị
- 1 chén đậu đỏ
- Nước
- Chảo
Thực hiện
- Bước 1: Chọn đậu đỏ. Chọn đậu còn nguyên, bóng, chắc, mẫm, không bị mốc, rơi bột hoặc có mùi lạ…. Kỹ hơn, bạn có thể ngâm đậu đỏ, sau đó loại bỏ những hạt nổi trên mặt nước, vì đây chính là những hạt không đạt chất lượng.
- Bước 2: Rửa sạch đậu đỏ, đảm bảo không còn bụi và rác bẩn, sau đó đổ đậu ra rổ cho ráo nước.
- Bước 3: Cho đậu vào chảo, rang đến khi đậu dậy mùi thơm.
- Bước 4: Cho đậu đã rang vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 30 phút. Để nguội, rồi lọc lấy nước đậu uống. Nếu muốn thưởng thức lạnh, bạn có thể cho nước đậu vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng.
13. Uống gì lợi sữa? Nước mè đen
Mè đen là thức uống lợi sữa có công dụng ngăn ngừa táo bón khi mang thai, giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng, đồng thời mang đến cho mẹ một nguồn sữa dồi dào sau sinh.
Dưới đây là công thức làm món nước mè đen thanh mát cho mẹ bầu dễ đẻ:
Chuẩn bị
- 100g mè đen
- 500ml nước lọc
- 100ml mật ong
Cách nấu nước mè đen
Mè đen ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra và cho vào bát nước khác. Sau đó, vớt bỏ những hạt đậu nổi lên vì chúng đã hư, rồi đổ những hạt mè chìm ra rổ và mang phơi khô.
Đổ mè đen đã khô vào chảo chống dính, rang chín trên lửa nhỏ.
Cho mè vừa rang vào máy xay sinh tố, đổ thêm 500ml nước lọc và xay mịn. Lọc lấy nước mè cho vào lọ thủy tinh, thêm mật ong, khuấy đều là có thể thưởng thức.
Mỗi sáng và tối, bạn uống 2 ly nước mè đen rang này, tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút.
14. Nước lọc ấm
Mỗi ngày mẹ cho con bú nên uống khoảng 2,5 lít nước. Tuy có nhiều loại nước khác nhau để mẹ có thể thay đổi khẩu vị, nhưng một ly nước lọc ấm trước khi cho con bú cũng sẽ giúp cho tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa sau sinh, mẹ còn có thể bổ sung những loại trái cây lợi sữa hoặc món ăn lợi sữa khác như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau khoai lang, quả sung, hạt bí, cốm lợi sữa….
Thực phẩm lợi sữa sau sinh tương đối phong phú, tuy nhiên vẫn còn một số loại ảnh hưởng không tốt cho việc tạo sữa mà mẹ nên hạn chế để có nguồn sữa dồi dào cho bé. Mẹ nên lưu ý tránh xa các loại gia vị như tỏi, ớt, lá lốt… các thực phẩm mang tính hàn và chứa cafein, cồn vì chúng khiến mẹ bị mất sữa đồng thời chất lượng sữa cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài việc quan tâm đến nhóm thực phẩm lợi sữa, mẹ sau sinh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý, ngủ đủ giấc và chăm cho con bú hằng ngày sẽ tác động tích cực và duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào.
>>> Bạn có thể tham khảo: Các món cháo ngon từ chân giò heo cho mẹ nhiều sữa, bé khỏe mạnh
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chi tiết thông tin cho Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh…