Ý Tưởng Kinh Doanh Ẩm Thực – Cách làm món ngon nhanh nhất
Ý Tưởng Kinh Doanh Ẩm Thực có phải là thông tin đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Hoa Ưu Đàm sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ý Tưởng Kinh Doanh Ẩm Thực trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Ý tưởng kinh doanh nhà hàng từ trang trại đến bàn ăn
Ý tưởng kinh doanh nhà hàng theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” nghĩa là nhà hàng sử dụng nguồn thực phẩm được lấy trực tiếp từ các trang trại thay vì nhập từ các nhà cung cấp.
Điều này sẽ mang đến cho thực khách cảm nhận rằng thực phẩm tại nhà hàng luôn tươi ngon, điều đó sẽ làm khách hàng yên tâm và muốn quay trở lại nhà hàng của bạn trong những lần sau. Không những vậy, mô hình kinh doanh ăn uống “từ trang trại đến bàn ăn” còn là một cách hỗ trợ những người nông dân địa phương, giúp họ tiêu thụ nông sản nhanh chóng, thuận tiện.
Ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống mới nhất hiện nay
Đọc thêm: 11 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng chỉ có thành công
2. Ý tưởng kinh doanh nhà hàng với tiệm bánh ngọt
Nếu bạn yêu thích làm bánh thì tại sao không mở một cửa hàng bánh ngọt, ngoài những công thức làm bánh thông thường, bạn có thể sáng tạo ra các loại bánh chỉ có riêng của quán, điều đó sẽ làm cho khách hàng nhớ đến bạn.
Ngoài các loại bánh sinh nhật, bánh plan, bánh ngọt bắt mắt, bạn có thể bán thêm các loại đồ uống như sinh tố, nước ép, trà sữa để thu hút thêm nhiều khách hàng đến quán.
Mở nhà hàng ăn uống bằng cách mở tiệm bánh ngọt
Nếu là một người “khéo tay hay làm” thì bạn đừng bỏ qua cơ hội kinh doanh nhà hàng nhỏ này nhé. Chắc chắn rằng bạn sẽ đem lại một khoản lợi nhuận khá khẩm cho mình khi mở nhà hàng ăn uống này đấy.
Đọc thêm: Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt giúp thu lời nhanh chóng
Chi tiết thông tin cho Ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống dành cho tín đồ ẩm thực…
Chia sẻ bài này tới bạn bè ->
Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, bởi vậy lĩnh vực kinh doanh ăn uống chưa bao giờ hết “sốt” và hứa hẹn mang đến nhiều lợi nhuận cho người đầu tư. Đặc biệt, với số lượng lớn các nhà hàng, quán ăn trên thị trường hiện nay càng khiến cho việc kinh doanh thêm khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây không chỉ là “cuộc chiến” khốc liệt nằm trong căn bếp mà còn là công cuộc nâng cao trải nghiệm khách hàng, và để trở thành “ngôi sao” trong hàng ngàn thương hiệu là điều không hề đơn giản.
Vậy kinh doanh nhà hàng như thế nào cho hiệu quả? Những ý tưởng kinh doanh nhà hàng độc đáo là gì? Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng vốn ít nhưng dễ sinh lời? Tất tần tật những câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Kinh doanh tiệm bánh ngọt
Nhu cầu thưởng thức các loại bánh ngon là nhu cầu thường trực của mỗi người, bởi vậy làm giàu từ việc kinh doanh bánh ngọt là xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tưởng chừng kinh doanh bánh ngọt là một nghề không khiến thu nhập của bạn khá hơn, nhưng nếu bỏ chút nghệ thuật bán hàng vào từng sản phẩm thì chắc chắn bạn sẽ giàu lên bởi chính nghề này đấy. Không ngoa khi nói rằng, kinh doanh bánh ngọt là sản phẩm siêu lợi nhuận, “một vốn bốn lời”.
Xét về phân khúc sản phẩm sinh lời hiện nay thì thực phẩm vẫn đứng top trong ngành hàng mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Đó là lý do giải thích vì sao kinh doanh bánh ngọt sinh lời và người mở tiệm bánh ngọt cũng không lo bị lỗ nặng trong giai đoạn đầu nếu khéo léo kiểm soát mọi thứ.
Yếu tố tiếp theo, khiến việc kinh doanh bánh ngọt lãi cao bởi đặc thù ngành thực phẩm. Người tiêu dùng có thể đánh giá hương vị, chất lượng sản phẩm nhưng không thể biết được giá vốn để làm ra bánh đó là bao nhiêu. Sự khác biệt mang lại lợi nhuận cho những người kinh doanh chính là nguyên liệu đầu vào, công thức chế biến, nhào bột,… để cho ra đời một sản phẩm bánh ngọt và mức giá bán ra thị trường.
Yếu tố cuối cùng, tác động đến lợi nhuận khi kinh doanh bánh ngọt chính là từ phía người tiêu dùng. Khi mới mở quán, chủ quán thường khuyến mãi, bán rẻ để thu hút khách hàng, nhưng người tiêu dùng khi thấy giá rẻ hơn, thậm chí ngon hơn lại tự đặt câu hỏi “không biết nguyên liệu như thế nào mà đã rẻ còn ngon như vậy”. Nắm bắt tâm lý này, những người kinh doanh lâu đời chẳng dại gì mà bán giá thấp. Nhờ vậy mới có lợi nhuận khủng.
Ngoài việc chú trọng đến chất lượng và tìm được các công thức làm bánh ngon, lạ và độc mà các tiệm bánh khác không có được, khi mở tiệm bánh ngọt bạn còn cần phải chú ý đến việc trang trí không gian để tạo sự thu hút với khách hàng. Trang trí không gian đẹp cũng chính là cách khiến khách hàng nhớ đến tiệm bánh nhiều hơn và giới thiệu đến nhiều người khác.
Chi tiết thông tin cho 5 ý tưởng kinh doanh nhà hàng vốn ít lãi nhiều không thể bỏ qua…
Những không gian đặc biệt, có 1-0-2
Ngoài món ăn ngon thì không gian là yếu tố thứ hai quyết định phần lớn đến sự kinh doanh thành bại của một nhà hàng, quán ăn. Đó là lý do đã khiến không ít các Chủ nhà hàng sẵn sàng chịu chi vài chục, thậm chí hàng trăm triệu chỉ riêng cho bộ phận thiết kế, decor ý tưởng không gian, nhận diện thương hiệu.
Ý tưởng không gian càng đặc biệt càng tạo được dấu ấn với thực khách. Dưới đây là một vài gợi ý độc đáo:
1. Tái hiện từ một cuốn truyện tranh, tiểu thuyết hay bộ phim nổi tiếng nào đó.
Ví dụ: Pao Quán Trần Thái Tông – tái hiện không gian Tây Bắc từ phim “Chuyện của Pao”. Lương Sơn Quán – tái hiện không gian kiếm hiệp từ bộ tiểu thuyết Thuỷ Hử nổi tiếng của Trung Quốc,…
2. Tạo ra những địa điểm không gian chẳng giống ai.
Ví dụ như dùng bữa ở trên không trung, nhà hàng bay lơ lửng trên khinh khí cầu,..
3. Trang trí nội thất bằng những thứ khác thường
Ví dụ: Nhà hàng bồn cầu – với toàn bộ bàn ăn, bát đĩa, nồi lẩu,… đặt trên mô hình bồn cầu,… Hay nhà hàng ma zombie với các bát, đĩa, món ăn,… trình bày như trong lễ hội haloween, càng kinh dị càng độc đáo,…
4. Siêu to khổng lồ
Hẳn các bạn vẫn còn nhớ hiện tượng youtube “Bà Tân Vlog” chứ? Mặc dù không còn độ “hot” như thời kỳ đầu mới ra mắt, nhưng “Bà Tân Blog” là một ví dụ điển hình cho sự thành công với nội dung thông điệp hướng đến những thứ siêu to khổng lồ.
Lý do thành công rất đơn giản: Vì nó khác với những thứ “be bé” chúng ta vẫn thấy, vẫn ăn hằng ngày, rồi chúng ta bị hiếu kỳ và cảm thấy thích thú, muốn được nhìn thấy, muốn được ăn thử. Vậy thôi!
Chiếc pizza mì tôm siêu to khổng lồ, mâm phô mai que cắn ngập răng, hay cốc sữa bắp 50 lít uống 3 ngày không hết,… đều là những thứ thức ăn mới nghe tên đã thấy hấp dẫn rồi.
Với mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn thì ý tưởng kinh doanh với thực đơn có thêm 1, 2 món siêu to khổng lồ, thậm chí toàn bộ thực đơn đều là các món siêu to khổng lồ,… cũng là một gợi ý không tồi. Chưa kể, mô hình kinh doanh các món siêu to, siêu lớn này cũng sẽ giúp các chương trình quảng cáo xúc tiến bán hàng thu hút hơn rất nhiều. Quán ăn của bạn có dám thử làm không?
5. Chỉ bán duy nhất một món ăn
Mở quán theo mô hình này khi và chỉ khi bạn sở hữu một công thức món ăn độc quyền “không đối thủ”. Đây vừa là thế mạnh vừa là thách thức đối với nhà hàng, vì với các nhà hàng kiểu này, thực khách thường có xu hướng yêu cầu cao hơn về chất lượng món ăn
Nếu đó là món duy nhất bạn phục vụ khách hàng, hãy khiến đó trở thành món ăn xứng đáng với kỳ vọng của thực khách. Không còn gánh nặng tồn kho, không mất chi phí thiết kế thực đơn dài lê thê, cũng chả mất công tư vấn nhiều món,… là những lợi thế dành cho mô hình quán ăn độc đáo này.
6. Từ nông trại đến bàn ăn
Nghe tên đã thấy “sạch” rồi nhỉ?
Ý tưởng này là mô hình cung cấp món ăn thực sự tươi sạch, an toàn, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, mà chúng ta hay gọi là “từ nông trại đến bàn ăn”. Mô hình kinh doanh này hiện nay không còn quá “mới” vì đã có không ít các nhà hàng áp dụng, họ tự xây dựng nông trại tự cung tự cấp cho quán.
Bởi vì nó không còn “mới”, nên để tạo nên sự độc đáo khác lạ với ý tưởng kinh doanh này thì quán của bạn buộc phải tạo ra sự độc đáo ở mô hình “nông trại”, sao cho khác với ý tưởng nông trại của nhà hàng khác. Ví dụ cũng là nuôi gà đẻ trứng, nhưng thay vì cho gà ăn thóc thông thường thì bạn cho gà ăn thóc tám, hay cho gà ăn cám trộn lẫn nấm linh chi,… để thu được những quả trứng gà linh chi thơm ngon, bổ dưỡng hơn,…
Tất nhiện, để thực hiện được ý tưởng này không dễ. Nhà hàng cần có nguồn lực, quy mô nhất định cũng như hệ thống chuỗi cung ứng thực sự tốt để đảm bảo tính đồng nhất chất lượng món ăn, và tính minh bạch về thông tin các món ăn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm rõ ràng.
7. Quán ăn di động (Food Truck)
Food truck (xe bán đồ ăn) là mô hình kinh doanh gặp rất nhiều ở các nước phương Tây, nhưng lại chưa quá phổ biến tại Việt Nam.
Chỉ cần một chiếc xe với một vài dụng cụ nhà bếp căn bản nhất – là bạn đã có một quán ăn di động để bắt đầu công việc kinh doanh ăn uống của mình rồi. Ý tưởng kinh doanh quán ăn độc đáo này hướng tới nhóm khách hàng bình dân, có nhu cầu ăn đơn giản, ăn nhanh. Mô hình này giúp giảm chi phí mặt bằng, nhân công, tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng và tối giản hóa việc tồn kho nguyên vật liệu.
Tuy vậy, trước khi bắt đầu, bạn hãy tìm hiểu kỹ thêm về các điều kiện mở quán ăn kiểu này tại Việt Nam nhé.
8. Nhà hàng trong bóng tối
Thật là một sự “kích thích không hề nhẹ” khi dùng bữa trong một không gian tối om phải không? Bạn sẽ chỉ tập trung “cảm nhận” về món ăn được mang đến trước mặt hay bạn sẽ tưởng tượng lung tung đến các cảnh rùng rợn nào?
Trải nghiệm ăn uống thông thường chỉ dừng lại ở vị giác, thị giác, thính giác, chưa kể đến các giác quan khác. Nhà hàng trong bóng tối là ý tưởng kinh doanh quán ăn độc đáo không phải chủ đầu tư nào cũng dám làm. Với mô hình kinh doanh này, thực khách sẽ được trải nghiệm ăn uống trong môi trường thiếu ánh sáng. Việc không sử dụng được thị giác để cảm nhận món ăn sẽ khiến vị giác và thính giác của thực khách dường như nhạy bén hơn, khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi việc đánh giá món ăn hoàn toàn dựa vào cái lưỡi của mình.
Ý tưởng độc đáo này chỉ nên áp dụng khi bạn muốn hướng tới nhóm khách hàng cao cấp, sẵn sàng chi tiền cho những trải nghiệm độc đáo. Và tất nhiên rồi, bạn cũng cần tìm được một bộ phận bếp thực sự đẳng cấp, với những món ăn chất lượng không thể chê.
9. Kết hợp nhà hàng với các dịch vụ khác
Nhà hàng – rạp phim, nhà hàng – bar – café, nhà hàng – karaoke, nhà hàng – spa,… là những ý tưởng kinh doanh kết hợp khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
Công bằng mà nói thì các ý tưởng này không có gì gọi là quá “độc đáo”, tuy nhiên, nó dễ làm vì nhiều người dám làm, bởi nhìn thấy tính khả thi cao hơn.
Tuy nhiên, độc đáo hay không, không chỉ phụ thuộc vào ý tưởng, mà còn phụ thuộc vào cách thức bạn thực hiện ý tưởng đó như thế nào.
Quá độc đáo cũng không phải là một giải pháp hay, khi ý tưởng đó không hề có tính khả thi. Mời bạn đọc tiếp phần sau dưới đây nhé!
Thế nào là một ý tưởng kinh doanh tốt?
Ý tưởng kinh doanh thường nảy ra bất ngờ, ở khắp mọi nơi. Ngay khi có ý tưởng, bạn liền nghĩ đến việc thực hiện nó, nhưng liệu ý tưởng đó có khả thi? Bạn đã nghĩ đến chưa?
Cũng có những ý tưởng khả thi nhưng khi thực hiện gặp khó khăn, chủ nhà hàng lại không biết cách điều chỉnh hoặc điều chỉnh chậm, không theo kịp thị trường, đối thủ.
Những ý tưởng chưa hoàn thiện kiểu đó, sẽ khiến nhà hàng bạn rơi vào thất bại nhanh chóng.
Một ý tưởng kinh doanh tốt là phải tính toán được độ khả thi và luôn có kế hoạch dự phòng cho những phát sinh trong quá trình thực hiện.
>> Làm thế nào để biết ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không?
– Những phản hồi của khách hàng chính là tính khả thi của ý tưởng.
– Nếu họ bị thu hút, khen ngợi nhà hàng bạn thì chúc mừng, bạn đã thành công một nửa. Ngược lại, nếu quá nửa khách hàng không hứng thú, có lẽ bạn cần xem xét lại ý tưởng kinh doanh của mình.
– Có rất nhiều cách để xác định tính khả thi của ý tưởng, nhưng cách đơn giản và an toàn nhất chính là chủ nhà hàng nên hiện thực hóa ý tưởng đó ở quy mô thử nghiệm trước khi tung ra thị trường. Hãy tái hiện ý tưởng của bạn ở quy mô nhỏ (có thể là món ăn, có thể là không gian, cách thức trải nghiệm,…) và mời những người dân quanh khu vực mở nhà hàng đến ăn thử và trải nghiệm dịch vụ nhà hàng, sau đó lấy ý kiến làm tư liệu nghiên cứu. Nếu 60% khách hàng hài lòng thì bạn đã có thể bắt tay vào setup nhà hàng. Cách làm này phần tốn kém nhưng hiệu quả thu về khá cao.
Bạn đã có ý tưởng nào cho quán ăn của mình rồi? Bài viết này có thôi thúc bạn bắt đầu thử nghiệm một ý tưởng nào đó chưa? Không cần quá vội vàng. Chúc bạn có một ý tưởng kinh doanh quán ăn hoàn thiện trước khi thực sự bắt tay khởi nghiệp nhé!
Đừng quên theo dõi chuyên mục “Kinh doanh ăn uống” trên Blog PasGo của chúng tôi để cùng cập nhật và chia sẻ những thông tin, kiến thức mới nhất về ngành kinh doanh ẩm thực F&B (Food & Beverage)
Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công,
Thân ái,
Heli Pham – PasGo Team
24/09/2020
Chi tiết thông tin cho Những ý tưởng kinh doanh quán ăn độc đáo dành cho người “dám làm…
1. Đầu bếp tự mở quán lại ít khi thành công?
a. Hiện thực chẳng màu hồng
Món ăn ngon là điều kiện cần, nhưng cách vận hành, quản lý khoa học lại là điều kiện đủ. Rõ ràng bạn phải thấu hiểu mình đang bán món gì, món ăn đó có gì ngon, có gì đặc biệt. Làm thế nào để sử đặc biệt ấy được những thực khách biết đến, thưởng thức và công nhận lại là câu chuyện khác. Quản lý nhân viên ra sao, cách thức phối hợp giữa các bộ phận như thế nào, làm sao để tiết kiệm nhân lực nhất có thể. Nếu không thể trả lời những câu hỏi trên, hoặc không tường tận về chúng hãy đi làm thuê trước khi làm chủ.
Bạn cũng cần hình dung rõ, chủ quán phải biết làm cách nào cho nhân viên phục vụ một cách hiệu quả nhất, biết được thị trường cần gì, quán cần chuẩn bị nhưng cũng phải biết được những thứ nhân viên không thấy dù chúng hiện hữu như chiếc cốc mẻ, bàn bẩn, nhà vệ sinh mùi… Chưa kể những thủ tục hành chính như giấy phép từ chứng nhận kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy cho đến nhà cung cấp… Đôi khi kinh doanh ẩm thực người ta chỉ ca tụng bề nổi khi đắt hàng của nghề này, mà chẳng đề cập gì đến những lúc tự bỏ tiền túi bù lỗ, trắng tay?
b. Tư duy ngô nghê
“Nhà mình làm món bún chả rất ngon, mình sẽ mở quán bún chả rồi sau đó phát triển lớn thành chuỗi”. Nấu cho nhà ăn 3, 4 người là ngon vậy 300 – 400 người có đảm bảo giống chất lượng y hệt ban đầu hay không? Mở quán nhỏ đã khỏ, câu chuyện chuỗi có lẽ gác lại, vận hành được quán nhỏ đó rồi đủ kinh nghiệm gì thì tính tiếp. Mặt bằng thì sao, trang trí thế nào, nội thất cần sắm những gì, đồ dùng, dụng cụ cho khách hàng, cho bếp, nhân viên.
>>> Mở nhà hàng quán ăn, chủ quán nhỏ vẽ lối tắt nào đến vạch đích
1/ Kinh doanh quán ăn nhà hàng cần gì?
1.1/ Nguồn vốn
Đây là điều khá trăn trở với hầu hết các chủ kinh doanh, bạn có thể vay nợ tiền từ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Nhưng trước đó, bạn cần tự chuẩn bị sẵn nguồn tiền đầu tư, lập bảng kế hoạch kinh doanh cụ thể từng bước phát triển kinh doanh nhỏ theo dự kiến..
Sau khi đã có nguồn doanh thu lợi nhuận nhất định, nếu việc kinh doanh phát triển tốt, bạn có thể gọi vốn đầu tư từ các nhà tài trợ lớn để mở rộng quy mô, phát triển kinh doanh.
Kinh nghiệm gọi vốn thành công là hãy cố gắng hoàn thiện các mục tiêu đề ra và dự tính được lợi nhuận kinh doanh của mình bạn nhé!
1.2/ Máy móc thiết bị
Khi đã tìm được nguồn vốn ổn định bạn nên liệt kê những vật dụng, thiết bị cần thiết ở phần chi phí dự trù. Sau đó tìm nhà cung cấp rồi trang bị đầy đủ cho quán.
Ngoài các vật dụng phục vụ nấu nướng, trang trí, bạn nên sắm thêm Máy tình tiền. Đây là sản phẩm hỗ trợ bạn trong việc tính tiền in hoá đơn, chi phí cửa hàng chặt chẽ để tạo được nguồn năng suất tốt nhất.
1.3/ Các vật dụng phục vụ khách
- Bàn ghế
- Bàn ghế nhà hàng cần đảm bảo tạo cảm giác thoải mái cho thực khách khi dùng bữa nhưng cũng cần gọn nhẹ để tiện việc mang vác, di chuyển, tiết kiệm không gian.
Chén, bát
Khác với các vật dụng chén bát ly cốc dùng tại nhà, những vật dụng dùng ở nhà hàng đặc biệt phải có độ bền nhất định để chịu những va chạm trong quá trình phục vụ và làm sạch.
Vì thế bạn chỉ nên mua những vật dụng có xuất xứ rõ ràng, vừa đảm bảo chất lượng vừa tránh mua phải những sản phẩm có hàm lượng các chất độc hại cao, gây hại cho sức khỏe khách hàng.
Ly, cốc
Đối với ly cốc, bạn nên xác định nhà hàng của mình sẽ phục vụ những đồ uống nào để mua sắm cho phù hợp.
· Ly uống bia: nên chọn những loại ly có dung tích lớn khoảng 300-500ml, có tay cầm, thành dày.
· Ly uống nước ngọt: nên chọn loại ly cao miệng vừa không quá rộng, thẳng, không quai.
· Ly sinh tố thường có dáng ly thon, miệng rộng, chân to, thích hợp với nhiều loại sinh tố hoa quả khác nhau.
Đũa, Thìa/muỗng
Đũa kim loại tuy sáng bóng, bền nhưng lại khó sử dụng vì trơn khó cầm, thêm vào đó chúng được làm từ những vật liệu có khả năng dẫn nhiệt cao nên đây là một điểm trừ rất lớn.
Do vậy tốt nhất bạn nên lựa chọn loại đũa được làm từ gỗ vừa dễ sử dụng vừa có chất lượng tốt, không độc hại hoặc đũa sứ tuy có giá thành cao nhưng mang lại rất nhiều lợi ích. Dễ tẩy rửa, độ bền cao không những thế còn mang lại cảm giác sang trọng khi sử dụng.
Thìa/muỗng cũng vậy, bạn nên chọn thìa kim loại dẫn nhiệt. Như chất liệu sứ sẽ rất thích hợp cho nhà hàng của bạn. Vừa tạo sự sang trọng vừa không gây nóng, khó chịu cho thực khách.
1.4/ Nguồn nguyên vật liệu chất lượng
Nguyên liệu tốt đảm bảo chất lượng mới có thể tạo ra những món ăn đẳng cấp mang đến khẩu vị tuyệt vời cho người thưởng thức. Vì vậy, khi mở nhà hàng bạn cần lựa chọn nơi cung cấp thịt, cá, các sản phẩm đông lạnh, rau củ quả tươi có xuất xứ, giấy tờ minh chứng về hạn sử dụng và thành phần nguồn gốc. Nếu chọn lựa nhà cung cấp sai lầm, bạn dễ dẫn gặp phải nhiều vấn đề hậu quả về sau.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu sạch thì hiện nay nhiều nhà hàng cơ sở kinh doanh đang hướng đến mô hình tự cung tự cấp. Họ sẽ mua lại trang trại, đất trồng trọt, giống rau trực tiếp tại Lâm Đồng sau đó thuê chủ trang trại hoặc nông dân trong khu vực về trồng trọt, chăn nuôi để đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phục vụ. Việc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tích hợp kiểm soát toàn bộ quy trình này là điều vô cùng cần thiết, ngoài việc quản lý tối ưu các nguồn nguyên liệu xuất nhập kho mà còn dễ dàng tính toán để tiết kiệm ngân sách tối đa
1.5/ Các loại giấy phép pháp lý
Giấy phép kinh doanh tuỳ theo quy mô quán mà bạn lựa chọn 2 hình thức: cá nhân hoặc hộ kinh doanh
Tùy theo quy mô mà sau khi đăng ký kinh doanh cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế hoặc có cam kết chấp hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.6/ Thuê nhân viên
Khi kinh doanh quán ăn, nhà hàng bạn cần xác định trước quy mô cũng như số lượng khách hàng tối đa có thể phục vụ để lên được bảng kế hoạch tuyển dụng chi tiết.
Cần vạch ra số lượng nhân viên tuyển, các yêu cầu, trình độ cần thiết. Đặc biệt là vị trí bếp trưởng cũng như quản lý nhà hàng.
Bên cạnh đó, nên tính toán mức lương chi trả cho nhân viên phù hợp. Bởi phí thuê nhân viên là một trong những phí cần duy trì và phải bỏ ra hàng tháng.
Chi tiết thông tin cho 30+ Bài viết hay về khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, quán ăn…
1. Bán hàng ăn gì lãi nhất? 5 ý tưởng kinh doanh nhà hàng chưa bao giờ hết “sốt”
1.1. Mô hình kinh doanh nhà hàng “từ trang trại đến bàn ăn”
Ý tưởng kinh doanh nhà hàng theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” nghĩa là nhà hàng sử dụng nguồn thực phẩm được lấy trực tiếp từ các trang trại thay vì nhập từ các nhà cung cấp. Điều này sẽ mang đến cho thực khách cảm nhận rằng thực phẩm tại nhà hàng luôn tươi ngon, điều đó sẽ làm khách hàng yên tâm và muốn quay trở lại nhà hàng của bạn trong những lần sau. Không những vậy, mô hình kinh doanh ăn uống “từ trang trại đến bàn ăn” còn là một cách hỗ trợ những người nông dân địa phương, giúp họ tiêu thụ nông sản nhanh chóng, thuận tiện.
1.2. Kinh doanh nhà hàng với tiệm bánh ngọt
Ý tưởng kinh doanh quán ăn 2019 là gì? Nếu bạn yêu thích làm bánh thì tại sao không mở một cửa hàng bánh ngọt, ngoài những công thức làm bánh thông thường, bạn có thể sáng tạo ra các loại bánh chỉ có riêng của quán, điều đó sẽ làm cho khách hàng nhớ đến bạn. Không phải ai cũng có thời gian và ở gần địa điểm của bạn để qua mua bánh, vì vậy, để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, ngoài ăn tại cửa hàng, bạn nên thiết kế website bán hàng để khách hàng có thể mua hàng online và được giao hàng đến tận nơi.
Mở nhà hàng ăn uống bằng cách mở tiệm bánh ngọt
Nếu là một người “khéo tay hay làm” thì bạn đừng bỏ qua cơ hội kinh doanh nhà hàng này nhé. Chắc chắn rằng bạn sẽ đem lại một khoản lợi nhuận khá khẩm cho mình khi mở nhà hàng ăn uống này đấy.
1.3. Quán ăn di động – ý tưởng kinh doanh quán ăn
Trung xu hướng kinh doanh nhà hàng hiện nay, quán ăn di dộng có được xem là một mô hình kinh doanh ăn uống mới?. Nếu bạn không có nhiều vốn và không muốn chi quá nhiều cho tiền thuê mặt bằng và thiết bị nhà bếp, một chiếc xe nhỏ với một số đồ dùng cần thiết và thực phẩm là bạn đã có một quán ăn vỉa hè nho nhỏ rồi. Giảm chi phí ban đầu, giá cả cạnh tranh và nguy cơ thất bại thấp là những yếu tố khiến cho quán ăn di động trở thành một ý tưởng kinh doanh nhà hàng tuyệt vời. Bạn nên lựa chọn một loại hình đồ ăn cụ thể, ưu tiên những món mà bạn yêu thích, chế biến ngon miệng, hoặc bạn có thể kinh doanh một loại đặc sản đặc biệt nào đó để tạo nên sự khác biệt với các đối thủ. Đây quả thật là một gợi ý để bạn mở nhà hàng ăn uống cho mình phải không nào.
1.4. Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu
Đầu tư một nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là cách đơn giản để thành công khi kinh doanh nhà hàng. Tất cả các vấn đề như sản phẩm, thương hiệu, thiết kế đã có sẵn, bạn cũng không phải lo lắng về khách hàng, chiến lược kinh doanh hay marketing nhà hàng… Tất cả bạn cần chỉ là một địa điểm tốt và tiền khởi nghiệp. Nếu thương hiệu mà bạn định xin nhượng quyền là một thương hiệu có uy tín và thành công, dù bạn không có nhiều vốn ban đầu thì cũng không khó để có được một khoản vay đầu tư cho loại hình nhà hàng được cho là ít rủi ro này. Nếu áp dụng ngay mô hình kinh doan nhà hàng này thì bạn sẽ đem lại cho mình một số thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng đó.
Nhượng quyền – mô hình kinh doanh nhà hàng hiệu quả
1.5. Kinh doanh chuỗi nhà hàng quầy thức ăn nhanh
Mở quầy đồ ăn nhanh là một ý tưởng kinh doanh nhà hàng đơn giản, không cần nhiều vốn vì quy mô quầy ăn nhanh không cần quá lớn. Hơn nữa, menu đồ ăn cũng rất đơn giản, nhiều món thậm chí đã được chế biến sẵn nên không cần đầu bếp cũng như không tốn quá nhiều công sức cho việc nấu nướng. Bên cạnh đó, sau khi gọi món khách hàng có thể tự phục vụ nên bạn sẽ tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực.
2. Kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh nhà hàng khách sạn
2.1. Kinh doanh nhà hàng và những điều bạn nên biết
Thế giới nhà hàng với muôn hình vạn trạng của chúng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng. Ngày càng có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con người. Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà thành công được. Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến một nhà hàng đông khách nào đó với mục địch đem lại lợi nhuận kinh doanh nhà hàng cho mình. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn ông bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng chính là một trong những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không?
Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn…của nhà hàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Khách hàng của bạn xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Nói cách khác, bạn là người “làm dâu trăm họ,” đáp ứng ở mức tốt nhất mọi yêu cầu của khách. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường buộc bạn phải tìm cách để chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần với đối thủ. Bạn thấy mình đã đủ sức bước vào cuộc chiến không khoan nhượng này chưa hay việc mở nhà hàng đối với bạn chỉ là dịp để có chỗ bù khú với bạn bè, phô trương hình ảnh của mình hoặc chiều theo một sở thích nhất thời? Nếu thế thì bạn nên xem lại ý định của mình trước khi bắt tay vào việc.
2.2. Để ý tưởng kinh doanh nhà hàng đi đến thành công
Tính kiên nhẫn
Khả năng giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực trong các tình huống lộn xộn và cách xử lý vấn đề với các quan điểm khác nhau hay các tính cách phức tạp sẽ được coi là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng. Cho dù có làm việc với ai: khách hàng, nhà cung cấp hay ứng viên xin việc, và dẫu các xu hướng ẩm thực hay cung cách kinh doanh có luôn thay đổi … thì bạn cũng phải thể hiện đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Cũng giống như bất cứ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào, kinh doanh nhà hàng là môi trường khá nhạy cảm, nơi mà sự căng thẳng trong các mối quan hệ luôn được ví như quả bom nổ chậm. Trách nhiệm chính của người điều hành nhà hàng là lập lại trật tự ở những nơi đang xảy ra lộn xộn, làm dịu đi sự căng thẳng và xóa nhòa những bất đồng.
Nghị lực
Dấn thân vào kinh doanh nhà hàng cũng giống với việc một người lao xuống dòng sông đang chảy xiết. Thoạt đầu, bạn có thể bị chìm nghỉm xuống đáy nhưng nếu biết cách điều hoà hơi thở và phối hợp các động tác, bạn có thể nổi lên bơi theo dòng nước. Nghị lực chính là cái phao giúp bạn có thể nổi lên và cầm cự trong dòng xoáy. Nó giúp bạn kiên nhẫn bước tiếp con đường đã chọn mà không nghĩ đến chuyện đầu hàng.
Kinh nghiệm cần phải biết khi kinh doanh nhà hàng khách sạn
Sự say mê
Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Nó như một ngọn lửa truyền nhiệt lượng và linh hồn cho công việc. Kinh doanh nhà hàng không hề dễ dàng và việc điều hành nhà hàng thực ra là một công việc khó khăn, nhọc nhằn hơn gấp mấy lần mà nếu thiếu đi ngọn lửa đó, bạn không có cách gì để tiến xa được. Lòng yêu nghề cũng được ví như một vùng đất trũng với quả bóng tròn, dù có chuyện gì xảy ra, rốt cuộc quả bóng cũng sẽ lăn về điểm thấp nhất.
Say mê công việc chưa đủ, bạn cần có khả năng truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, nhất là cho các nhân viên của bạn. Vì chính họ chứ không phải bạn, sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên nhà hàng sẽ rất dễ có tâm trạng bực dọc: phải chiều lòng nhiều khách hàng trong cùng một lúc, phải bê từng chồng bát đũa, thức ăn nóng, lạnh, phải chạy như con thoi giữa nhà bếp, bàn ăn và khu rửa chén bát… Hơi nóng, tiếng ồn và những đòi hỏi của khách… là những thứ dễ làm người ta cáu kỉnh nhất.
Trên đây là 5 ý tưởng kinh doanh nhà hàng hấp dẫn dành cho các tín đồ ẩm thực. Nếu bạn yêu thích nấu ăn và có ý định mở nhà hàng thì hãy bắt đầu với những ý tưởng kinh doanh nhà hàng khách sạn nhỏ để nắm chắc thành công và làm bước đà cho những ý tưởng lớn hơn. Giờ đây những câu hỏi kinh doanh nhà hàng là gì, các mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống để dễ sinh lời, ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống nào đang là xu hướng đã đều được giải đáp phải không nào.
Chi tiết thông tin cho 5 ý tưởng kinh doanh nhà hàng dễ thành công dành cho tín đồ ẩm thực…
Xu hướng thực phẩm sạch
Một trong những khuynh hướng hiện nay của người Việt Nam chủ yếu là ăn uống sao cho bổ, rẻ, ngon mà vẫn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Khi những thực phẩm bán ra trên thị trường không còn trong sạch, đồ bảo quản đều có sự can thiệp của hóa chất, khiến cho thức ăn bị ô nhiễm nặng nề, đó cũng là lý do gây nên nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho con người. Do vậy, ăn uống làm sao cho sạch, an toàn và ít ô nhiễm chính là một trong những xu hướng ẩm thực đang được ưa chuộng hiện nay.
Xu hướng ẩm thực chay
Ăn chay là phương pháp hữu hiệu trong việc tăng cường tiêu thụ rau nhiều hơn. Hạn chế thịt, trứng, sữa trong khẩu phần ăn sẽ giúp cho thực khách có một vóc dáng đẹp và tốt cho sức khoẻ.Đừng bao giờ nghĩ rằng ăn chay là nhạt nhẽo và thiếu hấp dẫn. Bởi hiện nay trên thế giới xu hướng ăn chay đang ngày càng được coi trọng cũng như hấp dẫn đối với nhiều người. Những món ăn chay ngày nay không chỉ đơn thuần là nguyên liệu rau củ mà các đầu bếp còn nâng tầm món ăn lên thành một nghệ thuật ẩm thực rất độc đáo. Các món chay được dự đoán sẽ trở thành ẩm thực vô cùng tinh túy và sang trọng, dẫn đầu cho xu hướng các món chay trong thời gian sắp tới.
Xu hướng ẩm thực đến từ các quốc đảo châu Á
Một trong những xu hướng được dự đoán hút khách nhất là những món ăn đến từ các quốc đảo châu Á. Ẩm thực Philippines, Indonesia, Malaysia hay Singapore,…sẽ lên ngôi trong năm 2018. Đặc trưng của nền ẩm thực từ các quốc gia này là hương vị chua – cay xé họng nhưng lại tốt cho dạ dày. Dự báo, sốt Sambal, kaffir vime (chanh thái) sẽ xuất hiện đồng loạt trong các menu tại nhà hàng; các món ăn đường phố như cơm gà Hải Nam, laska (món ăn nổi tiếng của Singapore),…cũng sẽ phổ biến hơn. Với xu hướng này không chỉ những người châu Á mới có thể thưởng thức được những nền ẩm thực này mà ngay cả du khách cũng như người dân trên thế giới sẽ tìm tới các món ăn từ các quốc đảo châu Á vô cùng hấp dẫn.
Chi tiết thông tin cho XU HƯỚNG KINH DOANH NHÀ HÀNG ẨM THỰC…
MÔ HÌNH TAKE AWAY – MUA MANG ĐI
Tạo 1 khu vực mua mang đi ngay trước lối vào nhà hàng
Khu vực dành riêng để mua mang đi khá phổ biến ở các nhà hàng fast food tại Mĩ, nơi khách hàng lái oto tới sát khu vực order để đặt món và đi ngay mà không cần phải gửi xe vào bãi. Tại Việt Nam, các nhà hàng bắt đầu áp dụng phương pháp tương tự nhằm hạn chế tiếp xúc gần trong mùa dịch.
Nhà hàng, quán café, trà sữa sẽ thiết kế một khu vực riêng ngay phía trước lối vào với những menu lớn dễ nhìn giúp khách thuận tiện chọn món. Nhà hàng cũng khuyến khích thanh toán qua ví điện tử bằng cách quét mã QR-code. Phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng, lại thuận tiện, và đặc biệt hạn chế tối đa tiếp xúc gần.
Mô hình Quán café, trà sữa Take away vốn ít
Café, trà sữa take away hiểu một cách đơn giản nghĩa là café theo hình thức mang đi, menu đồ uống và giá cả in trên bảng lớn ngay trước quầy pha chế, khách vào có thể nhìn thấy ngay và order đồ uống, thanh toán nhanh gọn ngay sau khi order. Các quán café take away chủ yếu phục vụ mang đi nên chỉ bố trí vài bộ bàn ghế đơn giản để khách ngồi chờ lấy thức uống hoặc những ai muốn ngồi nghỉ trong thời gian ngắn.
Mô hình này chỉ cần 1 diện tích nhỏ để đặt quầy pha chế, cũng không cần nhiều nhân viên vận hành, vì vậy số vốn bỏ ra ban đầu không cần nhiều. Chủ quán chỉ cần có 1 menu đồ uống đủ hấp dẫn, chọn được 1 vị trí phù hợp và đầu tư mạnh cho marketing là ổn. Mô hình này cũng rất cơ động, bạn dễ dàng thay đổi cách trang trí quán, menu đồ uống theo trend để thu hút thêm khách hàng. Quán café, trà sữa take away cũng rất phù hợp trong mùa đại dịch vì bản chất ít tiếp xúc hay tập trung đông người.
MÔ HÌNH HOME DELIVERY – GIAO HÀNG TẬN NHÀ
Mô hình Bếp trên mây – Cloud kitchen
Mô hình Bếp trên mây (hay Cloud Kitchen) là tập hợp nhiều bếp nhà hàng khác nhau trong cùng một khu vực, ở đó chủ nhà hàng không đón bất kỳ vị khách nào mà chủ yếu là họ sẽ gọi đồ ăn về nhà hoặc nơi làm việc. Đây là loại kinh doanh F&B kiểu mới, nơi tập hợp của nhiều nhà hàng đa dạng về ẩm thực.
* Xem thêm: Bếp trên mây – Cách nhà hàng “sinh tồn” trong mùa dịch
Nhà hàng vận hành theo mô hình Cloud Kitchen chỉ cần thuê bếp với diện tích 15-25m2. Mỗi bếp chỉ cần 2-5 nhân sự để phục vụ cho hoạt động chế biến món ăn. Việc nhận đơn và giao hàng sẽ do công ty chủ quản lo toàn bộ.
Bếp trên mây không bàn ghế, không thực khách ngồi lại ăn uống, cũng không có trang trí nội thất, không gian cầu kì, nhưng số lượng ra món ăn vẫn rất nhiều và đầu bếp cũng hoạt động liên tục. Đây chính là xu hướng mới các chủ nhà hàng có thể tham khảo và áp dụng cho dự án của mình.
Mô hình bếp nhỏ hộ gia đình chỉ bán online
Theo kết quả bản “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam” do Kantar thực hiện năm 2020, có đến 43% người dân TpHCM và 34% người dân Hà Nội đặt đồ ăn trực tuyền ít nhất một lần mỗi tuần. Đây chính là cơ hội cho các bà nội trợ, những người chịu ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh có thể kiếm thêm thu nhập, bằng cách đơn giản là tự nấu ăn tại nhà và bán online thông qua các ứng dụng gọi món.
* Xem thêm: Xu hướng dịch vụ đặt đồ ăn online tại Việt Nam
Quy trình cơ bản là “bà chủ quán” có thể làm bất cứ món ăn thức uống nào tại nhà, từ món ăn vặt như bánh tráng trộn, bánh ngọt, đến cơm văn phòng, trà sữa tự làm… sau đó tạo một “Nhà hàng ảo” trên hàng chục ứng dụng đặt đồ ăn hiện có như Grab food, Now Food, Gojek, Baemin… và tạo menu món ăn của mình trên đó để khách hàng có thể tìm thấy và đặt giao tận nơi. Mô hình này cực kỳ thích hợp cho các cá nhân muốn kinh doanh ngành ẩm thực nhưng vốn ít, khả năng marketing và quản lý hạn chế. Bạn chỉ cần nấu được đồ ăn ngon, chụp những tấm hình minh hoạ đẹp và lưu ý tới phản hồi khách hàng, ứng dụng gọi món sẽ hỗ trợ bạn 1 phần marketing, giúp bạn tiếp cận tệp khách hàng phù hợp và phương thức giao hàng nhanh chóng.
Mô hình phục vụ tiệc tận nơi
Không chỉ phát triển dịch vụ ship đồ ăn tại nhà, nhiều chủ đầu tư còn sáng tạo hơn khi cung cấp dịch vụ ship hẳn một bữa tiệc về tận nhà. Rất nhiều khách hàng có nhu cầu muốn tổ chức một buổi họp mặt, ăn uống nhưng ngại ra các nhà hàng đông đúc, hay các gia đình muốn tổ chức tiệc để ăn mừng sự kiện gì đó ở nhà như tất niên, tân gia, sinh nhật… Đáp ứng nhu cầu này, một số nhà hàng đã cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc tận nơi gồm đồ ăn theo đặt hàng, bàn, ghế, dụng cụ ăn uống, có cả nhân viên phục vụ. Khách hàng chỉ việc order dịch vụ, ăn uống chung vui cùng bạn bè, người thân. Trong tiệc có người phục vụ và sau tiệc có người dọn dẹp sạch sẽ.
Đây là dịch vụ gần giống như các đơn vị tổ chức tiệc cưới hỏi tại gia truyền thống, nhưng đã được cải tiền hiện đại và chuyên nghiệp hơn, quy mô cũng mơ rộng hơn từ một bàn tiệc nhỏ vài người tới quy mô hàng chục bàn.
Những mô hình phục vụ đồ ăn, đồ uống mang đi hoặc giao tận nơi phía trên đều là những ý tưởng thú vị được áp dụng thành công thực tế. Các chủ nhà hàng, quán cafe hiện đang kinh doanh hoặc có ý tưởng kinh doanh ngành F&B đều có thể tham khảo để áp dụng phù hợp vào dự án của mình. Toàn Phát hi vòng có cơ hội được trở thành đối tác cung cấp thiết bị bếp công nghiệp cho bạn trong thời gian tới.
Toàn Phát là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị và thi công bếp công nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi có 12 năm kinh nghiệp thi công nhiều mô hình bếp công nghiệp khác nhau như bếp nhà hàng, bếp ăn khu công nghiệp, bếp trường học… Ngoài ra Toàn Phát cũng là đơn vị nhập khẩu, phân phối thiết bị bếp công nghiệp uy tín. Toàn Phát chuyên phân phối các dòng thiết bị bếp Á, bếp Âu, thiết bị inox bếp công nghiệp, thiết bị quầy bar, lò nướng, tủ lạnh công nghiệp và nhiều mấu thiết bị khác.
Tại Showroom Toàn Phát số 210 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, chúng tôi có trưng bày các thiết bị bếp do Toàn Phát cung cấp, và một khu bếp demo cho khách hàng tự do trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Khách hàng khi tới showroom sẽ được nhân viên Toàn Phát tư vấn để hiểu hơn về sản phẩm & quyết định dễ dàng khi cần đầu tư trang thiết bị bếp cho nhà hàng.
CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT
Showroom Tp.Hồ Chí Minh:
210 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, HCM
Chi nhánh Nha Trang:
Chánh Bổn building, 02 Lê Thành Phương, Phương Sài, Nha Trang
Chi nhánh Đà Nẵng:
Xã Hoà Châu, Huyện Hoà Vang, Tp Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Nội:
Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh Phú Quốc:
Số 01, Đường Hùng Vương nối dài, Tổ 01, Ấp Gành Gió, Xã Cửa Dương, Huyện Phú Quốc
Hotline: 08 9838 9838 – 0905 91 5679
Facebook: fb.me/gogi-times-city-so-dien-thoai-cach-lam-mon-ngon-nhanh-nhat/
Youtube: /RZut95
Toàn Phát – Niềm Tin – Chất Lượng cho mọi dự án!
Chi tiết thông tin cho Ý TƯỞNG KINH DOANH ĂN UỐNG TAKE AWAY VỐN ÍT LÃI CAO KHÔNG THỂ BỎ QUA…
1. Mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”
Ý tưởng kinh doanh nhà hàng theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” nghĩa là nhà hàng sử dụng nguồn thực phẩm được lấy trực tiếp từ các trang trại thay vì nhập từ các nhà cung cấp. Điều này sẽ mang đến cho thực khách cảm nhận rằng thực phẩm tại nhà hàng luôn tươi ngon, làm khách hàng yên tâm và muốn quay trở lại nhà hàng của bạn trong những lần sau.
Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi Mở Nhà Hàng
2. Tiệm bánh ngọt
Ngành bánh đang ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã mở ra nhiều cơ hội làm giàu từ việc kinh doanh bánh. Nếu bạn yêu thích làm bánh thì tại sao không mở một cửa hàng bánh ngọt? Ngoài những công thức làm bánh thông thường, bạn có thể sáng tạo ra các loại bánh chỉ có riêng của quán, điều đó sẽ làm cho khách hàng nhớ đến bạn. Bên cạnh đó, đây là 5 ý tưởng kinh doanh bánh đầy tiềm năng để bạn có thể lựa chọn:
– Mở lò bánh mì: Những tiệm bán bánh mì luôn rất đông khách và sản xuất bánh mì với số lượng vô cùng lớn. Lý do để kinh doanh bánh mì là loại bánh này luôn nhận được nhu cầu rất cao từ người tiêu dùng.
– Kinh doanh bánh online: Kinh doanh bánh online thích hợp cho những ai chưa có nhiều vốn, chưa có điều kiện thuê mặt bằng hoặc mới tập tành kinh doanh. Thuận lợi của kinh doanh bánh online là không phải tốn tiền đầu tư quá nhiều. Bạn có thể tập thêm một số kỹ năng như chụp ảnh, viết bài để có thể làm cho chiếc bánh của mình trở nên xinh đẹp, hấp dẫn và thu hút mọi người hơn.
Đối với kinh doanh bánh online, bạn có thể chọn nhiều loại bánh khác nhau hoặc cho khách hàng chọn lựa trước, đặt trước rồi mới tiến hành làm bánh vào hôm sau. Như thế vừa giúp bạn chủ động, lại cho chất lượng bánh tốt nhất.
– Kinh doanh bánh kem: Bánh kem cũng là một trong những loại bánh rất có nhu cầu cao trên thị trường. Ngoài việc mở tiệm, bạn có thể làm dịch vụ cung cấp bánh kem, kết hợp với việc bán một số loại bánh khác.
Riêng với bánh kem, kỹ thuật trang trí và tạo hình bánh là yếu tố rất quan trọng. Bạn nên tham khảo, học hỏi thêm về yếu tố này để dễ dàng sáng tạo hơn, tạo được nhiều sản phẩm đẹp mắt hơn nhằm thu hút khách hàng.
– Kinh doanh bánh ngọt kết hợp quán cafe: Việc kinh doanh bánh kết hợp quán cà phê đã trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Những chiếc bánh ngon, đẹp mắt cùng với nước giải khát đã trở thành hình ảnh lý tưởng cho các bạn trẻ check –in, chia sẻ trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc kết hợp 2 món này cũng giúp cho khách hàng có sự lựa chọn nhiều hơn, bạn có thể kinh doanh đa dạng hơn và đem lại thu nhập cao hơn.
– Cung cấp bánh ngọt cho sự kiện: Các sự kiện quan trọng như khai trương, tiệc cưới, sinh nhật, thôi nôi, đám hỏi, kỷ niệm… luôn cần đến bánh ngọt. Thậm chí những chiếc bánh này lại có giá khá cao do được đầu tư, chăm chút về chất lượng và ngoại hình. Nếu bạn là người cung cấp bánh cho các sự kiện, bạn nên tìm hiểu về các ngành cần dịch vụ này như nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới…
Khi có sự liên kết và phối hợp tốt với nhau, chắc chắn bạn sẽ trở thành người chủ động trong cung cấp và có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Chi tiết thông tin cho 5 Ý Tưởng Kinh Doanh Nhà Hàng Đột Phá Doanh Thu – LOOP Smart POS…
Ý tưởng kinh doanh thực phẩm: 10 sản phẩm và dịch vụ bạn có thể bán trong năm 2022
Một khi công việc kinh doanh đi vào hoạt động, rất có thể nó sẽ trở thành công việc toàn thời gian của bạn. Thực tế, mọi ý tưởng đều có ưu và nhược điểm, không ý tưởng nào là “tốt nhất” cho tất cả mọi người. Vì vậy bạn sẽ cần xem xét sở thích và những gì bạn có thể cam kết, từ đó chọn ra ý tưởng kinh doanh thực phẩm phù hợp nhất.
1. Cửa hàng kem
Nguồn: Unsplash
Kem là một trong những món tráng miệng được yêu thích nhất thế giới. Trên thực tế, ngành công nghiệp kem dự kiến sẽ đáng giá 65,8 tỷ đô la trên toàn thế giới vào năm 2026, nghĩa là ngành này ngày càng trở nên có lợi nhuận trong vài năm tới.
Kem có thể được phục vụ cùng với bất kỳ món tráng miệng nào khác với nhiều kiểu khác nhau, bao gồm sữa chua đông lạnh, sorbet, gelato và sữa trứng đông lạnh.
Lợi thế:
Tính sáng tạo: Kem mang đến sự kết hợp vô tận về hương vị, trở thành “đối tượng” hấp dẫn của những người yêu thích sáng tạo.
Thách thức
Phụ thuộc theo mùa: Mặc dù kem rất phổ biến vào mùa hè, nhưng doanh số bán hàng có thể chậm lại vào mùa đông. May mắn thay, kem đủ linh hoạt để có nhiều loại theo mùa.
Ví dụ, thay vì mang cảm giác lạnh buốt đến từng tế bào, món kem mùa đông của bạn có thể tập trung vào mùi vị béo ngậy với độ lạnh vừa phải. Để tạo ra loại kem này, bạn có thể kết hợp bột bánh quy, kem và các lớp phủ hương vị khác nhau.
2. Lớp học nấu ăn
Nguồn: Unsplash
Nếu bạn thích tiếp xúc trực tiếp với từng khách hàng để hướng dẫn thì các lớp học nấu ăn có thể là hình thức kinh doanh bạn đang tìm kiếm. Việc giảng dạy là một trải nghiệm cực kỳ bổ ích và nhiều lựa chọn để bạn tiếp cận hình thức này.
Bạn có thể cung cấp các khóa học trực tuyến hoặc trực tiếp tùy tình hình và ngân sách. Đối với trực tuyến, bạn quay trước các video khóa học và cho phép học viên xem bất cứ lúc nào họ muốn, hoặc giảng dạy livestream chỉ diễn ra trong một ngày.
Lợi thế:
Các lớp học nấu ăn có nhiều khả năng mở rộng quy mô vì tạo được sự kết nối cá nhân giữa học viên và thương hiệu của bạn. Nếu bạn giảng dạy tốt, “danh tiếng” của bạn sẽ vang xa. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến lớp học như các dụng cụ nấu ăn, sách hướng dẫn công thức chuyên sâu.
Thách thức:
Bạn sẽ cần xây dựng thương hiệu cá nhân nếu đang quảng bá mình là một giáo viên nấu ăn. Như vậy cũng đồng nghĩa bạn liên tục thể hiện cuộc sống, con người, tính cách ra nhiều hơn cho mọi người biết. Điều này có lẽ sẽ không phù hợp với những người hướng nội, vốn không thích chia sẻ quá nhiều thứ về mình.
3. Đầu bếp riêng
Nguồn: Unsplash
Ngày nay, khi bữa ăn không chỉ để no mà còn phục vụ những nhu cầu và sở thích ăn uống đặc biệt thì lựa chọn trở thành đầu bếp cá nhân sẽ cho bạn nhiều cơ hội hứa hẹn.
Các chế độ ăn kiêng phổ biến hiện nay bao gồm Eat Clean, Keto, nhịn ăn gián đoạn, ăn chay. Vì vậy, bạn có thể phục vụ các bữa ăn tương ứng với những chế độ này. Khách hàng tiềm năng là các cá nhân, gia đình hoặc bạn cung cấp dịch vụ catering.
Lợi thế:
Trở thành đầu bếp cá nhân là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đã có kinh nghiệm bán hàng, hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Thách thức:
Trở thành một đầu bếp cá nhân thường đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn so với các ngành kinh doanh thực phẩm khác, vì những thứ này sẽ là ưu thế tạo nên sự khác biệt của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không có lịch làm việc cụ thể vì mọi thứ cần tuân theo lịch trình của khách hàng.
4. Quán cafe
Nguồn: Unsplash
Cà phê đã trở thành một nét văn hóa đặc biệt của người Việt Nam. Chúng ta có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê vào sáng sớm, giờ nghỉ trưa, lúc tan tầm, khi tán gẫu cùng bạn bè hay một mình ngồi suy ngẫm chuyện đời. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng mang một nền văn hóa thưởng thức cà phê rất riêng.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp này dự kiến sẽ đạt doanh thu 155,64 tỷ đô la vào năm 2026. Hạt cà phê cũng được bán rộng rãi từ các dropshipper, nghĩa là chi phí chung có thể được giữ ở mức thấp.
Ngoài ra, còn có một lợi thế cho những người lần đầu tiên kinh doanh cà phê ở quy mô nhỏ. Vì đây là một sản phẩm phổ biến, khách hàng có xu hướng coi trọng tính độc quyền khi nói đến cà phê, nghĩa là họ dễ tiếp nhận các thương hiệu mới hơn.
Lợi thế:
Với nhiều tùy chọn dropshipping có sẵn, chi phí khởi nghiệp có thể sẽ ở mức thấp. Và vì sản phẩm của bạn do bên thứ ba cung cấp, bạn có thể tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của mình hơn là phát triển sản phẩm.
Thách thức:
Khó tiếp thị hơn: Cà phê là mặt hàng phổ biến, được bán rộng rãi; vì vậy để công việc kinh doanh phát triển, bạn phải xây dựng một thị trường ngách cho thương hiệu và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nếu phát triển thương hiệu không phải là điểm mạnh nhất của bạn thì việc bán cà phê có thể là một thách thức lớn hơn.
5. Đồ ăn sơ chế sẵn (meal kit)
Nguồn: Unsplash
Đây là một loại dịch vụ giao đồ ăn, cung cấp các nguyên liệu và công thức chế biến theo khẩu phần đã được chuẩn bị trước để khách hàng dễ hoàn thành các món ăn chất lượng cao ngay tại nhà.
Chúng ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua, nhằm mục đích kết hợp sự tiện lợi của thức ăn nhanh với chất lượng nấu ăn tại nhà. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh, phải thực hiện nhiều lệnh giãn cách xã hội, mô hình kinh doanh đồ ăn sơ chế sẵn như một giải pháp thích ứng “bình thường mới” một cách nhanh nhạy.
Lợi thế:
Bán đồ ăn sơ chế sẵn là một ngành kinh doanh tương đối non trẻ, vì vậy “miếng bánh” này vẫn còn nhiều chỗ cho các thương hiệu mới và nhiều ngách cho các loại thực phẩm vẫn chưa được khai thác.
Thách thức:
Dễ hỏng: Đây sẽ là một hạn chế lớn vì thực phẩm tươi chỉ có thể được bảo quản trong một thời gian giới hạn và việc bảo quản đồ trong tủ lạnh khi vận chuyển có thể khó khăn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng phải mất nhiều thời gian nghiên cứu để điều chỉnh công thức nấu ăn sao cho phù hợp với điều kiện nấu nướng tại nhà.
6. Bánh nướng
Nguồn: Unsplash
Tiệm bánh là một trong những loại hình kinh doanh thực phẩm lâu đời nhất. Bánh nướng luôn xuất hiện trong những sự kiện đặc biệt như tiệc cưới, tiệc sinh nhật hoặc lễ kỷ niệm. Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn nhẹ được cả người lớn và trẻ em yêu thích.
Bán bánh nướng có thể mở ra nhiều cơ hội cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể bán các loại bánh ăn kiêng hoặc chuyên về một thứ gì đó cụ thể hơn, như bánh mì, bánh quy, pancake, bánh gato, các món bánh mì với nhiều loại nhân đặc biệt.
Lợi thế:
Việc tìm kiếm các loại bánh nướng phục vụ cho các nhu cầu ăn kiêng vẫn là một thách thức đối với nhiều khách hàng. Họ vẫn có nhu cầu cao, tức là các thương hiệu mới vẫn còn nhiều đất dụng võ.
Thách thức:
Tốn thời gian: Nướng bánh có thể mất nhiều thời gian hơn các kiểu chế biến khác. Và với quy mô bán lẻ, nó thường là công việc của nhiều người. Bạn có thể cần thuê nhiều nhân viên hơn so với những cơ sở kinh doanh thực phẩm khác.
Chi phí cao hơn khi mở rộng quy mô: Thuê không gian nướng và chạy lò nướng năng lượng cao có thể tốn kém rất nhiều. Bạn sẽ cần thời gian để chuẩn bị một số vốn đủ dày trước khi mở rộng quy mô kinh doanh.
7. Nước sốt
Nguồn: Unsplash
Nước sốt có thể là một sản phẩm tuyệt vời đế bán cho các nhà buôn. Ngoài ra, những người đam mê ẩm thực luôn tìm kiếm các hương vị mới để thử, vì vậy họ có xu hướng dễ tiếp nhận những thương hiệu ít phổ biến hơn khi nói đến nước sốt.
Nước sốt rất đa năng. Điều đó có nghĩa nếu khách hàng yêu thích sản phẩm nước sốt của bạn, họ sẽ muốn thử với mọi món ăn. Nước sốt cũng là một nét đặc trưng của hầu hết nền ẩm thực. Chúng dễ thích ứng với bất kì hạn chế nào về chế độ ăn uống khi bao gồm vị mặn, ngọt, cay hoặc cả ba. Và nước sốt không chỉ dành cho các món ăn của bữa chính. Những loại sốt có hương vị trái cây cho món tráng miệng cũng phổ biến không kém.
Lợi thế:
Sự trung thành của khách hàng: Khi những người yêu thích ẩm thực tìm thấy hương vị mình thích, họ có xu hướng gắn bó với nó. Những người mua nhiều lần thường sẽ ngày càng yêu thích nước sốt hơn, vì tính linh hoạt của sản phẩm khiến nó có thể thích ứng với nhiều món ăn.
Sự thu hút nhóm khách hàng ưa mạo hiểm: Họ là khách hàng mới, dễ tiếp nhận các thương hiệu không mấy phổ biến khi nói đến nước sốt. Họ sẽ đặc biệt bị thu hút nếu bạn có thương hiệu độc đáo.
Thách thức:
Có được hương vị phù hợp: Sự hấp dẫn của nước sốt nằm ở tính độc đáo, nhưng mọi người cũng có xu hướng bị thu hút bởi sự quen thuộc khi thưởng thức. Việc đạt được sự cân bằng trong hương vị sao cho hài hòa giữa mới lạ và quen thuộc đôi khi là một thách thức đối với người sản xuất.
8. Món ăn vặt được đóng gói sẵn
Nguồn: Unsplash
Một số món ăn vặt có thể kể đến như khoai tây chiên, bánh quy, bỏng ngô, thanh granola. Nếu được đóng gói sẵn thì chúng sẽ là món ăn chính cho cả những chuyến du ngoạn ngoài trời và cơn thèm ăn trong những đêm thức khuya bất chợt. Và may mắn là gần như tất cả chúng ta đều thích chúng.
Lợi thế:
Đa dạng sản phẩm: Món ăn vặt cung cấp nhiều lựa chọn về thực phẩm và hương vị, kết hợp với bao bì được dán nhãn độc đáo sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt thương hiệu của mình với đối thủ cạnh tranh.
Thách thức:
Cạnh tranh với các thương hiệu lớn: Ngành công nghiệp đồ ăn nhanh có rất nhiều thương hiệu lâu đời, vì vậy thách thức lớn nhất của bạn là làm cho sản phẩm của mình nổi bật giữa hàng loạt đối thủ cạnh tranh.
9. Thức ăn cho trẻ em
Nguồn: Unsplash
Cha mẹ nào cũng muốn cho con mình những thực phẩm tốt nhất và bổ dưỡng nhất. Tại sao chúng ta không phục vụ cho thị trường rộng lớn này? Thức ăn trẻ em là một trong những thứ dễ kiếm và dễ bán tại nhà hơn các sản phẩm khác. Và nó có thể là một ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời cho người lần đầu kinh doanh.
Ngoài ra, mặt hàng này còn có tiềm năng phát triển. Các bác sĩ khuyến nghị mỗi loại thực phẩm sẽ khác nhau cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau – bắt đầu với sữa công thức cho trẻ sơ sinh, thức ăn dặm cho trẻ sau khoảng sáu tháng tuổi và cuối cùng là thức ăn rắn mềm hơn cho trẻ mới biết đi. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho tiếp thị chéo kênh (cross-marketing) và tạo ra khách mua hàng thường xuyên – những người có con đang lớn.
Lợi thế:
Mua nhiều lần: Thức ăn trẻ em có lợi cho việc thu hút khách hàng mua thường xuyên, và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, vì lòng tin là rất quan trọng.
Tính sẵn có của thị trường: Hiện tại, có một thị trường rộng lớn cho thức ăn trẻ em hữu cơ và thức ăn trẻ em được chế biến theo nhiều chế độ ăn khác nhau, tạo cơ hội cho người bán tìm ra thị trường ngách.
Thách thức:
Xây dựng lòng tin: Các bậc cha mẹ rất thận trọng trong việc thử các thương hiệu mới khi nói đến mặt hàng thực phẩm cho trẻ sơ sinh. Việc giành được nhiều sự tin tưởng của họ từ “tay” những thương hiệu nổi tiếng, đã được công nhận có thể là thách thức lớn nhất của bạn.
10. Thực phẩm hữu cơ
Nguồn: Unsplash
Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng phân bón tự nhiên, trái ngược với thuốc trừ sâu hóa học. Các tiêu chuẩn chính thức có thể khác nhau giữa các tổ chức và khu vực, nhưng tất cả đều tập trung vào việc tái chế tài nguyên, cân bằng sinh thái và tính bền vững lâu dài.
Thực phẩm hữu cơ đã trở nên vô cùng phổ biến trong thập kỷ qua vì mức độ an toàn của thuốc trừ sâu cũng như ảnh hưởng đến môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều khách hàng. Bạn có thể bán sản phẩm thô, hữu cơ hoặc sử dụng các thành phần hữu cơ trong các sản phẩm thực phẩm của mình.
Lợi thế:
Xây dựng thương hiệu “sạch”: Các sản phẩm hữu cơ đã trở nên đặc biệt phổ biến đối với khách hàng, vì vậy việc sử dụng các thành phần hữu cơ có thể là một điểm nhấn tích cực trong việc xây dựng thương hiệu của bạn.
Thách thức:
Khó tìm nguồn hơn: Tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp một số nguyên liệu được trồng hữu cơ.